Minh Nghĩa
Như vậy, đến nay, có 7 trường đại học tổ chức các kỳ/bài thi riêng gồm: Kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM; Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM; Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM; thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Tuy nhiên, trong số này, bài thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM hiện chỉ dành để xét tuyển vào các ngành học trong trường.
Để ứng tuyển các phương thức, thí sinh cần đáp ứng tiêu chí có điểm trung bình cộng lớp 11 và 12 các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 6,5 trở lên. Với các chương trình song bằng, yêu cầu thí sinh cần có chứng chỉ IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 60.
Bài kiểm tra đánh giá kiến thức có nội dung khoa học tự nhiên liên quan đến ngành ứng tuyển. Ứng viên có điểm bài kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được tham dự vòng phỏng vấn với Hội đồng tuyển sinh của USTH. Thí sinh có thể lựa chọn phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Thí sinh ứng tuyển các chương trình song bằng sẽ phải tham gia thêm một vòng phỏng vấn riêng bằng tiếng Anh. Nhà trường cũng lưu ý không tuyển sinh chương trình Kỹ thuật Hàng không và các chương trình song bằng thông qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Về đối tượng tuyển thẳng, USTH áp dụng chính sách tuyển thẳng (miễn bài kiểm tra kiến thức và phỏng vấn) với 16 ngành đào tạo thuộc chương trình một bằng với các thí sinh có kết quả học tập năm lớp 11, 12 đạt loại Giỏi và có điểm trung bình chung 5 môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin đạt từ 8,8 trở lên (không áp dụng đối với ngành Kỹ thuật hàng không). Bên cạnh đó, trường cũng tuyển thẳng các thí sinh đoạt giải tỉnh, quốc gia, quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tin.
Thí sinh thuộc diện trên vẫn cần tham dự vòng phỏng vấn riêng bằng tiếng Anh nếu ứng tuyển vào chương trình song bằng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT&TT chia sẻ, Biển Đông, với ý nghĩa chiến lược quan trọng, luôn là tâm điểm về quân sự và sự phức tạp về pháp lý... Việc giải quyết các thách thức ở Biển Đông sẽ đòi hỏi phải có chính sách ngoại giao đa sắc thái, các nỗ lực hợp tác trong khu vực và cam kết duy trì các chuẩn mực quốc tế.
“Những biến động tại Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tối cao của dân tộc là an ninh, chủ quyền quốc gia. Do đó, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là quá trình đấu tranh lâu dài, cần phải kết hợp sức mạnh nội lực của quốc gia, kết hợp sự ủng hộ từ quốc tế và quan trọng là đảm bảo giữ vững hòa bình, ổn định trên thực địa và tuân thủ pháp lý quốc tế”, ông Hải cho hay.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Việt Nam kiên trì theo đuổi chính sách: tôn trọng đầy đủ, thiện chí thực thi các quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, thúc đẩy hợp tác biển dựa trên Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Đồng thời, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển bằng các chính sách cụ thể. Đặc biệt, tháng 6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
"Từ các chủ trương, chính sách trên, Bộ Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã ban hành Quyết định số 300/QĐ-BTTTT ngày 12/03/2024 về kế hoạch triển khai nội dung tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo của năm 2024 nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc", ông Hồ Hồng Hải nhấn mạnh.
" alt=""/>Bộ TT&TT tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển đảo