Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đề nghị các NSNA tại toạ đàm tập trung đưa ra giải pháp để thời gian tới có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật chất lượng cao.
“Việc cần làm ngay là xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nghệ sĩ nhiếp ảnh phát huy tối đa năng lực sáng tác, song song với đề cao ý thức về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Quốc Dũng khẳng định, với nghệ sĩ nhiếp ảnh, việc sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ công chúng luôn là khát vọng cao nhất. Để làm được điều này thật sự không dễ dàng bởi "người nghệ sĩ ngày nay không chỉ làm nghệ thuật mà còn cần phải làm kinh tế, đóng góp xây dựng đất nước".
"Ngày trước người nghệ sĩ sáng tác chủ yếu theo đam mê, sở thích, sở trường thì nay tác phẩm của họ phải mang theo cả trách nhiệm trước xã hội. Ví như tác phẩm cần phản ảnh quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa hay sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Về phía mình, người NSNA dù có tài năng đến mấy cũng không thể một mình sáng tác tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao về đề tài xã hội nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay không được tạo điều kiện tiếp cận sự kiện. Chất lượng hay giá trị của tác phẩm ảnh nghệ thuật muốn được nâng cao cần phải có sự hỗ trợ của xã hội", ông Trần Quốc Dũng nêu quan điểm.
Làm thế nào để có tác phẩm nhiếp ảnh hay?
NSNA Nguyễn Đức Toàn cho rằng để định hướng sáng tạo những tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị nghệ thuật cao và có giá trị cống hiến tác động tích cực đến xã hội thì người sáng tạo và người thẩm định phải thay đổi quan niệm nghệ thuật cùng một hướng đi.
Sự đồng hành đó là tiên quyết bởi chỉ một trong hai bên lệch pha nhau sẽ là sự kìm hãm sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Sự lệch pha về quan điểm nghệ thuật đó có thể sẽ làm cho nhiều tác phẩm có giá trị không bao giờ được công bố, không đến được với công chúng để đóng góp cho xã hội.
"Đổi mới chính mình trong sáng tạo nghệ thuật là đòi hỏi cấp thiết của những người cầm máy sáng tác ảnh. Đổi mới trong quan điểm nghệ thuật và cả đổi mới trong tư duy về góc nhìn trong từng cú bấm máy. Không nên lặp lại những khung hình đã có trước đó. Người sáng tác cũng nên dành thêm thời gian quan tâm đến kết quả của nhiều cuộc thi ảnh, xem nhiều cuộc triển lãm ảnh hơn nữa để biết và ghi nhớ những góc máy đã được sáng tác trước đó, tránh vô tình lặp lại lối mòn của người đi trước.
Đổi mới và cái mới được chấp nhận trong nghệ thuật bao giờ cũng vấp phải khó khăn. Nên chăng người sáng tác cũng cần có bản lĩnh vững vàng, lòng kiên trì nhẫn nại trong công cuộc đổi mới chính mình khi vấp phải những rào cản trên con đường nỗ đưa tác phẩm đến được với công chúng. Hãy sáng tạo trong niềm tin vào những điều tốt đẹp, hãy tin những tác phẩm có giá trị đích thực chắc chắn không hôm nay thì ngày mai tác phẩm đó sẽ toả sáng", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Ở góc độ của mình, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường cho rằng để có một tác phẩm đạt nghệ thuật cao, người nghệ sĩ phải tạo cho mình một phong cách riêng, không thể trộn lẫn với ai.
"Trong quá trình sáng tạo, điều quan trọng là biết tìm tòi học hỏi nhưng tuyệt đối không bắt chước, mình không thể là cái bóng của ai cả. Gần đây tôi thấy có một hiện tượng bắt chước nhau mà trong đời sống văn học nghệ thuật không thể chấp nhận.
Thấy anh A có bức ảnh được giải thế là đua nhau chụp cho bằng được mô típ ấy, chỉ có khác nhau chút ít về thời gian, không gian chụp và cảnh quan. Chẳng hạn lên Tây Bắc, Việt Bắc, miền núi phía Bắc nghệ sĩ nào cũng cố chụp cho bằng được ruộng bậc thang, không ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, Hà Giang thì ở Mù Cang Chải, Yên Bái hoặc Sa Pa, Lào Cai... Cứ theo đà này nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng đi vào ngõ cụt, đề tài nghèo nàn, nội dung thiếu sinh động, thiếu chiều sâu tư tưởng, hình thức na ná giống nhau", NSNA Nguyễn Đức Toàn bày tỏ.
Do vậy NSNA Nguyễn Đức Toàn "hiến kế" Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cần có những biện pháp nhằm bứt phá, giải phóng tư tưởng “ăn theo”, “dựa dẫm” của một số hội viên, sáng tác theo “gu” của ban giám khảo.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân mong Nhà nước đầu tư xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh. "Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều bức ảnh có giá trị, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc, tuy nhiên cho đến nay lại chưa có một Bảo tàng Nhiếp ảnh nào. Bảo tàng sẽ trở thành một tiêu chuẩn để định giá các tác phẩm thành công. Có bảo tàng thì giá trị các tác phẩm nhiếp ảnh sẽ được nâng lên", ông Tân nêu quan điểm.
Đã có những lo ngại về chuyến đi của Chelseađến Lille (Pháp) liệu có bị ảnh hưởng? Rất may, CLB đã kịp đặt vé chuyến bay cũng như khách sạn xong xuôi, trước khi Abramovich nhận lệnh trừng phạt.
Do vậy, hành trình của thầy trò Thomas Tuchelkhông bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhà cầm quân này cho thấy sự lạc quan cần thiết và cả hài hước khi đùa rằng, ngay cả khi không đi được máy bay thì ông sẽ dùng xe 7 chỗ để… chở đội!
“Rất thực lòng, chúng tôi yêu bóng đá. Vì vậy, nếu có máy bay, chúng tôi sẽ đi bằng máy bay. Nếu không, chúng tôi đi bằng tàu hỏa. Nếu không nữa, chúng tôi đi xe bus. Nếu vẫn không thể, tôi sẽ lái xe 7 chỗ chở đội!
![]() |
Kai Havertz ghi bàn duy nhất giúp Chelsea thắng Newcastle 1-0, vòng 29 Premier League |
Chúng tôi sẽ đến Lille vì chúng tôi muốn được thi đấu. Tôi biết vấn đề là nghiêm trọng, và tôi đang nói đùa nhưng tôi tin rằng mọi thứ sẽ được sắp xếp ổn thỏa khi chúng tôi tìm được người mua (chủ sở hữu mới).
Chúng tôi cần phải có hy vọng và niềm tin vì Chelsea là một CLB lớn. Hy vọng rằng sẽ có ánh sáng cuối đường hầm”.
Chelsea đang nắm lợi thế lớn để lấy chiếc vé tứ kết Champions League sau khi dẫn Lille 2-0 ở lượt đi.
Trong khuôn khổ vòng 29 Premier League, đội bóng của Tuchel vừa bỏ túi thêm 3 điểm với chiến thắng tối thiểu trước Newcastle nhờ công của Kai Havertz.
L.H
Paul Pogba rời MU, Chelsea nợ hợp đồng Lukaku 71 triệu bảng, Juan Mata có thể ở lại Old Trafford trong vai trò mới là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 14/3.
" alt=""/>HLV Tuchel chở Chelsea đến Pháp nếu hết tiền đi máy bay đấu LilleCụ thể, các trường được xét sớm để chọn thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội. Tuy nhiên, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ.
Điểm trúng tuyển ở mọi phương thức, tổ hợp sẽ được quy đổi về một thang điểm chung. Điều này đồng nghĩa các trường không thể sử dụng đồng thời thang điểm 30 khi xét học bạ hay kết quả thi tốt nghiệp THPT và dùng thang 150 khi xét bằng điểm thi đánh giá năng lực như trước.
Về phương thức tuyển sinh, các trường được tự chủ quyết định thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển. Mỗi phương thức phải nêu rõ tiêu chí đánh giá, điều kiện trúng tuyển.
Riêng với xét học bạ, Bộ yêu cầu phải bằng tổ hợp gồm ít nhất ba môn, bắt buộc có Toán hoặc Ngữ văn với trọng số ít nhất một phần ba tổng điểm. Một ngành, chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn. Khi đó, số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm.
Như vậy, các trường có thể sử dụng không giới hạn tổ hợp xét tuyển, nhưng bị ràng buộc về trọng số điểm của các môn.
Cũng với xét học bạ, các trường phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay. Nếu điều này thành hiện thực, đại học không thể xét tuyển bằng học bạ và công bố điểm chuẩn từ tháng 3 như hiện nay.
Trước đó, nhiều lãnh đạo Bộ và chuyên gia cho rằng việc bỏ xét điểm học kỳ II của lớp 12 khiến học sinh lơ là học tập, ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục phổ thông trong giai đoạn cuối cấp THPT. Điều này còn khiến chỉ tiêu dành cho phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT còn ít lại, đẩy điểm chuẩn lên rất cao, tạo ra sự mất công bằng trong cơ hội được vào các đại học tốt của thí sinh.
Đại học phản ứng với dự kiến siết xét tuyển sớm của Bộ
" alt=""/>Bộ Giáo dục dự kiến siết xét tuyển học bạ từ 2025
|