Anh Chu sống tại TP Trùng Khánh, Trung Quốc cho biết, ba năm trước, anh đã quen một phụ nữ trên mạng xã hội. Sau đó, Chu liền rời thành phố để đến Nam Kinh. “Khi đó, tôi nói với gia đình rằng, mình muốn mở một quán ăn nhỏ nên đã vay mượn bạn bè tiền để đầu tư làm ăn. Tuy nhiên, đối tượng tôi tìm hiểu lại là một người trong đường dây kinh doanh đa cấp. Cô ta chỉ muốn lợi dụng chứ không hề yêu thương tôi. Sau hơn một năm, tôi trở về quê, đến vé xe cũng phải nhờ người nhà mua giúp”, anh Chu chua chát nói.
Do cảm thấy hẹn hò qua mạng không ổn, người nhà anh Chu liền nhờ người mai mối giúp. Đến tháng 5/2020, anh Chu đã đi đăng ký kết hôn với cô Hoàng, một người kém mình 10 tuổi.
 |
Anh Chu. (Ảnh: Redstar). |
“Người mai mối nói cô ấy là người thật thà. Chúng tôi tìm hiểu được ba tháng, nhưng thời gian nói chuyện không nhiều. Trước khi kết hôn, tôi không được biết về tình trạng sức khỏe của vợ, chỉ biết rằng cô ấy phải uống thuốc để trị bệnh mỗi ngày”, anh Chu cho biết.
Để chuẩn bị cho việc kết hôn, Chu đã vay người thân, họ hàng hơn 10 vạn Nhân dân tệ (350 triệu VNĐ). Trong đó, 6 vạn tệ được dùng làm sinh lễ cho nhà gái, số còn lại để mua trang sức và chuẩn bị tiệc cưới.
Kết hôn chưa lâu, anh phát hiện vợ mình có những biểu hiện bất thường. “Ban đêm cô ấy không ngủ mà thường đi lại trên đường. Vừa đi cô ấy vừa hét lên: "Sợ quá, sợ quá". Tới khi kiểm tra lọ thuốc của vợ, tôi mới phát hiện cô ấy mắc bệnh tâm thần nặng”, Chu nói với phóng viên tờ QQ.
Sau đó, gia đình anh Chu đã tìm bên thông gia để hỏi về bệnh tình của cô Hoàng, nhưng người nhà cô Hoàng chỉ giải thích rằng: “Chứng bệnh trên không nghiêm trọng, chỉ cần uống thuốc”. Cảm thấy bản thân bị lừa, anh Chu liền đệ đơn yêu cầu tòa án cho ly hôn.
Tuy nhiên tòa án quận Đại Túc, TP Trùng Khánh, vào tháng 12/2020, đã bác đơn khiếu nại của anh Chu, bởi họ cho rằng dù cô Hoàng đã mắc bệnh tâm thần trước khi kết hôn, nhưng lại không hề có triệu chứng nặng. Luật pháp Trung Quốc cũng không có điều khoản nào quy định bệnh tâm thần thì không thể lấy chồng.
Ngoài ra, việc anh Chu và cô Hoàng cùng đi tới cơ quan đăng ký kết hôn là điều chứng tỏ hai bên đều tình nguyện. Do vậy, không có căn cứ chứng minh cô Hoàng mắc chứng tâm thần tại thời điểm đi đăng ký.
Nên tòa kết luận, cuộc hôn nhân của Chu-Hoàng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và có giá trị về mặt pháp lý.
Luật sư Hùng Húc, Công ty luật sư Hữu Bang có trụ sở ở TP Bắc Kinh, Trung Quốc nhận định, vụ việc của anh Chu đã để lộ ra một số bất cập trong vấn đề hôn nhân ở nước này.
“Vụ của anh Chu cho thấy, việc khám bệnh trước hôn nhân là cần thiết để có thể tránh trường hợp phát hiện ra vợ hoặc chồng mắc bệnh hiểm nghèo sau khi kết hôn. Để làm được điều này, các ngành chức năng cần đẩy mạnh vận động khám sức khỏe trước hôn nhân cho các cặp đôi”, luật sư Hùng nói với tờ QQ.
Tuấn Trần

Nôn nóng lấy vợ, người đàn ông bị cú lừa đau đớn
Trong thời gian chuẩn bị hôn lễ, người đàn ông mới phát hiện, bạn gái thực ra là vợ của một đồng nghiệp.
" alt=""/>Chi hàng trăm triệu kết hôn, chàng trai bị lừa cưới vợ mắc bệnh tâm thần
Ở Nhật Bản, các sự kiện mai mối có tên là "omiai", nơi một người độc thân xem mặt đối tượng tiềm năng để tiến đến hôn nhân. Omiai thường chỉ có hai người độc thân với nhau song đôi khi bố mẹ của họ cũng cùng tham dự.Theo The Mainichi, trong những năm gần đây, khái niệm "omiai ủy nhiệm" phổ biến hơn cả. Tại những sự kiện xem mặt này, các bậc cha mẹ gặp nhau mà không cần sự có mặt của con cái.
 |
Sự kiện mai mối "omiai" thường dẫn đến những cuộc hôn nhân sắp đặt. Ảnh: Shutterstock. |
Nỗ lực xem mặt thay con
Vào đầu tháng 4, khoảng 40 người đàn ông và phụ nữ trung niên đã tập trung tại một hội trường ở phường Naka, Yokohama.
Trên tay của mỗi người tham gia là một mảnh giấy khổ A3 được gọi là "bảng mô tả". Trên đó không có tên, nhưng được đánh số. Ngoài những thông tin cơ bản như tuổi, chiều cao, trình độ chuyên môn và sở thích, còn có cột lịch sử hôn nhân và yêu cầu bạn đời.
Tất cả mô tả này không phải về bản thân người tham gia, mà về con cái họ. Các ông bố bà mẹ đến đây với mục đích duy nhất là tìm kiếm chàng rể, nàng dâu vừa ý mình.
Ngay sau khi sự kiện bắt đầu, các bậc phụ huynh đeo thẻ số trên cổ, không ngừng giới thiệu, trao đổi bảng mô tả về con cái của họ với người xung quanh.
"Con trai tôi rất kiên nhẫn, vì vậy tôi chắc chắn rằng nó sẽ trở thành người chồng, người cha tốt", một người đàn ông nói khi khoe ảnh và hồ sơ của con trai mình.
 |
Cha mẹ giới thiệu con cái của họ với nhau tại một sự kiện mai mối ủy nhiệm ở phường Naka, Yokohama. Ảnh: Mainichi. |
Người phụ nữ mà ông đang nói chuyện tiết lộ lý do tham gia sự kiện: "Tôi thực sự muốn nhìn thấy con gái mình lấy chồng, sinh con".
Sau cuộc trò chuyện, cả hai trao đổi "hồ sơ" với thông tin cơ bản về những đứa con của họ và chuyển sang bàn tiếp theo.
Trong những cuộc trao đổi chớp nhoáng này, các ông bố bà mẹ phải làm nổi bật được thế mạnh của con mình, đặc biệt về tính cách. "Nghiêm túc và ấm áp" hay "trung thực và chăm chỉ" là những "từ khóa" họ thường dùng để mô tả.
Nếu cha mẹ hai bên nói chuyện và cảm thấy thích hợp, họ sẽ trao đổi thông tin về con cái chi tiết hơn, bao gồm tên, ảnh và liên lạc. Sau đó, những đứa con sẽ quyết định về buổi xem mặt chính thức thông qua thảo luận với phụ huynh.
"Con tôi không phải là người chủ động"
Một người đàn ông 62 tuổi tham gia "omiai ủy nhiệm" để tìm bạn đời cho con trai mình, một công chức 33 tuổi sống ở phường Aoba của Yokohama, tâm sự: "Có rất nhiều dịch vụ mai mối trên mạng, nhưng tôi nghi ngờ thông tin họ cung cấp và lo lắng rằng ít có cơ hội thành công".
Ông nói rằng bản thân "cảm thấy an toàn hơn" tại sự kiện này, nơi mình có thể nghe thấy mọi thứ từ quan điểm của các phụ huynh khác.
Một bà mẹ 66 tuổi có con gái 34 tuổi đang sống ở phường Chuo, Tokyo, cho biết "omiai ủy nhiệm" ngày nay thuận tiện hơn mai mối truyền thống vì đa số các phụ huynh không quen biết gì nhau.
"Nếu gặp người quen tôi phải để ý đến thái độ của họ, nhưng tại đây, tôi có thể thẳng thắn nói 'không' nếu thấy đối tượng không đáp ứng được yêu cầu. Tất nhiên phụ huynh chỉ có thể tích cực tham gia, còn quyền quyết định là ở lũ trẻ".
Hiệp hội Phụ huynh ở phường Shimogyo, Kyoto cho ra mắt sự kiện xem mặt thay thế lần đầu vào tháng 10/2005. Kể từ đó, có khoảng 500 "omiai ủy nhiệm" thu hút 40.000 người tham gia trên khắp Nhật Bản.
 |
Nhiều người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân, không mặn mà với kết hôn, sinh con. Ảnh:Adobe Stock. |
Một trong những lý do đằng sau nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ như vậy là mọi người kết hôn muộn hơn hoặc hoàn toàn không muốn lập gia đình.
Theo điều tra dân số quốc gia, tỷ lệ người không kết hôn trước 50 tuổi vào năm 1985 là dưới 5% cho cả nam và nữ. Nhưng vào năm 2015, con số này tăng lên thành 14,06% đối với nữ và 23,37% ở nam giới.
Người đứng đầu Hiệp hội Phụ huynh, Shoji Wakisaka, cho rằng mai mối ủy nhiệm có nhiều lợi thế. Người trẻ thường nhận thức được những phẩm chất tốt của bản thân nhưng không nhận ra tật xấu của mình.
"Nên có thể tránh được những rắc rối sau này khi ngay từ đầu các bậc cha mẹ nói cho nhau biết ý định thực sự của mình, chẳng hạn như 'Con tôi không phải là người chủ động', 'Tôi muốn sống cùng con'. 'Nhà chúng tôi cách xa trung tâm thành phố'".
Tuy nhiên, phụ huynh trao đổi thông tin là một chuyện, còn con cái có sẵn sàng liên hệ, hẹn hò với nhau không lại là chuyện khác. Đôi khi, người trẻ từ chối liên lạc với nhau, và lắm lúc, họ gặp nhau nhưng mọi thứ không như tưởng tượng. Phụ huynh không thể can dự vào những gì xảy ra tiếp theo.
Theo Zing

'Thế hệ chuột túi' ăn bám cha mẹ vì sợ kết hôn
Nhiều người Hàn Quốc 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt tài chính lẫn tình cảm vì thất nghiệp, không hẹn hò, kết hôn.
" alt=""/>Cha mẹ già ở Nhật sốt sắng vì con U40 không chịu hẹn hò