Bộ trưởng cho biết, hiện nay đã có một số địa phương báo cáo việc sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 sau 2 tuần tạm nghỉ để phòng, phòng chống dịch covid-19.
“Tôi được biết lãnh đạo những địa phương này trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế và Sở GDĐT, đã cân nhắc kỹ tình hình dịch bệnh ở địa phương để đưa ra quyết định cho học sinh đi học trở lại” - Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại trường Tiểu học Phú Mỹ, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp. |
Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành giáo dục, do tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp nên các địa phương cần cân nhắc rất kỹ phương án cho học sinh đi học trở lại, chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, Bộ GD-ĐT cũng đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung, đặc biệt là sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Đây là cơ sở để các địa phương thuận lợi trong việc giãn khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phương án cho học sinh tiếp tục nghỉ học (nếu cần thiết).
“Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Việc phòng, chống dịch bệnh dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể chủ quan. Vì vậy, các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết” - Bộ trưởng khẳng định.
Cho nghỉ thêm hoặc thay đổi quyết định vào chiều nay
Cho đến 18h chiều nay, lãnh đạo các thành phố lớn như đã quyết định cho học sinh nghỉ thêm, sau các buổi họp thảo luận với các ngành, quận huyện ở địa phương. Hà Nội cho học sinh nghỉ thêm 1 tuần, còn TP.HCM "chốt" nghỉ hết tháng 2. Bên cạnh đó, TP.HCM còn đưa ra dự định sẽ đề xuất với Chính phủ cho nghỉ hết tháng 3.
Cho đến 15h cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ GD-ĐT đã nhận được báo cáo của 33 tỉnh, thành về việc tiếp tục cho đi học tiếp. Tuy nhiên đến chiều tối nay, đã có một số địa phương quyết định thay đổi. Chẳng hạn, Đồng Nai, Tuyên Quang đã "quyết" lại là cho nghỉ. Tỉnh Thanh Hoá cũng "chốt" cho nghỉ 1 tuần nữa. Tỉnh Hải Dương vẫn cho đi học từ tuần sau, riêng khối mầm non và tiểu học nghỉ đến hết ngày 19/2.
Thuý Nga - Minh Thu - Song Nguyên
- Đã có 33 tỉnh/thành phố báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch virus Covid-19) Bộ GD-ĐT về việc cho học sinh trở lại trường từ ngày 17/2.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ lùi thời điểm kết thúc năm họcLàm cha mẹ, sinh ra con, ai mà không mong con mình hạnh phúc cơ chứ. Chúng tôi dồn tất cả vào hai đứa con, không tiếc công đầu tư cho chúng học trường tốt để có bạn bè tử tế. Tôi tin rằng những người sống quanh con sẽ là sự phản ánh cuộc sống sau này của con.
Ra trường, con gái tôi đi làm cho một tập đoàn của Hàn Quốc. Lúc này con đã 22 tuổi rồi, bố mẹ không thể kè kè ở bên cạnh như khi còn nhỏ dại, nên nhiều cái về cuộc sống cá nhân của con, tôi không còn can thiệp được nữa.
Tôi cũng nóng lòng muốn biết con quen ai chưa, có bạn trai chưa, nhưng chẳng bao giờ thấy con dẫn ai về nhà giới thiệu với bố mẹ.
Thế rồi có lần con mời bạn bè trong công ty đến nhà ăn cơm, tôi có để ý đến các bạn đồng nghiệp của con. Có mấy cậu cũng được lắm, cao ráo đẹp trai, ăn nói hoạt ngôn và lém lỉnh. Nhưng trong số đó, tôi lại thấy một cậu trầm nhất có vẻ có quan hệ đặc biệt với con, vì ánh mắt hai đứa nhìn nhau rất khác.
Tôi cũng dò hỏi bạn bè con nhưng chúng bảo không phải người yêu đâu. Tôi lân la hỏi con về cậu đó thì con không nói gì. Chỉ bảo con cũng đang cảm mến một người nhưng chưa đi đến đâu, nếu tiến xa hơn thì sẽ mang về giới thiệu cùng bố mẹ.
Ai ngờ...
Người ta tìm đến tận nhà tôi để nói chuyện về con gái tôi. Nó có quan hệ với đàn ông có vợ, chính là cái cậu đã đến nhà tôi cùng mọi người bữa đó. Vợ cậu ấy ghê gớm lắm, đi cùng một người bạn cũng sắc sảo không kém.
Ngay khi bước chân vào nhà, chưa ngồi ấm chỗ cô ấy đã nói với tôi: "Nghe nói nhà hai bác có con gái ngoan ngoãn xinh đẹp thông minh hơn người lắm, cháu đến để hỏi em nó làm vợ hai cho chồng cháu".
Lời cô ấy nói khiến tôi cảm thấy xúc phạm ghê gớm. Con gái vàng bạc của tôi đâu phải để cô ấy hạ thấp như thế được.
Tôi còn chưa kịp nói gì, cô ấy đã nói luôn con gái tôi có quan hệ bất chính với chồng cô ấy, nói con tôi là "tiểu tam" với "người thứ ba" xen vào hạnh phúc gia đình cô ấy, tin nhắn, ảnh, cô ấy có đủ cả. Tôi xem mà cảm thấy bàng hoàng.
Tôi lại nghĩ đến thái độ khó hiểu của con tôi khi tôi hỏi nó về cậu kia, tôi hoài nghi chắc nó cũng có gì giấu tôi rồi, nhưng tôi mong những gì cô gái đến nhà tìm tôi nói không phải là sự thật.
Tôi chỉ có thể lịch sự yêu cầu cô kia cùng bạn cô ấy ra khỏi nhà, sự thể thế nào, tôi cần nghe từ chính con tôi nói đã.
Cô ta về rồi, tôi nặng trĩu tâm can. Tôi phải nói chuyện với con thế nào đây? Và tôi phải khuyên con làm sao nếu những gì tôi nghe được lại là sự thật? Tôi có một đứa con gái đấy thôi, nâng nó như nâng trứng, mong nó tìm được người đàn ông xứng đáng, yêu thương nó trọn vẹn, mang đến cho nó hạnh phúc, ai biết được nó lại chọn đâm đầu vào đàn ông đã có gia đình.
Theo Dân Trí
Thế là chiến tranh lạnh nổ ra, vợ chồng ăn cùng mâm, ngủ cùng giường mà thua người hàng xóm. Quân đi làm không báo, về cũng chẳng thèm hỏi tôi và con một tiếng.
" alt=""/>Tâm sự người mẹ phát hiện ra con ngoại tình với đàn ông có vợCuộc thi sẽ lựa chọn ra những thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự giải Tranh biện thế giới - World Schools Debating Championships 2018 tổ chức tại Croatia. Dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Giải do trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức kết hợp với tổ chức The Global Citizens (Singapore).
Đây là giải đấu tranh biện bằng tiếng Anh đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam theo mô hình World Schools Debating Championships ("WSDC") - Giải Vô địch Tranh biện cấp trung học thế giới với Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Đóng vai trò “cầm cân nẩy mực” cho cuộc thi năm nay sẽ là hơn 70 giám khảo đến từ 7 quốc gia phát triển như: Singapore, Mỹ…
Được phát động từ tháng 10/2017, đến nay cuộc thi đã có gần 40 đội đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cuộc thi được giành riêng cho các bạn học sinh THCS và THPT (từ 14 – 19 tuổi).
Mục tiêu chính của HN-VSDC là giới thiệu và phát triển văn hoá tranh biện ở Việt Nam với hy vọng mang đến kĩ năng viết sáng tạo, khả năng hùng biện tự tin, và tư duy phản biện sắc sảo cùng sự tôn trọng những quan điểm trái chiều cho học sinh Việt Nam. Đây là những kĩ năng đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của học sinh trong quá trình hội nhập thế kỉ 21.
Các đội sẽ tham gia thi đấu để tìm ra nhà vô địch, đội xuất sắc nhất của HN-VSDC 2017 và Top 20 thí sinh có thành tích xuất sắc nhất tham gia phỏng vấn để lựa chọn vào Đội tuyển Tranh biện Hà Nội mở rộng, đại diện cho Việt Nam để tham gia Giải vô địch tranh biện thế giới WSDC 2018 được tổ chức tại Croatia.
Mỗi đội đăng ký tham gia phải có 3-5 thành viên, không nhất thiết phải cũng một trường, một đơn vị hoặc một tổ chức.
HN-VSDC 2017 sẽ triển khai theo mô hình tranh biện của WSDC, cụ thể là ở mỗi trận đấu sẽ có hai đội đại diện cho hai quan điểm trái ngược của đề bài, mỗi thí sinh có 8 phút để thuyết phục giám khảo đồng ý với quan điểm của đội mình. Lượt nói phản hồi cuối cùng kéo dài 4 phút để kết thúc cuộc tranh biện. Các đề tài tranh biện tại WSDC nhìn chung đa dạng, từ giáo dục đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Cuộc thi tranh biện dành cho học sinh Việt Nam