Một nam bệnh nhân trẻ tuổi điều trị đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nhân được chỉ định chụp mạch não, phát hiện chảy máu dưới nhện lan tỏa - chảy máu não thất do vỡ phình lóc tách động mạch đốt sống phải đoạn V4.
Đây là một tổn thương có vị trí phức tạp và tinh vi, cần bác sĩ hình ảnh chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm để chẩn đoán.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ nhận định, đây là ca đột quỵ nặng, nguy cơ vỡ tiếp mạch não rất cao, khi đó nguy cơ tử vong rất lớn nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngay lập tức bệnh nhân được hội chẩn đa chuyên khoa, thống nhất can thiệp điện quang cấp cứu trước, chuyên khoa phẫu thuật thần kinh chuẩn bị sẵn sàng, phòng biến chứng vỡ thì hai sẽ mổ cấp cứu.
Tại phòng can thiệp mạch, bác sĩ đánh giá mạch máu não tổn thương ở vị trí rất nguy hiểm, can thiệp khó khăn, có nguy cơ biến chứng nhồi máu vùng thân não rất cao.
May mắn, sau hơn 1 giờ căng thẳng, ca can thiệp đã thành công. Bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức tích cực của Trung tâm Đột quỵ.
Can thiệp mạch xong chỉ là bước đầu trong kế hoạch điều trị toàn diện cho bệnh nhân chảy máu dưới nhện. Liên tiếp những ngày sau, Trung tâm Đột quỵ phối hợp với Trung tâm Phục hồi chức năng điều trị và phục hồi chức năng sớm, ngay tại giường cho bệnh nhân.
Sau 12 ngày tích cực điều trị, tình trạng bệnh nhân dần ổn định, tiến triển tốt. Bệnh nhân tỉnh táo, giao tiếp được, tự thở, huyết động ổn định.
5 tuần tiếp theo, bệnh nhân điều trị tại một bệnh viện tư ở Hà Nội, sau đó chuyển tiếp đến Viện Y học cổ truyền Bộ Công an để trị liệu.
Ngày 17/2, bệnh nhân xin về quê nhà tại Hàn Quốc để tiếp tục điều trị và phục hồi chức năng. Đúng ngày 27/2, anh N. gửi bức thư gồm cả bản tiếng Anh và tiếng Việt đến Bệnh viện Bạch Mai, cảm ơn tập thể các y bác sĩ đã nỗ lực cứu sống anh.
“Hôm nay tôi viết thư này xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến các vị lãnh đạo, các bác sĩ, y tá, điều dưỡng của Trung tâm Đột quỵ đã chăm sóc và tận tình điều trị bệnh cứu sống tôi. Một lần nữa tôi xin được cảm ơn và kính chúc sức khỏe tới các vị lãnh đạo, bác sĩ, y tá, điều dưỡng và toàn bộ nhân viên Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai”, anh N. viết.
Thúy Hạnh
Thể hình vạm vỡ, anh Nam luôn tự tin vào tửu lượng vô đối trong các cuộc nhậu nhẹt. Một sáng thức dậy, anh bất ngờ bị đột quỵ.
" alt=""/>Bác sĩ Việt cứu ông chủ lớn người Hàn Quốc bị đột quỵĐây không phải là trường hợp duy nhất hệ thống thẻ thu phí VETC bị “tố” trừ 2 lần tiền. Trên các hội, nhóm, một số khách hàng cho biết cũng đã gặp phải tình trạng này.
Phản hồi về thông tin, VETC cho biết đã ghi nhận một khiếu nại của khách hàng P.T.T (Hà Nội) về việc VETC thông báo trễ và hoàn tiền chậm với giao dịch của phương tiện thực tế đi qua trạm 1 lần nhưng bị trừ tiền ngay 2 lần; 1 giao dịch hoàn thiện được thực hiện sau đó 40 phút.
Phía VETC lý giải, khi xe đi qua trạm 1 lần, trừ tiền 2 lần, hoàn tiền 1 lần sau 40 phút và có gửi thông báo hoàn tiền, thiếu thông báo 1 lần trừ tiền. Đơn vị này cho hay, về đặc thù kĩ thuật, việc chủ phương tiện bị trừ tiền hai lần là sự cố hiếm gặp. Nguyên nhân xảy ra có thể do hệ thống Front-end (gồm thiết bị tìm đọc RFID và thẻ RFID bị động – PV) đọc chéo làn, tức 2 làn cùng đọc 1 xe trên 1 giao dịch qua trạm.
Hai tình huống khác có thể xảy ra đó là xe tiến vào vùng nhận diện, lùi lại và tiến lên trở lại, hệ thống Front-end đọc 2 giao dịch của 1 xe; hoặc xe tiến vào vùng nhận diện, lùi lại và đảo làn, hệ thống Front-end ở 2 làn đọc 2 giao dịch.
VETC cho rằng, với trường hợp được phản ánh, nguyên nhân ban đầu xác định nằm trong tình huống số 1 do hệ thống đọc chéo làn.
Về quy trình nghiệp vụ, hệ thống Front-End trả tín hiệu 2 giao dịch/1 xe/qua 1 trạm theo thời gian thực về trung tâm dữ liệu Back-End. Hệ thống trừ tiền ngay 2 giao dịch. Trong vòng 2h, hệ thống tiến hành hoàn tiền 1 giao dịch trừ lỗi và có gửi thông báo hoàn tiền. Sau đó, hệ thống phát đi thông báo 2 lần trừ tiền và số dư.
Để có biện pháp phòng ngừa, tránh các sự cố có thể xảy ra, VETC cho biết sẽ phối hợp với đơn vị khai thác vận hành, nhà cung cấp thiết bị Front-End, tinh chỉnh hệ thống để khắc phục lỗi đọc chéo làn. VETC cho biết, đảm bảo hoàn tiền trong vòng tối đa 2h kể từ thời điểm xe qua trạm đầu ra.
![]() |
Chính thức thu phí không dừng trên toàn bộ tuyến cao tốc từ đầu tháng 8. Ảnh minh họa: Internet |
Tổng cục Đường bộ đang nghiên cứu thêm hình thức trả tiền sau đối với ô tô qua trạm BOT, tương tự cách làm đối với điện thoại di động trả tiền sau. Điều này có thể giúp khắc phục tình trạng người dùng quên nạp tiền hoặc không đủ tiền trong tài khoản thanh toán mỗi lần qua trạm BOT – một trong những lỗi phát sinh thường gặp nhất trong đợt đầu triển khai thu phí không dừng.
Theo thống kê sau 20 ngày chính thức triển khai thu phí không dừng trên toàn quốc, đã có 3,8 triệu ô tô trên cả nước được dán thẻ ETC, tăng hơn 600.000 xe so với trước thời điểm bắt buộc thu phí không dừng trên cao tốc, đạt tỷ lệ 83%. Đến nay, tỷ lệ xe phải xử lý ở làn sự cố giảm từ 5% xuống còn 3% tổng lưu lượng xe qua trạm.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng ghi nhận vẫn còn 2 nhóm lỗi phát sinh tại các trạm thu phí. Cụ thể là do các chủ phương tiện như chưa dán thẻ, không có hoặc không đủ số dư trong tài khoản giao thông. Trong khi đó, lỗi chủ quan của hệ thống thu phí phần lớn là do hệ thống thiết bị tại trạm không đọc được thẻ vì nhiều chủ phương tiện dán thẻ đã lâu nhưng chưa sử dụng dịch vụ dẫn đến bị hỏng; hoặc thẻ bị dán sai quy cách.
Duy Vũ
TP.HCM đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ có giải pháp để chủ phương tiện có thể hủy hoặc thay thế thẻ ETC đã dán tại các điểm dịch vụ hoặc thực hiện online.
" alt=""/>VETC bị tố gian lận khi trừ tiền trong tài khoàn thu phí không dừngTại Bệnh viện Nhi đồng TP, các độc tố và chỉ số viêm của bé tăng rất cao. Bé trai được chỉ định lọc máu liên tục và lọc máu hấp phụ 3 chu kì do ngộ độc chất không tan, tổn thương gan thận nặng.
Sau khi lọc máu, các chỉ số trở về gần như bình thường, chức năng các cơ quan được cải thiện. Trẻ hiện đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo và dự kiến xuất viện khi đủ điều kiện.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cảnh giác, để các chất độc như thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ… ở xa tầm tay trẻ em. Các hoá chất đựng trong chai lọ thông thường dễ gây nhầm lẫn dẫn đến ngộ độc cấp và nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Một trường hợp khác phải lọc máu là bé gái D.N.T.D. bị ong vò vẽ đốt hơn 40 vết. Độc tố lan nhanh và gây tổn thương nặng đa cơ quan, rối loạn đông máu. Bé D. được chỉ định chạy ECMO, lọc máu liên tục và lọc hấp phụ nhằm lấy chất độc và giải quyết tình trạng "cơn bão cytokin" do ong đốt gây ra. Bệnh nhi hiện đã qua cơn nguy kịch.
Lọc máu hấp phụ bằng quả lọc resin được dùng rộng rãi với nhiều chỉ định ở người lớn. Ở trẻ nhỏ, các bác sĩ áp dụng trong các tình huống như bệnh nhi ngộ độc cấp, cơn bão cytokin hoặc nhiễm trùng huyết suy đa cơ quan... Nhiều trường hợp tại Bệnh viện Nhi đồng TP đã được cứu sống nhờ kỹ thuật trên.