| ||
Tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai cường quốc năm châu, khát vọng về một Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Đâu là câu trả lời chung cho những trăn trở ngàn năm đó của Việt Nam? Đó là công nghệ. Cuộc cách mạng số, và đặc biệt là sự phát triển mới của nó - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải quyết những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam, với những vấn đề của mình, chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu.
Sử dụng công nghệ nhân loại, phát triển công nghệ mới, từ đó làm ra giải pháp và sản phẩm để thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới. Và cũng từ đó, Việt Nam sẽ thành một nước phát triển và hùng cường. Đây là lần đầu tiên, chúng ta tổ chức Diễn đàn ở tầm Quốc gia để tuyên bố một chiến lược quan trọng, liên quan đến tương lai, vận mệnh Việt Nam, đó là chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình.
Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của chúng ta như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại.
Make in Vietnam sẽ không chỉ giúp Việt Nam thịnh vượng mà còn giúp Việt Nam có hoà bình lâu dài, khi góp phần phát triển ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Chiếc nỏ thần Việt Nam sẽ chỉ có thể do người Việt Nam làm ra. Trên thế giới, hầu hết các công ty công nghệ đều có mảng công nghiệp quốc phòng. Báo chí Việt Nam gần đây có nói đến một start-up công nghệ của Trung Quốc, Cty LinkSpace, công ty tư nhân đầu tiên sản xuất tên lửa đẩy tái sử dụng. Được thành lập năm 2014 bởi những kỹ sư trẻ dưới 30 tuổi. Tại sao các kỹ sư trẻ Việt Nam lại không thể làm điều tương tự ?
Ngày nay, bất kỳ công ty nào, dù là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, đều liên quan đến công nghệ. Các công ty sẽ không thể sản xuất và marketing hiệu quả nếu không sử dụng công nghệ, nhất là các công nghệ mới. Những công ty nào áp dụng công nghệ để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tạo ra sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh thì chính họ sẽ góp phần định hình lại thế giới. Các công ty công nghệ, dù là phát triển công nghệ hay sản xuất công nghệ hay cung cấp công nghệ như là dịch vụ, là nhân tố quan trọng nhất để đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ vào tất cả các doanh nghiệp, vào toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Chính vì thế mà phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được coi là ưu tiên số 1.
Muốn có các doanh nghiệp công nghệ thì việc tạo ra thị trường có lẽ là quan trọng nhất. Chính phủ là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia, nếu chính phủ mua sắm hướng vào các sản phẩm công nghệ thì sẽ góp phần đáng kể, nhất là cho giai đoạn đầu, để sinh ra các công ty công nghệ. Chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh và trên phạm vi toàn quốc, trong mọi lĩnh vực, từ doanh nghiệp tới Chính phủ và xã hội, cũng sẽ tạo ra thị trường vô cùng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Năm 2019 này, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia - Digital Vietnam, nhằm hướng tới một nền kinh tế và xã hội số. Đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất là trong môi trường số. Bởi vậy mà chuyển đổi số được coi là tiền đề cho đổi mới sáng tạo diễn ra rộng khắp.
Nói đến công nghệ là nói đến nhân tài. Người Việt Nam chúng ta thông minh, thích nghi nhanh với sự thay đổi, có khả năng may đo sản phẩm theo nhu cầu cá thể. Lại có rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã thành danh về công nghệ, đã đến lúc về Việt Nam hoặc kết nối Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Nhân tài có đặc tính là toàn cầu. Việt Nam chúng ta sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về đây. Cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận Sandbox: Cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn. Những ‘đặc khu công nghệ’, ‘đặc khu đổi mới sáng tạo’, với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ, có thể được Chính phủ xem xét. Đối với người tài xuất sắc thì điều đầu tiên là được sáng tạo, có thách thức, thách thức càng lớn càng lôi cuốn họ. Diễn đàn sẽ lắng nghe những đề xuất để Việt Nam có thể thu hút nhân tài toàn cầu.
Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ở các lĩnh vực dịch vụ, như thương mại, bất động sản, tài chính..., đã thành công, có qui mô thị trường, có nguồn lực về tài chính và quản trị, có tinh thần khởi nghiệp, cần phải đầu tư vào phát triển công nghệ, công nghiệp, hình thành lên các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có qui mô lớn. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà đây là trách nhiệm đối với đất nước, đối với sự hưng thịnh của đất nước, nhưng cũng là cho tương lai của chính những công ty này. Chúng ta đã từng nghe một số công ty dịch vụ của Việt Nam tuyên bố chiến lược mới về một tập đoàn công nghệ, công nghiệp và thương mại dịch vụ, như Viettel, Vingroup, VNPT, v.v... Nhiều quốc gia đã hoá rồng về cơ bản là trên nền tảng của một số tập đoàn công nghệ lớn. Chính phủ sẽ xem xét việc tạo điều kiện để phát triển một số tập đoàn công nghệ lớn.
Đổi mới sáng tạo thì không thể không nói đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - những start-up. Đó là những khởi nghiệp với sản phẩm, giải pháp thực sự mới mẻ, tạo ra sự bất ngờ đáng kinh ngạc và cực kỳ hữu dụng. Những khởi nghiệp này sẽ nhanh chóng có qui mô toàn cầu. Diễn đàn của chúng ta sẽ nghe những kinh nghiệm quốc tế, những kinh nghiệm của người Việt trong nước và người Việt trên toàn thế giới, về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái start-up, để từ đó có những khuyến nghị cho Việt Nam.
Nhưng Việt Nam chúng ta cũng rất cần các khởi nghiệp công nghệ, và cần rất nhiều những khởi nghiệp công nghệ này. Cần thiết hơn và cũng khả thi hơn. Đó là những công ty khởi nghiệp, bước đầu là sử dụng công nghệ của nhân loại để phát triển các giải pháp, sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ công nghệ cho các công ty khác đổi mới công nghệ. Để rồi bước tiếp theo sẽ là phát triển công nghệ. Chính những công ty công nghệ qui mô nhỏ này sẽ tạo lên một cuộc cách mạng toàn dân về phát triển và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Việt Nam luôn thành công khi phát động được toàn dân. Và cũng chính từ hàng chục, hàng trăm ngàn những khởi nghiệp công nghệ này sẽ hình thành lên một số người khổng lồ công nghệ Việt Nam.
Chúng ta cũng cần một quĩ để phát triển công nghệ Việt Nam. Sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn khi đây là một quĩ của toàn dân Việt Nam, của người Việt Nam trên toàn cầu. Việt Nam cường thịnh là khát vọng toàn dân, và Quĩ phát triển công nghệ Việt Nam là để hiện thực hoá khát vọng đó, bởi vậy nên là một quĩ toàn dân, do toàn dân đóng góp và do chính người dân sẽ giám sát sự vận hành của Quĩ. Mô hình vận hành quĩ thì có thể học tập từ một số quốc gia khác đã thành công với quĩ này.
Ngoài việc tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển, lần đầu tiên chúng ta cũng đề xuất một số giải pháp về tạo thêm thách thức để cho doanh nghiệp phát triển. Trong không ít trường hợp, khó khăn và thách thức lại là nhân tố chính tạo nên những doanh nghiệp hàng đầu. Diễn đàn sẽ đề xuất việc Chính phủ đặt ra những tiêu chuẩn không ngừng cao hơn cho các sản phẩm Việt Nam, để từ đây các doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ.
Chúng ta đang và sẽ sống trong kỷ nguyên số, kéo dài hàng trăm năm. Một đất nước hoá rồng cũng phải mất nhiều thập kỷ. Sự chuyển đổi lớn nhất là sự chuyển đổi của tất cả mọi người trong xã hội đó. Và đó là câu chuyện của giáo dục, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học và đến môi trường học cả đời. Trong số rất nhiều đổi mới giáo dục thì có lẽ dạy ICT và ngoại ngữ phải là bắt buộc từ phổ thông. Gần đây, người ta nói đến mỗi người phải biết đến 3 ngôn ngữ: Ngôn ngữ mẹ đẻ để duy trì văn hoá, ngôn ngữ tiếng Anh để hội nhập quốc tế, và ngôn ngữ IT để giao tiếp với máy móc. Và tất cả chúng ta đều đặt nhiều hy vọng vào những đổi mới giáo dục, mà trước mắt và đầu tiên là áp dụng công nghệ mới, công nghệ ICT, vào giáo dục. Nơi ứng dụng công nghệ đầu tiên nên và rất nên là giáo dục. Và những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đầu tiên cũng nên và rất nên là các doanh nghiệp công nghệ giáo dục.
Lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về Make in Vietnam, lần đầu tiên bàn sâu về một câu chuyện quá lớn và quá mới của đất nước, chúng ta sẽ không thể kỳ vọng giải quyết được hết các vấn đề. Đây sẽ là một quá trình học hỏi không ngừng, điều chỉnh không ngừng. Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau nhiều lần hơn nữa. Nhưng hôm nay là một ngày quan trọng, bởi chúng ta đặt ra một khát vọng, một tầm nhìn, và chúng ta nhìn thấy phần đầu của con đường đi, và đặc biệt, chúng ta có niềm tin vào tương lai Việt Nam, niềm tin vào công nghệ, vào sự phát triển của những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và vai trò của nó trong sự cường thịnh của đất nước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
“Các mạng xã hội Việt Nam thế hệ mới phải là sản phẩm của làn sóng Internet thứ ba, cam kết hợp tác và chia sẻ lợi ích với người dùng, phát triển đồng hành với lợi ích của người dùng."
" alt=""/>Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in VietnamTheo đó, bệnh nhân L.M.T (SN 2004, ngụ phường Bình Nhâm, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương), có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở TP.HCM là N.T.S (SN 2001) trước đó. Ngay sau khi phát hiện, ngành y tế đã tiến hành cách ly bệnh nhân tại Khoa nhiễm của Trung tâm Y tế TP Thuận An.
Theo lãnh đạo Sở y tế Bình Dương, từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, ngành y tế tỉnh đã tổ chức các cuộc họp khẩn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cũng như các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, cơ quan này đã rà soát, điều tra dịch tễ, thực hiện việc cách ly bệnh nhân để tránh lây nhiễm.
Trước đó, vào ngày 25/9, Bình Dương ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên là N.K.L (SN 2001, ngụ xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), là bạn gái của ca bệnh được ghi nhận ở tỉnh Đồng Nai.
Sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn đang dẫn đầu xu hướng dịch vụ F&B kỳ vọng sẽ thêm vào những mảng màu đặc sắc cho bức tranh toàn cảnh của tổ hợp mua sắm - ẩm thực - giải trí tầm cỡ quốc tế như Mega Grand World Hà Nội.
Đại diện Vincom Retail cũng cho biết, ngay từ thời điểm định hình phát triển, Mega Grand World đã xác định F&B sẽ là 1 trong 3 ngành hàng chủ đạo với tỷ lệ quy hoạch lên tới 42%. Mục tiêu được đặt ra cho tổ hợp này là tạo nên một thiên đường ẩm thực lớn nhất miền Bắc, quy tụ hàng loạt thương hiệu lớn trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, trong quy hoạch của Mega Grand World Hà Nội sẽ có 38% ngành hàng mua sắm, 20% ngành hàng dịch vụ. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong ngành bán lẻ, dịch vụ mua sắm sẽ có mặt tại Tổ hợp mua sắm - giải trí này như Tat Golf, Lug.vn, Adidas… Đặc biệt, sự hiện diện của hai thương hiệu thời trang Vân Anh Scarlet và Hà Duy - những nhà thiết kế tài năng trong nước sẽ mở ra mô hình phố thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng Việt Nam. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm nhiều những tên tuổi lớn “bắt tay” với Vincom Retail tại Mega Grand World Hà Nội, hứa hẹn khuấy đảo tâm điểm vui chơi - mua sắm - giải trí thời thượng bậc nhất miền Bắc.
Dẫn đầu xu hướng shoppertainment cùng Mega Grand World
Một trong những điểm nhấn tại sự kiện “Khởi sự kinh doanh: Từ Xu hướng đến Thực chiến” là buổi tọa đàm với chủ đề “Thực chiến kinh doanh F&B”, chia sẻ về thị trường dịch vụ, bán lẻ nói chung và F&B nói riêng. Buổi tọa đàm cũng nhấn mạnh đến xu hướng shoppertainment - mua sắm kết hợp giải trí, một xu hướng đang dẫn dắt trên toàn cầu với việc gia tăng trải nghiệm cho khách hàng được đặt lên hàng đầu.
Theo đại diện Vincom Retail, thị trường shoppertainment toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây là con số ấn tượng cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mua sắm mới này trong việc thu hút người tiêu dùng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Những trải nghiệm độc đáo trong hoạt động trưng bày, bán hàng có thể kể đến như triển lãm thương mại kết hợp với các show trình diễn nghệ thuật, phát sóng bán hàng trực tiếp (livestream) để trình diễn sản phẩm, trò chơi và hoạt động tương tác, thực tế ảo VR, AR trong cửa hàng…
Nhận định về tiềm năng của Mega Grand World Hà Nội, đại diện Ngọc Việt Group - một trong những đối tác của Vincom Retail cho rằng, các thương hiệu chọn kinh doanh tại đây được hậu thuẫn từ nhiều yếu tố. Trước tiên là quy mô khủng của dự án với concept kiến trúc Ý - Hàn khác biệt, quy hoạch sản phẩm ưu việt khắc phục các nhược điểm của mô hình bán lẻ truyền thống, cùng nỗ lực của chủ đầu tư xây dựng trải nghiệm độc đáo với các show trình diễn nghệ thuật triệu đô The Grand Voyage hay các lễ hội quy mô triệu khách. Đó là lợi thế rất lớn cho mỗi nhà kinh doanh và cũng là lý do khiến Ngọc Việt Group quyết định đặt chuỗi ẩm thực đa dạng của mình tại đây.
Mega Grand World Hà Nội có quy mô gần 18,7ha, nằm giữa Vinhomes Ocean Park 2 và Vinhomes Ocean Park 3 thuộc “thành phố điểm đến” Ocean City. Dự án được chia làm 2 khu: The Venice mang phong cách phương Tây và K-Town mang phong cách Hàn Quốc, với mặt bằng phân bố giao thông một trục, liên thông mạch lạc, giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Sở hữu tiềm năng khai thác khổng lồ từ hơn 200.000 dân cư tại Ocean City cùng với hàng chục triệu lượt khách từ khắp nơi đổ về, Mega Grand World hội tụ nhiều ưu thế để trở thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất miền Bắc, từ đó mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những cá nhân muốn khởi nghiệp kinh doanh hoặc cho những nhà đầu tư muốn mở rộng chuỗi. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các thương hiệu trong nhiều lĩnh vực với Vincom Retail nói riêng và Vingroup nói chung đánh dấu cho một sự hợp tác mở ra xu hướng mới tại thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thế Định
" alt=""/>Mega Grand World Hà Nội hé lộ những thương hiệu đồng hành đầu tiên