Minh chứng rõ nhất hiện nay là chương trình đặt cọc hai mẫu ô tô điện VF 8 và VF 9 mà VinFast đang triển khai từ ngày 6/1 - 6/4/2022. Theo đó, khách hàng đặt cọc 10 triệu đồng mua xe VF 8 hoặc VF 9 sẽ được nhận voucher thanh toán có giá trị 150 triệu đồng đối với VF 8 và 250 triệu đồng đối với VF 9. Voucher được chuyển nhượng tự do sau ngày 6/4/2022 và có thời hạn đến tận tháng 12/2023.
Thêm vào đó, khách hàng còn được tặng kèm bộ sạc pin di động và miễn phí gói tính năng an toàn cao cấp và hỗ trợ người lái nâng cao (ADAS và Smart Service) trị giá tới 132 triệu đồng.
Khách hàng ký hợp đồng đặt cọc mua xe chính thức còn được nhận thêm voucher nghỉ dưỡng Vinpearl có giá trị lên tới 118 triệu đồng. Hãng xe Việt cũng không giới hạn số lượng xe đặt cọc đối với mỗi khách hàng.
Như vậy, với số tiền 10 triệu đồng đặt trước, khách hàng nhận được ưu đãi có tổng giá trị có thể lên tới 382 triệu đồng, gấp gần 40 lần giá trị cọc. Nếu vì lý do nào đó mà khách hàng không còn nhu cầu nhận xe, VinFast sẽ hỗ trợ hoàn lại toàn bộ tiền đặt cọc khi khách hàng hoàn trả voucher chưa sử dụng.
![]() |
Theo kinh nghiệm của anh Lê Hiếu, khách hàng đặt mua VF 8 tại Hà Nội, ngay cả khi không còn ý định lấy xe, khách hàng cũng sẽ không hủy cọc, vì giá trị voucher 150 triệu đồng đối với VF 8 và 250 triệu đồng đối với VF 9 có giá trị cao hơn tới hàng chục lần khoản tiền đặt cọc. Việc bán lại voucher sau khi chương trình ưu đãi cho người tiên phong kết thúc để hưởng chênh lệch hoàn toàn có thể đem lại một khoản "lãi" không hề nhỏ. Nếu đứng ở góc độ đầu tư, việc đặt cọc mua ô tô điện VinFast thực sự là một cơ hội "đầu tư nắm chắc phần thắng".
Anh Hiếu phân tích: "Cứ nhìn tình hình đơn đặt hàng VF 8 và VF 9 tăng vọt là biết độ hot của các xe này như thế nào. Các suất đặt cọc sớm được nhận xe sớm vì vậy sẽ càng có giá hơn. Chưa kể xe điện còn đang được hưởng ưu đãi 0% lệ phí trước bạ của chính phủ nên càng hot, nhu cầu mua ô tô điện theo đó sẽ tăng cao, tạo cơ hội và lợi nhuận cho những ai có sẵn voucher để bán".
Trước đó, những khách hàng tin tưởng đặt cọc ô tô điện VinFast VF e34 từ sớm, đặt cọc 50 triệu đồng để hưởng “full” ưu đãi đến thời điểm này đều có thể bán lại suất mua với tiền lãi khoảng 15 - 20 triệu đồng. Nhưng số lượng suất mua như vậy trên thị trường không nhiều, bởi với số tiền 495 triệu đồng (sau khi trừ hết ưu đãi), VF e34 thực sự là món hời. Số đông lo rằng sau khi bán đi sẽ không còn cơ hội mua được giá tốt như trước đây.
Cơ hội không dừng lại ở đó. Khi khách hàng ký hợp đồng đặt cọc mua xe chính thức, VinFast còn tặng thêm voucher gói dịch vụ nghỉ dưỡng Vinpearl một biệt thự biển 3 phòng ngủ dành cho 4 người trong 7 ngày tại một hoặc nhiều khách sạn Vinpearl ở Việt Nam, trị giá tới 118 triệu đồng. Đặc biệt, voucher này có thể chia nhỏ để đi nhiều lần, đồng nghĩa với cơ hội trải nghiệm Vinpearl cũng nhiều hơn. Khách hàng còn được miễn phí tiền đưa đón từ sân bay đến khách sạn, miễn phí tiền ăn ở khách sạn và tiền vé vào cửa các khu VAP, Safari, Golf không giới hạn số lần. Kết hợp với việc cho phép chuyển nhượng tự do, voucher Vinpearl sẽ có tính thanh khoản rất cao, đặc biệt khi du lịch được mở cửa.
Anh Kiên Nguyễn - một khách hàng đặt mua VF 9 từ sớm khẳng định: "Đây rõ ràng là cơ hội đầu tư chỉ có cửa thắng, không có cửa thua vì VinFast hỗ trợ sang nhượng hoặc rút cọc mà không thu bất kỳ khoản phí nào".
Nhiều khách hàng có cùng quan điểm với anh Kiên, bởi người sở hữu xe thực sự nhận nhiều giá trị hơn khi họ vừa có thể bán voucher Vinpearl để kiếm lời nếu không có nhu cầu, vừa được sở hữu xe với giá hời bằng voucher thanh toán cùng gói quà tặng sạc pin di động, gói an toàn cao cấp ADAS và Smart Service trị giá 132 triệu đồng.
Sau thành công với VF e34, chính sách bán hàng khác biệt của VinFast tiếp tục đề cao quyền lợi của người tiêu dùng đúng với triết lý của hãng, đặc biệt là những quyền lợi tri ân khách hàng tiên phong. Đây là chính sách “vô tiền khoáng hậu” trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thế Định
" alt=""/>‘Hời’ lớn khi đặt mua sớm ô tô điện VinFast VF 8 và VF 9Theo quy định của Nghị định 126, kể từ ngày 5/12, các nền tảng gọi xe sẽ phải thực hiện kê khai và thu hộ thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho các cá nhân. Mức thuế thu hộ là 10% tính trên tổng doanh thu phát sinh thay vì mức thu 3% trên phần doanh thu được nhận như hiện nay.
Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Tổng cục Thuế) cho biết: Điểm mới của quy định này là khai thuế trên tổng doanh thu hoạt động hợp tác kinh doanh giữa tổ chức và cá nhân.
Theo đó, quy định nêu: “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức, mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân, cho cá nhân hợp tác kinh doanh”.
Với quy định này, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải như Grab, Gojek, be… phải thực hiện khai và nộp thuế GTGT ở mức 10%.
Theo lý giải của ông Lưu Đức Huy, thực tế, theo quy định của các chính sách thuế và quy định của hóa đơn, người cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khách hàng, người đó phải đứng ra để xuất hóa đơn và khai thuế GTGT đối với cơ quan thuế. Trong trường hợp này, tổ chức đứng ra tổ chức các hoạt động đó, họ phải đứng ra khai thuế GTGT. Đây là khoản thu áp người tiêu dùng.
Dù vậy, một số doanh nghiệp còn lúng túng trước quy định này. Họ cho biết, chưa rõ các dịch vụ xe hai bánh (gồm cả dịch vụ chở khách, giao hàng hóa, đồ ăn…) có nằm trong đối tượng bị thu hay không.
Cụ thể, trong buổi tọa đàm về thuế và hải quan vừa qua, một doanh nghiệp gọi xe thắc mắc về việc có áp dụng quy định của Nghị định 126 cho loại hình xe hai bánh hay không?
Nêu ý kiến với cơ quan thuế, doanh nghiệp này cho biết: "Với dịch vụ 2 bánh, doanh nghiệp chỉ hợp tác kinh doanh và chia sẻ trên doanh thu. Nghị định 10 Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay chỉ nhắc đến loại hình kinh doanh ô tô. Trong khi dịch vụ hai bánh lại chưa có một quy định nào cụ thể".
"Tài xế công nghệ phải hiểu quyền lợi của mình"
Trả lời phóng viên ICTnews về vấn đề này, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biết, quy định về thuế mới sẽ áp dụng thống nhất đối với tất cả các loại hình dịch vụ vận tải.
"Nghị định 126 quy định trách nhiệm kê khai thuế thuộc về doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải – là lĩnh vực Nhà nước phải quản lý", lãnh đạo Tổng cục thuế nói.
Ông Đặng Ngọc Minh cho biết: Trách nhiệm kê khai thuộc về doanh nghiệp. Theo quy định mức khai là 10% và doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào. Với quy định này, lái xe chỉ có trách nhiệm khai và nộp phần thuế thu nhập cá nhân 1,5%, nếu thu nhập vượt quá 100 triệu đồng/năm. Người nào ở dưới mức này sẽ được hoàn lại thuế. “Vì thế, đây không chỉ là vấn đề lợi ích của khách hàng, mà cũng chính là lợi ích của các tài xế. Người lái xe cũng cần hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình”.
Một số ý kiến cho rằng, các nền tảng gọi xe trên thực tế cũng trực tiếp tham gia vào việc điều hành như các công ty vận tải. Do đó phải có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế như các doanh nghiệp vận tải truyền thống. Dẫu vậy, cũng có nhiều lo ngại, bởi việc thay đổi chính sách thuế có thể sẽ gây ra những thay đổi và ảnh hưởng đến giá thành của các dịch vụ và đối tượng ảnh hưởng chính là người dùng.
Các cuốc xe có thể sẽ tăng giá trong thời gian tới, nhưng các ứng dụng gọi xe sẽ phải thận trọng trong việc tính toán chiến lược giá, để có thể giữ chân cả tài xế, khách hàng trong việc cạnh tranh chiếm thị phần và cả việc cạnh tranh với các dịch vụ truyền thống.
Duy Vũ
Các ứng dụng gọi xe công nghệ hiện nay đều quy về loại hình doanh nghiệp kinh doanh vận tải và doanh nghiệp sẽ phải khai, thu 10% VAT tổng doanh thu. Lý do được đưa ra là các doanh nghiệp này trực tiếp tham gia điều hành.
" alt=""/>Tăng thuế GTGT với tất cả dịch vụ xe công nghệ hai bánh, giao hàngViettel, công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam, đang để mắt tới các startup toàn cầu và có thể sẽ thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ các startup của nước ngoài. Ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Viettel đã nhận ra rằng việc đầu tư vào các startup là một điều chắc chắn bởi khi công việc kinh doanh phát triển, công ty sẽ phải đa dạng hóa lĩnh vực.
Trả lời trang Dealstreetasia, ông Dũng cho biết: “Nhiều startup đang sử dụng cơ sở hạ tầng mạng để phát triển các sản phẩm, thế nên đây chính là nền tảng của sự hợp tác. Chúng tôi cũng có thể mua lại một số startup nếu những người sáng lập muốn từ bỏ”. Bộ phận đầu tư toàn cầu của Viettel đã đề xuất khởi động một quỹ đầu tư để rót vốn cho các startup ở nước ngoài. Hầu hết các công ty viễn thông lớn ở nước ngoài đều có các quỹ đầu tư mạo hiểm riêng và Viettel cũng muốn đi theo con đường đó bởi mục tiêu của công ty này là lọt vào Top 20 công ty viễn thông hàng đầu thế giới.
Tại châu Á, công ty viễn thông Singtel Group của Singapore đã thành lập một đơn vị chuyên đầu tư cho các startup có tên gọi Singtel Innov8 với số vốn ban đầu khoảng 200 triệu USD. Nguồn quỹ này tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ sự tăng trưởng của công ty mẹ, bao gồm công nghệ và các giải pháp đem đến sự thay đổi trong hiệu năng mạng, các thiết bị thế hệ tiếp theo, các dịch vụ nội dung số và nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Khi nói về sự thành lập của quỹ đầu tư mạo hiểm này, Singtel cho hay: “Innov8 là một phần trong chuyến hành trình của Singtel Group nhằm chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống trở thành một nhà cung cấp giải pháp truyền thông đa phương và ICT hàng đầu”. Điều này cũng giống như những gì Viettel đang làm. Ông Dũng chia sẻ: “Sự mở rộng vào các ngành khác là một xu hướng không thể tránh khỏi. Một khi mạng viễn thông đã phát triển đến một giai đoạn nào đó, nếu các nhà mạng không cung cấp các dịch vụ và nội dung phát triển khác, nhà mạng đó không thể phát tăng trưởng hơn được nữa”.
![]() |