Giá đồng YFI giảm mạnh tối 6/3 sau thông báo của Anton.
Tổng khối lượng khóa token (TVL: Total value lock), chỉ số thường được dùng để đánh giá tiềm năng dự án, của Fantom (FTM) đã giảm 14% tính từ ngày 3/3, theo DeFi Llama. Giá đồng FTM mất 14% giá trị kể từ khi thông tin về Andre và Anton được công bố.
Tin đồn về việc Andre quyết định rời khỏi lĩnh vực DeFi được lan truyền trên Twitter từ hôm 5/3, khi ông thay đổi thông tin hồ sơ của mình trên mạng LinkedIn. Andre đã chuyển trạng thái “đang làm việc” sang ngừng làm việc từ tháng 2/2022 ở các dự án Yearn Finance, CryptoBriefing, Fantom và Ethereum. Keep3r là dự án duy nhất Andre vẫn giữ trạng thái “đang làm việc”.
Andre xác nhận trong một nhóm chat Telegram rằng LinkedIn là nguồn thông tin chính xác, và cho biết mình sẽ sớm rời dự án Keep3r khi chuyển giao xong công việc. CEO Fantom, Michael Kong viết trong một nhóm chat trên Telegram rằng Andre chưa muốn chia sẻ lý do chính thức vào thời điểm hiện tại.
CEO của Fantom xác nhận trong nhóm chat Telegram. Ảnh: Twitter/Miles Deutscher. |
Ngoài ra, trang Twitter của Fantom Foundation, tổ chức quản lý nền tảng blockchain Fantom đã xác nhận Andre Cronje không còn là thành viên của họ và bày tỏ cảm kích trước những đóng góp của ông.
Tuy nhiên, họ cho biết Andre chỉ là một thành viên phụ trong đội ngũ lập trình viên tại Fantom. Đây là điều đi ngược lại với niềm tin trước giờ của cộng đồng tiền mã hóa. “Sự ra đi của Andre không ảnh hưởng gì đến tốc độ phát triển của chúng tôi”, trang Twitter Fantom Foundation viết.
Andre Cronje từng giữ vị trí Giám đốc công nghệ (CTO) tại Fantom trước khi chuyển sang vai trò cố vấn kỹ thuật cho dự án. Hiện tại, vị trí CTO đang được đảm nhiệm bởi Quan Nguyen, một kỹ sư sống ở Australia.
Fantom là nền tảng có vốn hóa đứng thứ 34 thị trường. FTM sử dụng công nghệ định tuyến không tuần hoàn (DAG) giúp mạng lưới này có thể xác thực một giao dịch trong 2 giây với mức phí 0,01 USD. Ngoài ra, mạng lưới này hiện đã hoàn thiện các mảnh ghép tài chính phi tập trung như mục cho vay, thanh toán và có cả nền tảng NFT cho hệ sinh thái của mình.
Thông tin về loại coin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
(Theo Zing)
Điều gì đã khiến đồng tiền mã hoá tăng giá là băn khoăn của không chỉ những nhà đầu tư, mà cả những chuyên gia phân tích tài chính.
" alt=""/>Hai lập trình viên nghỉ việc khiến thị trường coin ‘đỏ lửa’VNPT SmartCA không chỉ được tích hợp vào các dịch vụ được VNPT cung cấp như hóa đơn điện tử VNPT Invoice, VNPT HIS, VNPT iOffice, vnEdu… mà còn được tích hợp với nhiều nền tảng ứng dụng rộng khác như: hệ thống kê khai thuế điện tử iHTKK và hệ thống iTax mobile…
Ký số từ xa (SmartCA) là giải pháp ký số mới đang được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong quá trình số hóa nền kinh tế. Đây được coi là chìa khóa quan trọng để có thể giải quyết đồng thời việc thực hiện các giao dịch điện tử nhanh, vừa góp phần tạo ra một môi trường giao dịch điện tử an toàn thuận tiện.
![]() |
Đối với khách hàng cá nhân, ký số từ xa SmartCA sẽ đem lại lợi thế lớn trong các giao dịch công, giao dịch tài chính, chứng khoán, thương mại điện tử…, giúp rút ngắn thời gian, chi phí, tận dụng tối đa các cơ hội phát triển trong thời đại số hóa.
Với tính năng an toàn, bảo mật, thuận tiện, ký số từ xa VNPT SmartCA sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong giao dịch thương mại điện tử và hành chính công. Người dân và doanh nghiệp sẽ có cơ hội được trải nghiệm giải pháp ký số trên nền tảng di động để thực hiện các giao dịch điện tử, nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính tiện ích, công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành khi tham gia vào các giao dịch điện tử trên Cổng dịch vụ công.
VNPT SmartCA tiên phong góp phần chuyển đổi số
Là doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số tại Việt Nam, VNPT đã không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tạo sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí tối đa cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Đặc biệt, với sự linh hoạt của ký số từ xa VNPT Smart CA, khách hàng không cần sử dụng thêm bất kỳ thiết bị phần cứng chuyên dụng (USB Token, SIM) mà có thể ký ngay trên các thiết bị di động thông minh (như điện thoại thông minh, máy tính bảng) với tốc độ ký nhanh hơn, an toàn hơn giải pháp ký số truyền thống trước đây, đi cùng với mức độ an toàn, bảo mật hàng đầu khi đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật châu Âu eIDAS.
Đặc biệt, ngay từ khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ ký số từ xa, VNPT đã đi tiên phong trong việc tích hợp giải pháp vào các cổng dịch vụ công cấp bộ, ngành, địa phương, như: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Bộ Công an (giúp tích hợp vào các thủ tục hành chính cấp độ 4 của C07); Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan); Trung tâm Công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giúp hỗ trợ nhân rộng tích hợp với 12 IVAN trên hệ thống cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam; Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải…
Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp có thể chỉ cần sử dụng duy nhất một chữ ký số VNPT SmartCA để ký nhiều giao dịch trên cổng dịch vụ công, ký kết hợp đồng điện tử, các tờ khai thuế, khai báo hải quan... Điều này sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức, rút ngắn tối đa thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công khai, minh mạch trong quản lý, điều hành. Đồng thời tăng cường tiện ích và cải thiện lòng tin của người dân khi giao dịch điện tử hay sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Nhằm phối hợp thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình chuyển đổi số quốc gia, VNPT cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp túc đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan để tăng cường triển khai tích hợp toàn trình và toàn diện dịch vụ VNPT SmartCA trên tất cả các cổng dịch vụ công, mang đến sự thuận lợi cao nhất cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch trên môi trường số.
Ngọc Minh
" alt=""/>Dễ dàng thực hiện dịch vụ công trực tuyến với giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA