Nguyễn Trọng Tài sinh năm 1978 tại Thái Nguyên. Là một cái tên nổi bật trong lớp họa sĩ đương đại, anh có rất nhiều triển lãm từ năm 2003 đến nay. Các tác phẩm của anh cũng có mặt trong những bộ sưu tập của các gallery uy tín trong và ngoài nước.
Điểm nổi bật nhất trong các tác phẩm của Nguyễn Trọng Tài không nằm ở chất liệu hay kích thước, mà ở những vòng xoay không ngừng từ ballet. Cái duyên với ballet của anh đến vô cùng tự nhiên. Trong lúc tìm tòi tư liệu cho bài thi tốt nghiệp, Nguyễn Trọng Tài có khoảng 3 tháng đi thực tế tại trường Múa Việt Nam. Bài tốt nghiệp cũng chính là tác phẩm đầu tiên của anh về đề tài ballet, mở đầu cho những sáng tạo mềm mại đầy cuốn hút sau này.
Mỗi họa sĩ thường có một chủ đề yêu thích, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp của mình. Với những họa sĩ thành danh, tên tuổi của họ sẽ gắn liền với chủ đề đó, như Hoàng Phượng Vỹ với sự thơ ngây, Nguyễn Minh Phước chịu ảnh hưởng Phật giáo, Nguyễn Quang Minh gắn liền với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Đối với Nguyễn Trọng Tài, anh dành phần lớn sự nghiệp cầm cọ của mình cho những nữ vũ công ballet và bộ môn nghệ thuật quý phái này.
Ballet nổi tiếng với sự chuyển động tinh tế nhưng không kém phần mãnh liệt. Mỗi tác phẩm lại mang trong mình những câu chuyện, và người vũ công sẽ dùng hết tài năng, tâm huyết để truyền tải chúng đến với khán giả. Sự đam mê này có lẽ đã phù phép tâm trí của Nguyễn Trọng Tài, giúp anh thành công khi đưa nét đẹp của dáng hình ballet lên tấm toan của mình.
Không chú trọng sử dụng quá nhiều màu sắc trong các tác phẩm, Nguyễn Trọng Tài tập trung thể hiện sự kết nối vô hình nhưng mạnh mẽ của những nữ vũ công với không gian xung quanh. Cùng là những cá thể sống vì nghệ thuật, anh thấu hiểu sự cống hiến của các vũ công. Bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào, dù là ballet hay hội họa, không bao giờ là con đường dễ dàng với những người theo đuổi nó. Qua nét cọ của mình, Nguyễn Trọng Tài mong muốn người xem có thể cảm nhận được tình yêu cháy bỏng trong từng bước chân của người nghệ sĩ.
Nguyễn Trọng Tài không dừng lại ở việc kể câu chuyện về đam mê nghệ thuật cháy bỏng. Với chủ thể xuyên suốt là các nữ vũ công, tác phẩm của anh thổi một làn gió nhẹ nhàng và kiêu sa lẩn khuất trong những tầng váy tutu đặc trưng. Mỗi bức tranh kể các mẩu chuyện nhỏ không đầu không cuối, lúc trên sân khấu, khi là cuộc nói chuyện trong giờ nghỉ giải lao, hay giữa những buổi luyện tập căng thẳng.
Những vũ công thanh thoát đưa cánh tay mềm mại đến trước mắt người yêu nghệ thuật, dẫn dắt họ vào một chiều không gian phi trọng lượng. Bóng hình của sự mềm mại, mong manh chiếm lấy toàn khung tranh, khiến người xem không khỏi rung động trước vẻ đẹp thoát tục của người nghệ sĩ.
Trong trường phái hội họa Ấn tượng, Edgar Degas nổi tiếng với các tác phẩm về ballet và những vũ công trong chiếc váy tutu trắng muốt. Từng nét cọ chuyển động để lại dấu ấn đậm nét trong trái tim và tâm trí của công chúng yêu nghệ thuật. Gần 200 năm sau, các tác phẩm của ông vẫn là biểu tượng hoàn hảo cho sự kết hợp giữa hội họa và ballet.
Ở Việt Nam, mặc dù bộ môn này chưa thu hút sự chú ý từ công chúng, nhưng không ai có thể phủ nhận sức hấp dẫn mà ballet mang lại. Là một người hâm mộ nhiệt thành, Nguyễn Trọng Tài cuốn nét cọ của mình theo từng nhịp điệu, từng hơi thở của ballet, từ đó đem lại cho những người yêu nghệ thuật một trải nghiệm đặc biệt, đầy gợi cảm và nữ tính.
Theo khảo sát của Cục Quản lý Đường cao tốc và An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ, thì: 24% các vụ va chạm ô tô liên quan đến các cuộc trò chuyện qua điện thoại di động. Khả năng xử lý hình ảnh chuyển động của một người giảm tới 33% khi nói chuyện điện thoại. Những người lái xe nói chuyện trên điện thoại di động có thể bỏ lỡ tới 50% những gì xung quanh họ.
Đại học Utah đã tổ chức một nghiên cứu những người lái xe trong tình trạng say xỉn, cho thấy họ ít nguy hiểm hơn những người nói chuyện điện thoại khi lái xe. Nghiên cứu này cũng cho thấy nhiều người sử dụng điện thoại di động bị tai nạn hơn so với người lái xe say rượu và không có sự khác biệt giữa điện thoại cầm tay hoặc thiết bị rảnh tay.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Touro nhận thấy mức độ suy giảm chức năng giữa người lái xe say rượu và người sử dụng điện thoại rảnh tay là gần bằng nhau. Thậm chí, khi thử nghiệm, người lái xe say rượu đã hoàn thành khóa học lái xe tốt hơn so với người lái xe nói chuyện điện thoại bằng thiết bị rảnh tay !
Đấy, thế mà chúng ta cứ cứ say sưa xét nghiệm độ cồn (đến cả em nữ sinh đi xe máy bị xe hơi đâm tử thương kia cũng không thoát), rồi rảnh tay lại buôn điện thoại cả ngày. Hãi hùng nhất là ngồi trên mấy xe limousine "chất lượng cao" chạy liên tỉnh, trang bị cả wifi miễn phí trên xe, bác tài cứ vừa lái vừa gọi khách vừa tranh thủ rủ nhau đi nhậu!
Thủy Phạm
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mọi năm, các bà các mẹ hay diện sườn xám để cổ vũ con cháu, nhưng năm nay nhiều ông bố cũng tham gia vào đội cổ vũ này. Một loạt video quay cảnh các ông bố, thầy giáo, thậm chí cả các anh chị em của thí sinh mặc sườn xám tới trường thi. Hình ảnh đàn ông mặc sườn xám mang lại không khí vui vẻ, hài hước cho kỳ thi căng thẳng này.
Thông thường, sườn xám hay được mặc trong các buổi lễ hoặc sự kiện quan trọng để tượng trưng cho sự may mắn. “Chúng tôi hi vọng các sĩ tử sẽ thực hiện được ước mơ của các con trong kỳ thi này” - một người cha đến từ Dazhow, tỉnh Tứ Xuyên chia sẻ trong bộ trang phục sườn xám lụa in hoa.
Tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây cũng có một cậu em trai mặc sườn xám để cổ vũ chị gái mình trong ngày thi.
“Chiếc váy này lẽ ra dành cho bố nó nhưng ông ấy hơi ngại” - mẹ cậu bé chia sẻ.
Được biết, ông bố này đã trả cho con trai 10 tệ (35 nghìn đồng) để cậu bé thay mặt mình mặc sườn xám, nhằm mục đích mang may mắn đến cho con gái.
Ở An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, một thầy hiệu trưởng cũng mặc sườn xám để thực hiện bài phát biểu động viên thí sinh. Trong bộ váy màu đỏ rực, thầy giáo nói với các học sinh của mình: “Tôi chưa bao giờ mặc quần áo dành cho phụ nữ, nhưng hôm nay tôi mặc nó vì các em! Tôi muốn chúc các em chiến thắng trong kỳ thi tới”.
Năm nay, Trung Quốc có số thí sinh kỷ lục đạt 11,93 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học (hay còn gọi là gaokao) - một kỳ thi quyết định tương lai của thanh niên nước này.
Kỳ thi đã diễn ra trong 2 ngày 7-8/6, ngoại trừ thành phố Thượng Hải vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đăng Dương(Theo SCMP)
" alt=""/>Các ông bố Trung Quốc mặc sườn xám để cổ vũ con thi đại học