Dân làng phải vận chuyển hàng hóa, đồ tiêu dùng bằng ngựa. Ảnh: Global Times.
"Làng tôi không có con đường nào mở ra đại lộ vì vậy tôi phải dắt ngựa dọc theo một con đường núi để vận chuyển hạt giống, phân bón, muối và gạo. Con ngựa con nhỏ người nhưng có thể mang hơn 200 kg đấy", anh Secong chia sẻ.
Lý do anh Secong phải chia tay chú ngựa của mình là tháng Tư tới đây, người ta sẽ hoàn thành việc xây dựng một con đường dài 3,8 km nối từ ngôi làng sâu trong thung lũng của anh tới những vùng lân cận. Khi đó, dân làng có thể di chuyển bằng cách nhanh hơn nhiều, là đi bằng xe máy.
“Abuluoha” – tên ngôi làng nơi anh Secong sinh sống, trong tiếng dân tộc Yi có nghĩa là một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi ít người đi lại. Ngôi làng “hẻo lánh” này nằm sâu bên trong thung lũng của sông Jinsha và được bao quanh bởi những ngọn núi từ ba phía cùng một vách đá ở phía còn lại.
Song Ming, một nhân viên thông tin của chính quyền quận Liangshan cho biết, trước khi việc xây dựng con đường nối làng với bên ngoài được bắt đầu vào tháng 6 năm 2018, Abuluoha được biết đến là ngôi làng cuối cùng không có đường nhựa đi qua ở Trung Quốc.
Dân làng thường phải dành hơn 3 giờ đồng hồ để đi từ nhà của họ đến con đường đang được xây dựng, nơi họ có thể đi đến các quận lỵ qua một ngôi làng khác.
![]() |
Cáp treo dài 420 mét được lắp đặt để hỗ trợ người dân đi lại. Ảnh: People's Daily. |
Công nhân cầu đường đã lắp đặt một dây cáp treo dài 420 mét nối từ thung lũng tới con đường mới. Một cáp treo có thể vận chuyển đến 1 tấn hàng.
Liangshan – nơi tự hào có số lượng người Yi lớn nhất Trung Quốc, là một trong những khu vực kém phát triển nhất ở Tứ Xuyên.
Do quá khó để tiếp cận tới ngôi làng này, người ta phải huy động một chiếc trực thăng M26 để vận chuyển 8 máy xúc lớn và các thiết bị khác đến phục vụ công trình xây dựng. Địa điểm xây dựng quá hẹp nên không thể sử dụng nhiều máy đào cùng lúc, điều đó làm chậm tiến độ một cách đáng kể.
“Có những ngày, chúng tôi chỉ hoàn thành được có 5 mét đường”, Hu Wei - một quan chức phụ trách công trường xây dựng, cho biết.
![]() |
Chiếc trực thăng M26 vận chuyển 8 máy xúc lớn và các thiết bị khác đến phục vụ công trình xây dựng. Ảnh: SCMP. |
Jinie Ziri - trưởng làng, vui mừng ra mặt: "Bình thường, chúng tôi mất gần 7 giờ để đi từ nhà tôi đến quận lỵ trong tỉnh. Giờ đây, nhờ có cáp treo, tôi chỉ mất chưa đầy 3 giờ để đi đến đó”.
Cô còn cho biết, dân làng sẽ mở rộng diện tích trồng tiêu không hạt và konjac, 2 loại đặc sản địa phương và xây dựng một cơ sở du lịch sinh thái để tăng thu nhập sau khi con đường được hoàn thành vào tháng Tư năm nay.
Nằm trên một hòn đảo tư nhân, ngôi làng còn được biết tới với tên gọi 'boongke của các tỷ phú'.
" alt=""/>Ngôi làng bị cô lập ở Trung Quốc sắp được kết nối với thế giớiChúng tôi lấy nhau cách đây 7 năm. Cưới nhau chưa được bao lâu, tôi đã biết mình sai lầm. Sau khi tôi sinh con đầu lòng, anh bỏ bê gia đình. Ngoài công việc kinh doanh, thời gian còn lại anh dành để bia rượu, đi chơi cùng bạn bè.
![]() |
Không chỉ đi nhậu thông thường, vài lần tôi còn bắt gặp hình ảnh anh đi hát karaoke, ôm eo các cô gái trên Facebook của bạn anh.
Khi tôi trách móc, anh bảo tôi là ‘phụ nữ không làm ra tiền thì hãy yên phận mà nuôi con’. Gia đình chồng tôi cưng chiều con cháu, không ai khuyên bảo anh giúp tôi.
Vừa nuôi con nhỏ vừa gặp cảnh chồng vô tâm, lăng nhăng, tôi vô cùng mệt mỏi. Nhưng rồi nhờ có con, tôi cũng vượt qua được.
Sau khi con lớn, tôi xin đi làm thì anh không cho. Anh yêu cầu tôi ở nhà chăm con và đi chợ, nấu cơm phục vụ anh và nhà chồng. Thú thực điểm duy nhất khiến tôi hài lòng là anh không để mẹ con tôi phải thiếu thốn bất cứ thứ gì.
Tôi nghĩ mình cứ an phận như vậy mà nuôi con khôn lớn. Bởi nếu bây giờ làm căng, đòi ly hôn, tôi phải ra đường với hai bàn tay trắng. Quan trọng hơn, tôi khó giành được quyền nuôi con khi không có việc làm, không nhà cửa.
Vì vậy, tần suất anh vắng nhà nhiều hơn cũng không khiến tôi phẫn uất như trước. Tôi cam chịu ngày ngày đưa đón con đi học, về nhà dọn dẹp, nấu nướng cho cả nhà chồng.
Ấy vậy mà 'cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng', anh về thông báo với tôi một tin động trời. Cô gái anh quen nơi quán hát đã có thai. Cô ta nằng nặc khẳng định đó là con anh.
Anh cho rằng, cô ta cố tình cài bẫy anh.
Khi cô ta làm xét nghiệp ADN bào thai, kết quả chính xác là con anh thì anh lại khẳng định, không yêu thương gì ‘chỉ là qua đường’ nhưng không may để lại ‘hậu quả’.
Dù anh có chối bỏ, người phụ nữ kia vẫn tạo áp lực, yêu cầu anh có trách nhiệm với cái thai trong bụng.
Trong lúc tôi chán ngán, đau khổ, gia đình chồng tôi không hề an ủi còn khuyên tôi ‘đàn ông năm thê bảy thiếp’ phải biết nín nhịn để giữ chồng.
Đồng thời, gia đình chồng tôi đưa giải pháp nên để cô gái kia sinh con ra, họ sẽ có trách nhiệm lo cho hai mẹ con. Họ lý giải, nhà chồng ít con, ít cháu nay có thêm người là điều may mắn.
Mẹ chồng còn khuyên tôi nên vui vẻ, chấp nhận việc chồng có thêm con riêng ở ngoài bởi bà sẽ đảm bảo tôi vẫn là vợ hợp pháp duy nhất.
Tôi nghe những lời nói đó mà thấy chua chát trong lòng. Nếu gia đình chồng dung túng cho thói trăng hoa ấy, sau này không biết chồng tôi sẽ dắt thêm bao đứa trẻ về nhà? Con tôi lớn lên trong ngôi nhà có bố như vậy nhân cách cháu liệu có bị ảnh hưởng?
Cuối cùng, tôi đưa con về ngoại để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng vài hôm. Chồng tôi thấy vợ như vậy, không một chút hối lỗi, anh quay ra trách móc tôi. Anh nói tôi là vợ mà không biết nhẫn nhịn để giữ chồng.
Lúc chồng bị người ta ‘chơi xấu’ không chung lưng giúp đỡ mà quay ra làm khó chồng và 'vì cô vụng dại như vậy tôi mới đi ra ngoài 'bóc bánh trả tiền''.
Anh còn nặng nề đe dọa, nếu tôi không đem con trở về nhà chồng thì đừng trách anh bạc tình. Xin độc giả cho tôi lời khuyên, tôi thực sự quá mệt mỏi.
Mẹ từng nói, gia đình tôi gia giáo, tôi phải tìm người môn đăng hộ đối, không bao giờ bà chấp nhận tôi “làm lẽ” người khác
" alt=""/>Chồng ngoại tình để lại hậu quả còn trách vợ không biết giữ gia đình