








Thu Hà

Thu Hà
Khánh Linh cũng đăng ảnh chồng và bé Shi lên Instagram cùng chú thích: "Chào mừng con gái yêu đã đến với bố mẹ".
![]() |
Vợ trung vệ Bùi Tiến Dũng sinh con gái đầu lòng. |
Người hâm mộ và bạn bè nhanh chóng gửi hàng trăm lời chúc phúc đến thiên thần bé nhỏ của cặp đôi.
Sau khi vợ sinh con, Tiến Dũng lên đường tập trung, tham gia các trận đấu trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Mỗi khi được nghỉ xả hơi, không phải tập luyện, thi đấu, thay vì lựa chọn các thú vui khác để xua tan căng thẳng, anh lại tranh thủ về bên gia đình, dành thời gian chăm sóc vợ con.
![]() |
Anh viết những lời lẽ đầy ngọt ngào gửi cho con: 'Thành quả ý nghĩa của ngày tháng qua. Cảm ơn em Shi đã tới và là động lực cho bố không ngừng nỗ lực mỗi ngày. Yêu con' |
Chứng kiến cách chàng trung vệ chăm sóc con, người hâm mộ và đồng đội đều không ngớt khen ngợi anh khéo léo. Có người còn phong cho anh biệt danh hài hước: 'Ông bố vàng trong làng bỉm sữa'.
![]() |
Hình ảnh Tiến Dũng cho con uống sữa khiến bao người thích thú |
Trước đó, cặp đôi đã tổ chức lễ ăn hỏi hoành tráng vào ngày 26/6, đám cưới được lùi sang năm 2020.
![]() |
Thời điểm mang thai, Khánh Linh không bị tăng cân quá nhiều |
Nổi tiếng trên sân với khả năng đá bóng giỏi, ngoài đời chàng trung vệ quê Nghệ An còn được biết đến là ông chồng chiều chuộng vợ.
Mỗi dịp kỷ niệm, anh đều chu đáo dành tặng Khánh Linh những món quà đắt giá như: Dây chuyền kim cương, điện thoại iphone đời mới... kèm theo đó là những bó hoa hồng đắt đỏ được trang trí cầu kỳ.
Bên cạnh Quế Ngọc Hải - Dương Thùy Phương, Nguyễn Văn Quyết - Huyền Mi... Bùi Tiến Dũng và Khánh Linh được đánh giá là cặp vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc của làng bóng đá.
![]() |
Lễ ăn hỏi của cặp đôi. |
![]() |
![]() |
Tiến Dũng thường xuyên tặng vợ những món quà xa xỉ. |
![]() |
Khoảnh khắc ngọt ngào của Tiến Dũng và vợ trước ngày đi sinh |
Tranh thủ về thăm nhà trước khi tiếp tục cùng đội tuyển Việt Nam thi đấu vòng loại World Cup 2022, trung vệ Bùi Tiến Dũng đã dành cho vợ món quà đầy ngọt ngào.
" alt=""/>Bùi Tiến Dũng thành ông bố vàng trong làng bỉm sữa“Từ các nội hàm của người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, bước đầu được định hình là "có tri thức, có đạo đức, có sức khoẻ, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước", chúng ta vẫn rất cần xác định cụ thể nội dung trong từng giai đoạn.
Nội dung này cũng phải phù hợp với sự đa dạng của các nhóm phụ nữ ngày nay. Từ đó đề ra các giải pháp cụ thể. Quá trình xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng thời đại mới phải gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”, ThS Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung vào 3 nhóm nội dung chính gồm:
- Những chiều hướng, khía cạnh quan trọng, cốt lõi phản ánh được đặc điểm người phụ nữ Việt Nam thời đại mới: có tri thức, có đạo đức, có sức khoẻ, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Qua đó nhằm xác định những giá trị mới về chuẩn mực đạo đức trong xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Thực trạng và thách thức trong việc xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới từ bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội quốc tế và trong nước; Nhận diện các rào cản về thể chế, chính sách (giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, khoa học, công nghệ, chăm sóc sức khoẻ…) cũng như thiếu hụt về các dịch vụ xã hội hiện nay.
- Đề xuất, gợi ý chính sách giải pháp, sáng kiến về xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới từ góc độ nguồn nhân lực nữ, từ thực tiễn phát huy vai trò trách nhiệm của phụ nữ, của cán bộ Hội phụ nữ.
Cũng từ đó, Hội thảo có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn để xác định giải pháp xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
" alt=""/>Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới![]() |
Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Lời hẹn cuối
Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898 - 1946) đỗ thủ khoa khóa đầu tiên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, cụ được bổ nhiệm làm Thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng Trường Bưởi.
Cuối năm 1946, trước tình hình Toàn quốc kháng chiến sắp sửa nổ ra, theo chủ trương của chính phủ, người Hà Nội tản cư về các vùng quê. Căn nhà của Giáo sư Hàm được đục tường, thông với các nhà bên cạnh thành một lối đi cho dân quân, tự vệ luồn qua đánh du kích.
Vợ chồng Giáo sư Hàm đã đưa ba người con nhỏ: Cương, Duyên, Minh về quê Hưng Yên trước. 5 người con lớn ở lại, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ Thủ đô.
Khi Toàn quốc kháng chiến nổ ra, vợ chồng Giáo sư Hàm được dân quân tự vệ dẫn đường, luồn qua các con phố đến đền Hàng Bạc rồi di chuyển ra vùng tự do bằng cách đi qua bãi đất dưới chân cầu Long Biên.
‘Hôm đó, cha mẹ tôi gặp chị Thoa (Giáo sư Lê Thi - con gái thứ 2 của vợ chồng Giáo sư Hàm) đang tham gia đội tự vệ, mang cơm nắm tiếp tế cho người dân.
Cuộc gặp chớp choáng giữa nơi mưa bom, bão đạn, chị chỉ kịp đưa cho cha mẹ hai nắm cơm rồi dặn: ‘Cậu, mợ (cha mẹ - nv) ở lại đây, sẽ có tự vệ đưa ra khỏi thành phố’, ông Dương Tự Minh xúc động chia sẻ.
Đội dân quân tự vệ có chủ trương: Đàn bà đi trước, đàn ông đi sau. Giáo sư Hàm động viên vợ: ‘Mình yên tâm, ta gặp nhau ở quê’. Nào ngờ, đó là giây phút cuối cụ bà nghe tiếng nói của chồng.
Cụ bà Trần Thị Vân vượt qua con đường nguy hiểm, luồn dưới gầm cầu Long Biên đến khu vực an toàn rồi đi đò qua bên kia sông Hồng, thẳng hướng quê nhà Phú Thị (Hưng Yên).
![]() |
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, cụ bà Vân vẫn ngóng ngày chồng trở về. |
Ròng rã mấy ngày, cụ bà Vân cũng về đến quê. Thấy bóng dáng cụ từ xa, ba người con nhỏ chạy ra, ôm chầm lấy mẹ. Ông Dương Tự Minh hỏi: ‘Cậu đâu? Sao cậu không đi cùng mợ’? Nghe con hỏi, cụ bà Vân sững sờ.
'Mãi sau này chúng tôi mới biết, trên đường đi, cụ Hàm bị phục kích rồi ngã xuống làn đạn của giặc', ông Tự Minh kể tiếp.
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, gia đình luôn mong chờ tin tức của Giáo sư Hàm. Bao đêm ròng, cụ bà Vân thức trắng, nước mắt ướt đầm tay áo. Đến vùng nào tản cư, gặp học trò, người quen của chồng, cụ bà đều dò la tin chồng nhưng thông tin về Giáo sư Hàm vẫn bặt vô âm tín.
Giải phóng Thủ đô, cụ bà Trần Thị Vân mới thực sự tin rằng, chồng mình đã qua đời. Cụ bà lấy ngày 19/12/1946 (27/11 năm Bính Tuất - ngày toàn quốc kháng chiến) làm ngày giỗ chồng. Trong nghĩa trang họ Dương ở Hưng Yên có thêm ngôi mộ mới của Giáo sư Dương Quảng Hàm nhưng chỉ là mộ gió.
Cuộc khai quật hài cốt dưới tòa nhà
‘Hàng chục năm trôi qua, cái chết của cha tôi luôn là một ẩn số. Đến năm 1999, nhờ một số người tham gia dân quân tự vệ thời kỳ ấy xác nhận, chúng tôi mới biết, cha mất cuối tháng 12 năm 1946 nhưng sau đó thi thể cha bị đưa đi đâu không rõ. Năm 2000, cha tôi được nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sĩ', ông Minh nói.
![]() |
Lễ phong tặng danh hiệu liệt sĩ cho Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Thực hiện di nguyện của mẹ, các con Giáo sư Hàm nhiều lần tìm kiếm mộ cha.
‘Gần 20 năm trước, chúng tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm. Có người mách cha tôi bị giặc bắn vào đầu, chúng hất thi thể cụ xuống hồ trước cửa nhà thờ Liễu Giai. Dân quân tự vệ vớt lên, đưa về nghĩa trang Nhổn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chôn cất.
Cả nhà đến nghĩa trang Nhổn, thấy mộ liệt sĩ vô danh nhưng đề hi sinh năm 1948 - 1949. Trong khi đó, những người biết vụ việc cha tôi qua đời, xác nhận cụ mất năm 1946.
Vài tháng sau, người ta lại báo ngôi mộ nằm phía sau ngôi mộ kia mới là của cụ Hàm.Tôi lên kiểm tra, đó cũng là mộ vô danh, không có gì hơn’, ông Minh cho biết thêm.
![]() |
Ông Dương Tự Minh. |
Sau đó, chị gái ông Minh nghe người ta nói, Giáo sư Hàm được chôn cất gần Bệnh viện Việt Đức. Sau này người ta xây nhà, chuyển mộ lên nghĩa trang Bất Bạt (Ba Vì, Hà Nội).
Lần theo chỉ dẫn lên Bất Bạt, con cháu Giáo sư Hàm tìm thấy một ngôi mộ vô danh khác. Lúc đó, kỹ thuật xác định bằng ADN chưa có, thủ tục xin khai quật mộ rất phức tạp nên các con Giáo sư Hàm đã tổ chức thăm viếng cả ba ngôi mộ, hương khói đầy đủ.
Cách đây khoảng 8 năm, tại một tòa nhà ở đường Trần Phú (Hà Nội), người ta sửa chữa tầng hầm, đào lên có nhiều bộ hài cốt dưới đó.
Một số thông tin cho rằng, trong các bộ hài cốt đó, có hài cốt Giáo sư Hàm. Để chắc chắn, con cháu Giáo sư Hàm đề nghị lấy ADN xét nghiệm. Kết quả giám định khiến gia đình một lần nữa thất vọng. Tất cả các mẫu ADN lấy từ các hài cốt dưới biệt thự không có mẫu nào trùng khớp.
'Đến giờ, các anh chị em tôi, người đã mất, người đã già yếu. Mọi tia hi vọng tìm hài cốt cha đã không còn. Dẫu vậy, năm nào chúng tôi cũng về nghĩa trang họ Dương (Hưng Yên) thắp hương cho cha mẹ.
Tôi tự an ủi mình rằng, dù không tìm được hài cốt cha nhưng danh tiếng của ông sẽ sống mãi trong lòng con cháu và mọi người’, ông Tự Minh ngậm ngùi nói.
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt=""/>Cái chết bí ẩn, 70 năm chưa tìm được hài cốt của hiệu trưởng trường Bưởi