Lãnh đạo các bộ, ngành thăm khu trưng bày sản phẩm của Viettel
Ngày 24/5/2019, Viettel chính thức thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Technology Industries Corporation – VHT). Nhiệm vụ chính của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel là tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp điện tử viễn thông.
Đến dự sự kiện này có ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, và Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất của Viettel đã bước sang năm thứ 9 và trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2011-2013, Viettel tập trung nghiên cứu các nền tảng, công nghệ lõi, xây dựng quy trình để định hình các dòng sản phẩm và bước đầu chế tạo thử nghiệm sản phẩm. Giai đoạn 2, từ năm 2014-2016, từ chỗ thuần túy nghiên cứu, Viettel đã có những sản phẩm bán được cho các đơn vị trong nước. Từ năm 2017 đến nay, Viettel thực hiện chuẩn hóa hệ thống quy trình theo quy chuẩn quốc tế, làm chủ công nghệ lõi và bước đầu đưa các sản phẩm ra thị trường thế giới. Cách làm của Viettel là làm chủ toàn bộ các khâu nghiên cứu – thiết kế - chế tạo với quy trình bảo mật tuyệt đối.
Đến nay, trong lĩnh vực công nghệ cao Viettel đã nghiên cứu chế tạo thành công 78 sản phẩm, làm chủ 68 công nghệ lõi với 111 sáng chế. Tổng doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao đến năm 2018 đạt 1,05 tỷ USD.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, khẳng định mục tiêu đến 2030 Viettel sẽ đứng trong TOP 10 các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới.
![]() |
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel đã, đang và sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp vào quá trình hiện đại hóa quân đội |
Đây cũng là lần đầu tiên thông tin về Bitcoin được lan truyền rộng rãi. Bài báo cũng đề cập tới người đàn ông "bí ẩn" có tên Satoshi Nakamoto. Kể từ đó tới nay mọi người luôn cho rằng Satoshi Nakamoto chính là cha đẻ của đồng Bitcoin.
Tuy nhiên, kể từ khi Bitcoin ra đời tới nay, cộng đồng vẫn chưa biết được chính xác Satoshi Nakamoto là ai. Các chuyên gia nhận định nếu danh tính của người này bị tiết lộ, Bitcoin sẽ có biến động lớn cả về giá trị lẫn cơ cấu điều hành nội bộ.
Đã có một số giả thuyết nói về danh tính Nakamoto. Một số trong đó thậm chí còn tự đề cử. Điển hình là Craig Wright, người đàn ông được biết đến với cái tên Faketoshi. Người này nhiều lần tuyên bố ông là "cha đẻ Bitcoin".
![]() |
Paul Le Roux có nhiều hoạt động trùng khớp với Satoshi Nakamoto, "cha đẻ Bitcoin"Ảnh: Asiasentinel. |
Tuyên bố của Wright đã khơi mào cho một vụ kiện. Trong vụ kiện có tên "Kleiman v. Wright", nhiều bằng chứng mới đã chứng minh Wright không phải "cha đẻ Bitcoin". Những bằng chứng ấy dẫn tới một cái tên là Paul Le Roux.
Paul Le Roux là một ông trùm ma túy giỏi lập trình bị cầm tù từ năm 2012. Đó có lẽ là lý do khiến 1 triệu Bitcoin của anh ta bị đóng băng. Có một số giả thuyết cho rằng Craig Wright từng là một nhân viên của Paul Le Roux. Craig Wright đã gian dối và đánh cắp ổ cứng trong đó có chứa 1 triệu Bitcoin của Paul Le Roux. Tuy nhiên, thật không may cho Wright, Paul Le Roux đã dùng TrueCrypt để khóa an toàn số Bitcoin đó.
Wright đã dành nhiều năm cố gắng để bẻ khóa ổ cứng này nhưng không thành công, đó là lý do anh ta vẫn chưa chứng minh mình là Satoshi.
Trước khi trở thành tội phạm, Paul Le Roux đã là một lập trình viên xuất sắc và có nhiều ý tưởng riêng.
Theo Wikipedia, năm 1997, Paul Le Roux đã tạo nên E4M, phần mềm có khả năng mã hóa toàn bộ ổ đĩa. Ngoài ra, ông còn có nhiều điểm tương đồng với cha đẻ Bitcoin.
Cả Paul Le Roux là Satoshi Nakamoto đều là những lập trình viên ưa dùng ngôn ngữ lập trình C++. Trước khi Le Roux được biết đến là một tội phạm hình sự, anh ta là một lập trình viên xuất sắc với nỗi ám ảnh về mật mã và quyền riêng tư, giống như Satoshi Nakamoto. Hơn nữa, Le Roux đã phát biểu thể hiện những lý tưởng nổi bật tương tự của Satoshi Nakamoto.
![]() |
Paul Le Roux thời còn làm lập trình viên. Ảnh: Atavist. |
Một triệu Bitcoin của Satoshi Nakamoto được cho là đã bị giấu trong một phần mềm mã hóa dựa trên mã E4M do Le Roux tạo ra. Ngoài ra, Le Roux còn bị nghi ngờ bởi anh từng là một thành viên của nhóm các nhà phát triển ẩn danh có tên là “TrueCrypt”.
Sự nghi ngờ này rất thuyết phục bởi một số đồng nghiệp cũ của Le Roux tin rằng anh ta đã tạo ra nó. Nhưng họ không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào nên đây vẫn là một bí ẩn. Nếu ai đó có thể giữ 1 triệu BTC, thì đó sẽ là người tạo ra phần mềm mã hóa đĩa TrueCrypt.
Năm 2011, Satoshi biến mất với lý do chuyển sang lĩnh vực khác. Trong cùng khoảng thời gian đó, Le Roux chuyển từ lĩnh vực phát triển phần mềm sang vai trò ông chủ một băng nhóm buôn ma túy. Trong thời gian này, Le Roux gặp khó khăn khi công ty dược của mình là RX Limited bị chính phủ Hoa Kỳ và DEA (Cục Quản lý Thực thi Ma túy Mỹ) kiểm soát chặt chẽ.
![]() |
Danh tính thực sự của người tạo ra Bitcoin rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng toàn bộ ngành tiền số trên thế giới. |
Cũng trong năm 2011, Le Roux bắt đầu biến mất trong thời gian dài. Khi các nhà chức trách Mỹ tiếp cận, Le Roux đã tạm trú ở Rio de Janeiro, Brazil và đang lên kế hoạch di chuyển nơi khác. Giữa Le Roux và Satoshi lại có thêm một sự trùng hợp mạnh mẽ về khoảng thời gian biến mất.
Mặc dù tất cả các bằng chứng cho thấy Le Roux có thể là Satoshi Nakamoto, vẫn có những lý do để tin rằng đây không phải là lời giải cho tất cả bí ẩn.
Vào năm 2009, khi Satoshi đang tinh chỉnh Bitcoin, Le Roux đã tự mình trở thành một ông trùm buôn lậu ma túy và vũ khí. Thật khó để vừa làm một ông trùm vừa làm một diễn đàn để trả lời các câu hỏi về Bitcoin.
Do đó, có thể lập luận rằng Wright đã bịa đặt câu chuyện của Le Roux trong nỗ lực chứng minh anh ta là người tạo ra Bitcoin. Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng Wright không có tiếng tăm nào trong lĩnh vực tiền điện tử. Chỉ rất ít người tin lời anh ta nói, bao gồm cả tuyên bố rằng anh ta đã tạo ra Bitcoin và là Satoshi Nakamoto.
" alt=""/>Bằng chứng thuyết phục về danh tính thật sự của ‘cha đẻ’ BitcoinCác quan chức Trung Quốc tuyên bố nền kinh tế nước này sẽ không bị rối loạn. Đối mặt với chính sách cấm vận của Mỹ, Bắc Kinh đang lên kế hoạch rót nguồn lực để phát triển thiết kế, chip bán dẫn và phần mềm nội địa.
Tuy nhiên, kế hoạch này có vẻ không hứa hẹn. Nỗ lực xây dựng vi xử lý nội địa dựa trên công nghệ nước ngoài đã gặp nhiều khó khăn. Dự án sản xuất chip nhớ DRAM tích hợp mạch Phúc Kiến Kim Hoa sụp đổ vào năm ngoái, khi Mỹ thực hiện kiểm soát xuất khẩu - được ban hành sau cáo buộc Trung Quốc đánh cắp thiết kế từ nhà cung cấp Micron.
Ngoài ra, Yangtze Memory Technologies - công ty từng được đánh giá là đối thủ của Samsung - hiện vẫn tụt hậu ít nhất 5 năm sau gã khổng lồ Hàn Quốc, dù đã dành hơn một thập kỷ làm chip nhớ NAND. Những người hoài nghi đánh giá rằng các ông chủ Trung Quốc giỏi làm bất động sản hơn vi xử lý.
Trung Quốc cũng không có thêm thành tựu phần mềm nào. Sau gần 20 năm nỗ lực, quốc gia này chưa thể phát hành hệ điều hành nội địa cho máy tính, đủ mạnh để thách thức Microsoft Windows. Nỗ lực đáng ghi nhận nhất của các lập trình viên Trung Quốc là một sản phẩm trông giống Windows XP - hệ điều hành Microsoft đã ngừng phát triển 10 năm trước.
![]() |
Giao diện hệ điều hành NeoKylin do Trung Quốc tự phát triển. Ảnh: QZ. |
Mặc dù hứa hẹn nhiều lần trong thập kỷ qua, thực tế tiến độ xây dựng hệ điều hành cho điện thoại thông minh của Trung Quốc vẫn còn rất mơ hồ.
Tất cả những điều trên giải thích vì sao Huawei không thể tồn tại về lâu dài với lệnh cấm của Mỹ. Công ty phụ thuộc vào nguồn sở hữu trí tuệ phương Tây để duy trì hoạt động kinh doanh và cạnh tranh. Đó là lý do nền kinh tế Trung Quốc không thể phát triển thịnh vượng bằng cách thực hiện tự cung tự cấp, bất kể Chủ tịch Tập Cận Bình có thúc đẩy ý tưởng này đến mức nào.
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng thừa nhận: “Trung Quốc khó thành công nếu phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nội địa”. Ý kiến của ông thể hiện một thực tế: dù được hậu thuẫn thế nào, tự chủ công nghệ là bước đi không hề khôn ngoan so với giao thương quốc tế.
Ông Nhậm Chính Phi trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP. |
Về lâu dài, nó có thể gây ra cô lập. Rồi sẽ xuất hiện một khối các quốc gia đồng minh sử dụng hệ thống, tiêu chuẩn và phần mềm của riêng mình. Một khi bị cắt đứt khỏi phần còn lại của thế giới, khối đồng minh sẽ mãi mãi là những “người anh em” nghèo nàn công nghệ - với chi phí cơ hội mất đi là rất lớn.
Tuy nhiên, kịch bản tối tăm này vẫn có thể tránh được. Dồn Huawei vào chân tường thực tế không mang lại lợi ích cho chính phủ Mỹ.
Huawei và nhiều công ty công nghệ Trung Quốc khác là khách hàng lớn của những nhà cung ứng Mỹ - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu lệnh cấm xuất khẩu được thi hành nghiêm ngặt. Hơn nữa, mục tiêu lớn nhất của Mỹ vẫn là đạt được thoả thuận thuế quan với Trung Quốc.
Như vậy, chính phủ Mỹ không nhắm đến việc phá huỷ Huawei, mà đơn giản là cắt cánh “đại bàng” Trung Quốc. Bằng việc thực hiện một số lệnh cấm, Washington khiến Huawei trở nên kém hấp dẫn và suy yếu đáng kể. Điều này phần nào thoả mãn cộng đồng tình báo Mỹ - vốn xem sự phát triển của Huawei là mối đe doạ an ninh quốc gia.
Bằng cách yêu cầu Huawei phải nhận tội trong các cáo buộc hình sự, nhất là việc buôn bán với Iran, chính phủ Mỹ có quyền đặt giám sát viên trong nội bộ công ty. Xoá tan mối lo ngại từ lâu về độ trong sạch của Huawei.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nói rằng Huawei “có thể được bao gồm” trong thoả thận chấm dứt chiến tranh thương mại.
Tất nhiên, chính quyền Trung Quốc sẽ khó chấp nhận những điều này. Nhưng đây có lẽ là phương án tốt nhất cho tất cả các bên liên quan: Huawei, Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của thế giới.