Như ICTnews đã đưa, iPhone 7 và iPhone 7 Plus phiên bản màu đỏ sẽ được Apple bán ra trên toàn cầu trong ít ngày tới, đồng thời sẽ có các phiên bản bộ nhớ 128GB, 256GB với giá bán khởi điểm là 749 USD (tương đương hơn 17 triệu đồng).
Ngay sau khi thông tin trên được Apple công bố, ngày 22/3, một số hệ thống, cửa hàng bán lẻ thiết bị số trong nước như Cellphones, TechOne… đã công bố thông tin cho khách hàng đặt mua trước ngay từ hôm nay.
Cụ thể giá dự kiến từ 21,49 - 21,99 triệu đồng được áp dụng đối iPhone 7 màu đỏ bản dung lượng 128GB. Loại dung lượng 256GB có giá từ 23,49 – 23,99 triệu đồng.
Trong khi đó, iPhone 7 Plus có giá từ 24,59 - 24,99 triệu đồng (dung lượng 128GB) và 26,49 - 26,99 triệu đồng đối với dung lượng 256GB.
Đại diện Cellphones cho hay giá bán chính thức sẽ được công bố trong 2 ngày tới đây.
" alt=""/>iPhone 7 màu đỏ xách tay có giá dự kiến từ 21,49 triệu đồngGoogle phân tích, với chiến thắng trong trận bán kết với U23 Qatar vừa qua, cái tên U23 Việt Nam đã được nhắc đến liên tục trên khắp các trang báo và mạng xã hội.
Từ khóa này không chỉ dẫn đầu xu hướng tìm kiếm tại Việt Nam mà còn trên nhiều quốc gia khác như Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Sức ảnh hưởng của chiến thắng này lan rộng tới mức toàn bộ 10 từ khóa dẫn dầu bảng xếp hạng đều cùng chung chủ đề về vòng chung kết U23 Châu Á.
Không chỉ riêng người hâm mộ bóng đá, mà tất cả người dân Việt Nam đều hướng về đội tuyển U23 quốc gia. Từ các công ty Việt Nam đến nước ngoài, tất cả đều tạo điều kiện để mọi người có thể xem trực tiếp được màn thi đấu xuất sắc từ U23 Việt Nam. Chính vì thế từ khóa “Trực tiếp bóng đá” đứng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng.
Từ khóa “Trực tiếp bóng đá” đứng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng “Từ khóa nội bật của Google Trends” tuần qua.
Một người hùng của đội tuyển U23 Việt Nam được nhắc đến nhiều đó là thủ môn Bùi Tiến Dũng – từ khóa đứng vị trí thứ 4.
Với khả năng bắt bóng nhạy bén, cộng thêm vẻ ngoài điển trai, Tiến Dũng sau trận tứ kết với Iraq đã nhận được thêm lượng đông đảo “fangirl”, trong đó có khá nhiều người nổi tiếng như Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh (từ khóa ở vị trí thứ 9), Hoa hậu Phạm Hương…
Một trận đấu khác cũng nhận được sự quan tâm không kém, đó là bán kết giữa U23 Hàn Quốc và U23 Uzbekistan.
Với bất lợi phải thi đấu 10 người, đội Hàn Quốc đã buộc phải dừng chân tại bán kết và nhường cơ hội đi tiếp cho đội Uzbekistan. Từ khóa “Hàn Quốc vs Uzbekistan” đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng.
Tiếp theo, vị trí thứ 6 là tiền vệ Quang Hải – người có công ghi 2 bàn thắng gỡ hòa cho đội tuyển Việt Nam trong trận bán kết vừa qua. Anh cũng là một trong năm cái tên được Fox Sports lựa chọn vào danh sách những cầu thủ Đông Nam Á chơi hay nhất ở U23 Châu Á.
Những vị trí kế tiếp là những từ khóa thông dụng khi mọi người muốn tìm kiếm thông tin cập nhật về trận đấu như “Thể thao 24h” vị trí thứ 7 và “Việt Nam – Qatar” vị trí thứ 8.
" alt=""/>Từ khóa “U23 Việt Nam” bất ngờ dẫn đầu xu hướng tìm kiếm trên Google tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật BảnPhần lớn người Nhật Bản đều biết đến Doraemon và nội dung của bộ truyện (phim) này. Sự phổ biến của Doraemon ở Nhật Bản đã trải qua vài thập kỷ và cho đến này nay, sự phổ biến đó ngày càng được củng cố và ăn sâu hơn nữa vào nền văn hóa của Nhật. Vậy câu hỏi đặt ra, tại sao người Nhật lại dành nhiều tình cảm đến như vậy dành cho Doraemon? Hôm nay tôi muốn cho các bạn biết thêm những thông tin về chú Mèo máy đáng yêu này và sẽ trả lời câu hỏi tại sao người Nhật lại yêu “Doraemon” đến như vậy!
Doraemon là một nhân vật dạng “roly-poly” (Béo tròn), sự xuất hiện đầy dễ thương này chính là lý do tại sao Doraemon khi xuất hiện lại được người hâm mộ yêu thích đến vậy. Thiế kế củ nhân vật Doraemon được lấy cảm hứng từ “Một con mèo” và một “Okiagari-koboshi” (búp bê truyền thống của Nhật Bản dành cho trẻ em).
Vậy cái tên Doraemon đến từ đâu?
Thứ nhất “Dora” xuất phát từ dora-neko. Dora-neko là những con mèo nghịch ngợm hay ăn cắp đồ ăn từ những con mèo khác. Trong tiếng Nhật, cũng có từ dora-musuko, trong đó đề cập đến một con người lười biếng không làm việc và chỉ biết lượn lờ ăn chơi. Cũng có thể giải thích “dora” là từ rút gọn của douraku (sở thích). Từ cách cắt nghĩa trên, đa phần “Dora” đều mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Tuy nhiên điều này cũng rât hợp lý bởi cái tên “Doraemon” rất phù hợp với tính cách của chú mèo máy đó là ham ăn (bánh rán) và vụng về.
Thứ hai, “-emon”: đây là phần “đuôi” thường được sử dụng trong tên của các chàng trai Nhật Bản từ rất lâu về trước. Hãy để ý nhé, trong Lupin the Third, một anime nổi tiếng đã được phát sóng ở nhiều nước khác ngoài Nhật Bản, có một nhân vật tên là Goemon Ishikawa XIII. Nhân vật này được giới thiệu là hậu duệ của Goemon Ishikawa I, một tên đạo chích nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản. Nhiều nguồn tư liệu đã chứng minh rằng Goemon Ishikawa I thực sự tồn tại vào cuối những năm 1500. Như bạn thấy, phần đuôi ‘-emon’ rất phổ biến trong tên của trẻ em Nhật Bản ngày xưa. Còn ngày nay, chúng ta rất hiếm khi gặp một người đàn ông có tên “emon” theo tên của mình, ngay cả những người lớn tuổi cũng không có. Vậy thật là khôi hài khi để cho Doraemon, một robot từ thế kỷ 22, có một cái tên kiểu Nhật như vậy.
Fujiko F. Fujio cũng từng sáng tác một manga mang tên 21Emon. Câu chuyện này diễn ra trong tương lai ở Tokyo, nơi mọi người sống và giao tiếp với người ngoài hành tinh. Đây là một bộ truyện tranh hài hước minh hoạ cuộc sống hàng ngày của một cậu bé tên là Emon, người làm việc tại Tsudzure, một khách sạn đã hoạt động từ thời Edo. Emon gặp nhiều người ngoài hành tinh độc đến làm khách, và cậu bé đã gặp nhiều rắc rối khi phục vụ cho họ. Khách sạn được thành lập bởi Ichi-emon, và được kế thừa đến Ni-emon đời thứ hai, San-emon đời thứ ba … và tiếp tục đến đời 21-emon 21 tuổi. Có thể nói rằng mặc dù sáng tác truyện trong bối cảnh tương lai nhưng Fujiko F. Fujio nhưng cách đặt tên nhân vật vẫn thoe cách đặt truyền thống của Nhật Bản như: Ichi, Ni, San.
Mỗi tập của Doraemon đều đi theo một mô típ quen thuộc mà ai cũng biết đó là:
Nobita gặp rắc rối >>> Cậu nhóc sẽ chạy đi tìm Doraemon để nỉ non nhờ giúp đỡ. Và chú mèo máy của chúng ta sẽ lấy ra một Bảo bối trong Túi thần kỳ cho Nobita sử dụng >>> Sau khi giải quyết được vấn đề, thì Nobita sẽ có xu hướng lạm dụng bảo bối đó và gây ra một rắc rối khác.
Chúng ta hãy lấy tập phim “Bánh mì trí nhớ” để làm ví dụ nhé:
Bắt đầu câu chuyện, Nobita cảm thấy hoảng loạn khi quên không học bài cũ để ngày mai kiểm tra. Và như mọi lần, Nobita bắt đầu “than khổ” với Doraemon, Doraemon đã nói với Nobita rằng đây là lỗi của cậu nhóc vì ham chơi ham ngủ mà không học bài. Tuy nhiên, Nobita lại tiếp tục giở quẻ ăn vạ và khóc lóc, cuối cùng Doraemon cũng đã phải lấy ra bảo bối “Bánh mì trí nhớ”. Đây là bảo bối hình dạng giống như bánh mì cắt lát, người sử dụng chỉ cần đè lát bánh mì lên trang cần ghi nhớ và ăn vào thì họ sẽ ghi nhớ được. Tuy nhiên, Nobita vì “quá đam mê” đã ăn rất nhiều bánh mì, dẫn đến ngày hôm sau cậu nhóc bị tiêu chảy và “xả hết” những thứ hôm qua ăn vào. Và dĩ nhiên cậu nhóc cũng quên sạch mọi thứ đã ghi nhớ. Cảnh cuối phim vẫn là cảnh Nobita sử dụng bán mì để ghi nhớ bài cũ.
Với mô típ đơn giản, nhưng mỗi câu chuyện ngắn lại mang một nội dung khác nhau, bởi thật sự trí tưởng tượng của khán giả quá khủng khiếp dẫn đến câu chuyện chẳng bao giờ nhàm chán. Đặc biệt, những câu chuyện nhỏ thường chẳng có liên quan gì đến nhau cũng khiến độc giả cảm thấy không có cảm giác đợi chờ một điều gì đó, và dễ dàng tiếp nhận nội dung của bộ truyện hơn.
Việc gì khó đã có Đô rê mon
" alt=""/>Vì sao người Nhật Bản lại yêu Doraemon nhiều đến thế?