"Cuộc chiến săn sale" khốc liệt
Không chỉ Hồng Nhung, chị Nhật Lệ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng xin đi làm muộn để thức đến 0h xem livestream săn sale ngày Lễ độc thân 11/11. "Nhiều sản phẩm là mỹ phẩm được hãng giảm giá rất sâu trong các phiên livestream. Tôi vừa săn deal được một sản phẩm chính hãng với giá 350.000 đồng, trong khi giá gốc là 799.000 đồng, tức giảm 56%", chị chia sẻ.
Thực tế, ghi nhận đến thời điểm gần 1h ngày 11/11, trên các sàn thương mại điện tử như TikTok Shop, Shopee... vẫn có hàng nghìn người xem livestream săn sale. Chẳng hạn, phiên livestream của một TikToker vẫn thu hút 9.400 người xem, nhiều người chờ sản phẩm định mua được lên deal giảm giá sâu.
Xu hướng săn sale qua các phiên livestream ngày càng phổ biến, đặc biệt trong dịp 11/11 (Ảnh: Minh Huyền).
Trên TikTok Shop, Shopee và Lazada dịp 11/11 năm nay, các sàn đều đẩy mạnh tung các mã giảm giá sâu trên các phiên livestream như 111.000 đồng, 1,1 triệu đồng... Người dùng phải rất nhanh tay mới có thể mua được sản phẩm giá sập sàn bởi tốc độ "cháy hàng" rất nhanh.
Chị Khánh Linh (quận Hải Châu, Đà Nẵng) rất mong chờ dịp sale Lễ độc thân để mua các sản phẩm chủ yếu là đồ gia dụng và mỹ phẩm trên livestream của một TikToker nổi tiếng từ 8h ngày 11/11.
"Tôi đã chuẩn bị hơn 5 triệu đồng để mua sắm trong ngày 11/11. Nhiều sản phẩm có giá gần 1 triệu đồng nhưng trong phiên livestream 11/11 chỉ có giá hơn 300.000 đồng, hay có sản phẩm hơn 520.000 đồng nhưng sẽ được giảm xuống còn hơn 183.000 đồng. Đây thực sự là một mức giá rất hời", chị nói.
Các sàn "chơi lớn" livestream
Theo Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam, bình quân mỗi tháng có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream với hơn 50.000 chủ shop tham gia. Một trong những lý do khiến người dùng ngày càng có xu hướng mua hàng qua livestream là có nhiều ưu đãi, khuyến mại, giảm giá sâu hơn so với các hình thức khác.
Bên cạnh đó, hiện nay, không ít người nổi tiếng đại diện cho nhãn hàng livestream giới thiệu sản phẩm. Sức ảnh hưởng của họ đã thu hút đông đảo người xem và thúc đẩy doanh số "khủng" cho nhãn hàng.
Chính vì vậy, trong dịp 11/11 năm nay, các sàn thương mại điện tử đều "chơi lớn" cho mô hình mua sắm qua livestream với hàng loạt hỗ trợ trực tiếp về mã giảm giá sâu cho các nhãn hàng.
Cụ thể, Shopee kết hợp cùng các nghệ sĩ, KOL và KOC tổ chức chuỗi livestream bán hàng với hàng loạt ưu đãi, voucher giảm giá, miễn phí giao hàng... Thậm chí, sàn này còn tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng 100 xe máy điện VinFast.
Một sản phẩm được giảm giá sâu dịp 11/11 khi mua trên livestream (Ảnh: Chụp màn hình).
Trong khi đó, đối thủ TikTok Shop cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mại lớn trong và sau ngày 11/11. Đáng chú ý, sàn này còn tổ chức chương trình livestream khuyến mại 14 tiếng từ trưa ngày 10/11 đến rạng sáng ngày 11/11 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM) với sự góp mặt của nhiều KOLs, KOCs, ca sĩ.
Trong khi đó, Lazada cũng không thua kém 2 đối thủ khi tung ra nhiều sản phẩm đồng giá 111.000 đồng, voucher 50.000 đồng. Đặc biệt đưa ra chương trình khuyến mại mua iPhone 16 Pro Max màu Titan sa mạc 256GB chỉ với 11.000 đồng...
" alt=""/>Thức xuyên đêm xem livestream săn sale Lễ độc thân 11/11Mới đây, trang chủ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thông báo Chủ tịch Gary Gensler sẽ từ chức vào ngày 20/1/2025. Thông tin này lập tức gây chấn động trong cộng đồng tiền số khiến giá bitcoin tăng vọt.
Ông Gensler được xem là "kẻ thù không đội trời chung" của bitcoin nói riêng và cộng đồng tiền số nói chung tại SEC. Trong nhiệm kỳ của mình, ông nhấn mạnh thông điệp: "Thị trường tiền số đầy rẫy những kẻ lừa đảo, kẻ gian lận".
Ông Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) (Ảnh: Getty Images).
Ông Gensler cũng giữ lập trường cứng rắn với tiền điện tử. Từ năm 2021, Chủ tịch SEC đã khơi mào hơn 100 vụ kiện với các công ty trong ngành.
Ông là người dẫn đầu cuộc "đàn áp tiền số" với các vụ phạt BlockFi, Coinbase, Kraken. Nhà sáng lập Binance Changpeng Zhao cũng bị bỏ tù sau vụ kiện của SEC.
Hồi tháng 7, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, Tổng thống Donald Trump cũng đã nói rằng sẽ sa thải Gensler trong ngày đầu quay lại Nhà Trắng.
Ngoài ra, tin đồn cho thấy Tổng thống Trump đang cân nhắc tạo một vị trí mới tại Nhà Trắng chuyên về chính sách tiền điện tử. Những tín hiệu tích cực này góp phần giúp bitcoin tăng giá gấp đôi trong năm nay và tăng 40% kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
"Nhìn lại các đợt biến động có quy mô tương tự trước đây, bitcoin thường rơi vào giai đoạn tích lũy, hoặc bỏ qua tín hiệu quá mua khi các nhà đầu tư đổ xô vào", ông Rob Ginsberg, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Wolfe Research, nhận định trong báo cáo.
Ông nhận định rằng đây có thể là khởi đầu của một đợt tăng giá mới, khác với các giai đoạn tích lũy thông thường. Với mức tăng ấn tượng 130% từ đầu năm đến nay, bitcoin đang tiến gần đến ngưỡng tâm lý quan trọng 100.000 USD.
" alt=""/>Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ từ chức, bitcoin vượt 99.000 USDNếu không thực hiện đầy đủ, Bộ Công Thương khẳng định sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoàn tất hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định 85/2021.
Theo đó, các nền tảng cần khẩn trương nộp hồ sơ ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoặc ngay khi đáp ứng các điều kiện xác định là đang hoạt động tại Việt Nam.
Temu thâm nhập thị trường Việt Nam với hàng loạt quảng cáo khuyến mại lên đến 90% (Ảnh: Reuters).
"Nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt bằng cách phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét. Đồng thời chặn truy cập từ Việt Nam đối với các nền tảng này nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia", đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số khẳng định.
Theo cơ quan quản lý, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng. Trước hết, cần có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.
"Trước mắt, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác", lãnh đạo cơ quan này khẳng định.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thương mại điện tử, không phải tất cả các sàn xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu. Do đó, Cục cho rằng cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng này để họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.
Temu là sàn bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới được điều hành bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings. Nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và nhanh chóng mở rộng nhanh đến Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu Âu và Đông Nam Á.
Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 9 tuy nhiên chưa đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý. Temu đã tiến hành quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt, đặc biệt là Facebook với loạt thông báo "mừng khai trương giảm giá đến 90%" và nhiều ưu đãi khủng như gói giảm giá trị giá 490.000 đồng cho tất cả người dùng Việt...
" alt=""/>Bộ Công Thương nói lý do chưa cấm Temu