Kế hoạch của tôi là đến năm 33 tuổi sẽ trở về quê ở hẳn. Tại quê nhà, tôi đã có sẵn mặt bằng rộng rãi và nhà của ba mẹ cho để có thể mở lớp dạy học. Trước đó, tôi cũng từng dạy học cho các em ở quê cũng như học sinh tại thành phố, các em có nhiều tiến bộ về cả tinh thần lẫn thành tích học tập, bọn trẻ rất quý tôi. Khi tôi không dạy nữa, có em đã khóc và thường xuyên hỏi thăm tôi. Đó cũng là một trong những lý do khiến mẹ hay khuyên tôi nên sớm về quê dạy học để ở gần gia đình.
Tôi cũng không có ý định kết hôn và hiện không muốn có bạn trai, không vướng bận phải lo kinh tế cho bất cứ ai. Về công việc hiện tại, tôi làm tự do, thấy rất thích và thoải mái về tinh thần, nhưng về lâu về dài lại không thể phát triển được hơn. Tôi cảm thấy bản thân rất có năng khiếu truyền đạt kiến thức và thật sự cũng rất thích việc dạy học, nhưng vẫn băn khoăn có nên về quê khi còn ở độ tuổi trẻ như vậy không?
Nói thêm là lương của tôi hiện tại ở TP HCM cũng chỉ đủ ăn. Tôi không nhiều tham vọng nên hài lòng với cuộc sống hiện giờ. Nhà tôi ở khu trung tâm của tỉnh, có đầy đủ mọi thứ, nhưng độ náo nhiệt và tiện nghi vẫn không bằng các đô thị lớn. Nếu về quê, tôi sẽ thấy rất buồn khi đã quen nếp sống tự do, cần gì là có đó ở trên thành phố. Nhưng bù lại, về quê tôi sẽ được ở gần gia đình, không còn phải nhớ nhà thường xuyên và hay bị mất ngủ nữa, tôi cũng được làm công việc mà mình yêu thích, lại đỡ được chi phí sinh hoạt rất nhiều.
Liệu tôi có nên về quê khi ở tuổi 33 hay là nên đợi đến khi ngoài 40 tuổi rồi mới rời bỏ thành phố?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>U30 có hai ngoại ngữ nên bỏ phố về quê lập nghiệp?Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Reuters).
Nga ngày 2/12 cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm ép buộc các nước sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng. Phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với các nước BRICS nếu họ tạo ra đồng tiền riêng, hoặc dùng đồng tiền khác thay thế USD trong giao dịch.
Cuối tuần trước, ông Trump yêu cầu các nước thành viên BRICS cam kết không tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế đồng USD, nhấn mạnh rằng nếu không làm vậy, họ sẽ phải đối mặt với mức thuế 100%.
"Chúng tôi yêu cầu các quốc gia này cam kết rằng họ sẽ không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới, cũng không ủng hộ bất kỳ loại tiền tệ nào khác để thay thế đồng USD hùng mạnh, nếu không họ sẽ phải đối mặt với mức thuế quan 100% và nên nói lời tạm biệt với việc xuất khẩu vào nền kinh tế tuyệt vời của Mỹ", ông Trump tuyên bố trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social.
Nhóm BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc, nhưng sau đó đã kết nạp thêm các nước khác. Nhóm này không có đồng tiền chung, nhưng các cuộc thảo luận lâu dài về chủ đề này đã đạt được một số động lực sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.
Khi được hỏi về những bình luận của ông Trump, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đồng USD đang mất đi sức hấp dẫn như một loại tiền tệ dự trữ đối với nhiều quốc gia, một xu hướng mà ông cho biết đang diễn ra nhanh chóng.
"Ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng nội tệ trong các hoạt động thương mại và kinh tế đối ngoại của họ", ông Peskov nói với các phóng viên.
Ông dự đoán rằng nếu Washington dùng đến "vũ lực kinh tế" để buộc các nước sử dụng đồng USD thì điều này sẽ phản tác dụng và khiến các nước tiếp tục chuyển sang dùng đồng nội tệ hoặc đồng tiền khác trong giao thương.
Hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, các quốc gia BRICS đã trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế quốc tế. Ông cho biết, BRICS hiện chiếm 37,4% GDP toàn cầu, trong khi nhóm G7 chỉ chiếm 29,3%. "Và khoảng cách này đang ngày càng mở rộng. Và nó sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa. Đó là điều không thể tránh khỏi", ông Putin nói thêm.
Theo giới quan sát, BRICS đang thúc đẩy một thế giới không chỉ dùng đồng USD vì họ tin rằng một thế giới có nhiều đồng tiền dự trữ sẽ mang lại cho họ nhiều quyền tự chủ hơn về chính sách.
Hồi tháng 9, ông Trump từng cảnh báo sẽ áp thuế với các quốc gia dừng sử dụng đồng USD. "Bạn từ bỏ đồng USD và bạn sẽ dừng giao thương với Mỹ vì chúng tôi sẽ áp thuế 100% lên hàng hóa của các bạn", ông tuyên bố, cho biết ông vẫn muốn USD là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Một nghiên cứu của Trung tâm Địa kinh tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương năm nay cho thấy đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới và cả đồng euro lẫn các nước BRICS đều chưa thể giảm sự phụ thuộc toàn cầu vào đồng USD.
" alt=""/>Nga lên tiếng sau khi ông Trump dọa áp thuế 100% các nước BRICS