
>> "Nói xấu" trường trên Facebook, cựu quán quân Olympia bị kỷ luật?
Lá xoài cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: MedicineNet).
Giàu hợp chất thực vật có lợi
Lá xoài chứa một số hợp chất thực vật có lợi, bao gồm polyphenol và terpenoid.
Theo MedicineNet, Polyphenol có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp cải thiện vi khuẩn đường ruột, điều trị hoặc ngăn ngừa các tình trạng như béo phì, tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
Terpenoid là chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực tối ưu và sức khỏe miễn dịch.
Ngoài ra, lá xoài là nguồn cung cấp các khoáng chất như nitơ, kali, phốt pho, sắt, natri, canxi, magie và các vitamin như A, B, E và C.
Các nghiên cứu đã xác định nó như một tác nhân chống vi khuẩn và phương pháp điều trị tiềm năng cho khối u, bệnh tiểu đường, bệnh tim và các bất thường về tiêu hóa chất béo. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nghiên cứu trên người
Giàu chất chống oxy hóa
Các gốc tự do được tạo ra trong quá trình trao đổi chất dẫn đến nhiều bệnh thoái hóa như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, bệnh thiếu máu cục bộ và rối loạn thần kinh. Lá xoài chứa phenolic và flavonoid, chất chống oxy hóa giúp làm giảm tác động có hại của các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Giàu đặc tính chống viêm
Viêm mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson. Theo một nghiên cứu trên động vật, chiết xuất lá xoài có tác dụng chống viêm có thể giúp chống lại các dấu hiệu sinh học của stress oxy hóa và viêm do con người tạo ra trong não.
Có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy lá non của cây xoài chứa các chất phytochemical và tannin gọi là anthocyanidin, có thể giúp điều trị tình trạng đường trong máu cao.
Lá chứa một hợp chất gọi là 3beta-taraxerol và chiết xuất etyl axetat có tác dụng hiệp đồng với insulin để kích hoạt chất vận chuyển glucose loại 4 (protein hỗ trợ vận chuyển glucose đến nhiều mô khác nhau) và kích thích tổng hợp glycogen. Do các yếu tố này, lá xoài có thể giúp điều trị bệnh mạch máu tiểu đường và bệnh võng mạc tiểu đường.
Thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa
Uống nước lá xoài có tác dụng như thuốc bổ dạ dày, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh về dạ dày như loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Có thể có đặc tính chống ung thư
Các polyphenol có trong lá xoài bao gồm gallotannin, axit phenolic, quercetin và mangiferin có tác dụng phòng ngừa đối với nhiều loại ung thư do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của chúng.
Ngăn ngừa tăng cân
Chiết xuất lá xoài chứa mangiferin, một hợp chất giúp kích hoạt mức adiponectin cao hơn. Adiponectin là một protein truyền tín hiệu tế bào đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo và điều hòa lượng đường trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu trên động vật đã báo cáo rằng chiết xuất lá xoài ức chế sự tích tụ chất béo trong các tế bào mô, do đó giúp kiểm soát tình trạng béo phì, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Tương tự, theo Healthline, một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy các tế bào được xử lý bằng chiết xuất lá xoài có mức chất béo lắng đọng thấp hơn và mức adiponectin cao hơn.
Trong một nghiên cứu trên chuột bị béo phì, những con được cho uống trà lá xoài, ngoài chế độ ăn nhiều chất béo, tăng ít mỡ bụng hơn những con chỉ được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo.
Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 97 người lớn bị thừa cân, những người được cho dùng 150mg mangiferin mỗi ngày có mức chất béo trong máu thấp hơn và đạt điểm cao hơn đáng kể về chỉ số kháng insulin so với những người được cho dùng giả dược.
Kháng insulin thấp hơn cho thấy khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trên người.
Tăng cường mạch máu
Lá xoài có đặc tính hạ huyết áp, giúp tăng cường mạch máu và điều trị chứng giãn tĩnh mạch.
Tăng cường sức khỏe làn da
Lá xoài có đặc tính chống oxy hóa có thể chống lại các dấu hiệu lão hóa da, tăng sản xuất collagen và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Mangiferin, một hợp chất có trong lá xoài, cũng có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến (một tình trạng da gây ra các mảng da khô, ngứa).
Có lợi cho tóc
Vì lá xoài rất giàu chất chống oxy hóa nên chúng có thể giúp bảo vệ nang tóc khỏi bị hư tổn và thúc đẩy tóc mọc.
Như vậy, lá xoài hoặc chiết xuất của chúng được coi là an toàn để tiêu thụ và không có tác dụng phụ nào được ghi nhận khi sử dụng lá xoài. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung do thiếu các nghiên cứu trên người.
Bất kỳ thực phẩm bổ sung nào cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng hoặc tương tác với thuốc.
Lá xoài có thể ăn tươi hoặc bạn cũng có thể pha trà bằng cách đun sôi lá trong nước. Chuẩn bị trà lá xoài tại nhà bằng cách đun sôi 10-15 lá xoài tươi trong khoảng 150ml nước. Lá xoài cũng có sẵn dưới dạng bột, chiết xuất và thực phẩm bổ sung.
" alt=""/>Ăn lá xoài có tác dụng gì với sức khỏe?Hội nghị diễn ra vào sáng 24/10 tại Bệnh viện Quân y 103.
Theo PGS Tuấn, ở Việt Nam có 29 cơ sở thực hiện ghép mô tạng. Chúng ta đã thực hiện được hơn 8.000 ca ghép tạng.
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Chủ nhiệm Bộ môn Điều dưỡng, Học viện Quân y (Ảnh: Minh Nhật).
Tất cả thành quả này đều có sự góp sức của lực lượng điều dưỡng. Trên thực tế, vai trò của các điều dưỡng cực kỳ quan trọng.
"Các điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong toàn bộ quá trình, từ khi vào viện cho đến khi ra viện. Kể cả trước, trong và sau phẫu thuật, công tác điều dưỡng đều đóng vai trò rất quan trọng", PGS Tuấn phân tích.
Theo chuyên gia này, bất kỳ phẫu thuật nào nếu muốn thành công phải chú trọng khâu chăm sóc tiền phẫu và hậu phẫu trước.
Với vai trò lớn, theo PGS Tuấn, để phát triển lĩnh vực ghép tạng, công tác đào tạo nâng cao chuyên môn cho điều dưỡng là rất quan trọng.
Đối với ghép tạng, ngoài các kiến thức chung, điều dưỡng phải có kiến thức cơ bản về các thuốc dùng trong ghép, phải được đào tạo về nhiệm vụ và chức trách trong công tác ghép, từ tiếp nhận người bệnh, chuẩn bị trước ghép đến chăm sóc sau ghép.
Vai trò của điều dưỡng có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và thậm chí xuyên suốt cuộc đời người bệnh.
"Người ghép tạng có yêu cầu chăm sóc rất cao. Do đó, người điều dưỡng trong công tác ghép tạng phải linh hoạt, nhanh nhạy, can thiệp kịp thời, túc trực thường xuyên, chăm sóc tích cực và hết lòng vì người bệnh", PGS Tuấn phân tích.
Điều dưỡng là xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe
Hội nghị khoa học Điều dưỡng Bệnh viện Quân y 103 là hoạt động hướng tới chào mừng 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1944), 34 năm ngày thành lập Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990) và 74 năm ngày thành lập Bệnh viện Quân y 103 (20/12/1950).
Theo PGS.TS Lương Công Thức, Giám đốc Bệnh viện Quân y 103, điều dưỡng trong bệnh viện giống như xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Họ không chỉ là người chăm sóc hàng ngày, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, để cải tiến và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
PGS.TS Lương Công Thức, Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 (Ảnh: Minh Nhật).
Thông qua các nghiên cứu, điều dưỡng có thể tìm ra những phương pháp mới, hiệu quả hơn trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Chất lượng chăm sóc bệnh nhân không ngừng được nâng cao nhờ vào những phát hiện và ứng dụng từ các nghiên cứu này.
Theo GS.TS Trần Viết Tiến, Phó giám đốc Học viện Quân y, điều dưỡng không chỉ đảm nhiệm vai trò chăm sóc hàng ngày mà còn là những người tiên phong trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nhờ đó tiến hành cải tiến chất lượng chăm sóc sức khỏe, mang lại lợi ích thiết thực cho người bệnh.
GS.TS Trần Viết Tiến, Phó giám đốc Học viện Quân y (Ảnh: Minh Nhật).
Vai trò của điều dưỡng trong nghiên cứu khoa học thể hiện ở một số khía cạnh như:
- Thu thập và phân tích dữ liệu: Điều dưỡng thường xuyên tiếp xúc và thu thập dữ liệu từ bệnh nhân. Những thông tin này là nguồn tư liệu quý giá để phân tích và đưa ra các phát hiện mới.
- Đề xuất các nghiên cứu mới: Với kinh nghiệm thực tiễn trong chăm sóc, điều dưỡng có thể nhận diện các vấn đề cần cải tiến và đề xuất các hướng nghiên cứu mới nhằm tìm ra giải pháp tối ưu.
- Thực hiện các thử nghiệm lâm sàng: Điều dưỡng tham gia và giám sát các thử nghiệm lâm sàng, đảm bảo quy trình được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn và mang lại kết quả chính xác.
- Chuyển giao và áp dụng kết quả nghiên cứu: Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đảm bảo rằng những cải tiến này được triển khai một cách hiệu quả nhất.
- Đào tạo và hướng dẫn: Chia sẻ và truyền đạt kiến thức từ các nghiên cứu cho đồng nghiệp, giúp nâng cao trình độ chuyên môn của toàn bộ đội ngũ điều dưỡng.
Giải bài toán gánh nặng y tế của đái tháo đường
Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày báo cáo khoa học, tập trung vào các nội dung liên quan can thiệp chăm sóc điều dưỡng, cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Chia sẻ tại hội nghị, GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cảnh báo về tình trạng đái tháo đường ở Việt Nam.
GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam (Ảnh: Minh Nhật).
Năm 2009 ở Việt Nam, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 7. Đến năm 2019, đái tháo đường đã lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng này, cho thấy sự gia tăng rất lớn.
Trong bối cảnh đái tháo đường là gánh nặng y tế hàng đầu và ngày càng gia tăng, vai trò của điều dưỡng càng quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân.
"Theo một thống kê, với một bệnh nhân, 70% thời gian ở bệnh viện tiếp xúc với điều dưỡng. Để thực hành y lệnh, điều trị tốt vai trò của người điều dưỡng là rất lớn", GS Dàng phân tích.
Chuyên gia này nhấn mạnh vai trò quan trọng của điều dưỡng trong việc theo dõi, kiểm soát đường máu của người bệnh, đặc biệt là chỉ số HbA1c, bên cạnh đó là công tác tư vấn cách dùng thuốc, chế độ ăn, kiểm soát cân nặng cho người bệnh. Đây vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quản lý sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường.
"Không kiểm soát đái tháo đường gây hàng loạt biến chứng. Nếu mạch máu nhỏ bị tổn thương có thể gây mù mắt, suy thận, tổn thương thần kinh ngoại biên gây cắt cụt chi. Mạch máu lớn bị tổn thương gây xơ vữa mạch máu.
100 người đái tháo đường tử vong thì có 50-70 người tử vong do bệnh tim mạch xuất phát từ tổn thương mạch máu lớn", GS Dàng phân tích.
" alt=""/>Lực lượng được xem là "người hùng thầm lặng" trong các ca ghép tạngBác sĩ phát hiện hệ thống dây chằng bên ngoài cổ chân bệnh nhân đã bị đứt hoàn toàn (Ảnh: BV).
Tại đây, các bác sĩ tiến hành những bài kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết cho bệnh nhân. Kết quả ghi nhận, cổ chân anh T. lỏng đáng kể, nhất là khi thực hiện các bài kiểm tra chức năng dây chằng.
Hình ảnh MRI cho thấy, toàn bộ hệ thống dây chằng bên ngoài cổ chân bệnh nhân bị đứt hoàn toàn, gây ra tình trạng mất vững cổ chân, khớp cổ chân thoái hóa, làm tăng nguy cơ chấn thương tái phát.
Sau khi hội chẩn kỹ lưỡng, các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình quyết định tiến hành phẫu thuật tái tạo lại dây chằng bên ngoài cổ chân bệnh nhân bằng phương pháp nội soi.
Dưới sự hướng dẫn của hệ thống nội soi khớp, ekip điều trị đã dùng dụng cụ chuyên biệt để tái tạo lại hệ thống dây chằng bị đứt, bằng cách ghép dây chằng tự thân được làm từ gân khác ở vùng gối.
Quá trình này vừa giúp tái tạo lại độ vững chắc của cổ chân, đồng thời vùng gân bị lấy đi làm mảnh ghép cũng không bị ảnh hưởng nặng nề. Những ngày đầu tiên sau mổ, người bệnh được băng nẹp cổ chân và đặt ở tư thế nghỉ ngơi để giảm sưng, tạo điều kiện cho mô tái tạo.
Vài ngày sau mổ, người đàn ông đã được xuất viện và hướng dẫn cách tập vận động, cổ chân không còn tình trạng lỏng như trước. Anh có thể đi lại nhẹ nhàng mà không còn cảm thấy đau nhức nhiều như trước.
Bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo lại dây chằng (Ảnh: BV).
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Tiến Lộc, khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, tình trạng bong gân cổ chân không xa lạ với những ai đam mê thể thao. Tại Việt Nam, ngay cả với những người lao động bình thường vẫn có thể bị bong gân khớp cổ chân.
Trong đa số trường hợp, tình trạng bong gân cổ chân có thể tự lành sau 3 tuần. Tuy nhiên, khoảng 30% bệnh nhân bị bong gân phải trải qua phẫu thuật để phục hồi lại tổn thương.
Phương pháp nội soi trong tái tạo dây chằng là một kỹ thuật hiệu quả, mở ra hướng điều trị mới cho các trường hợp chấn thương dây chằng cổ chân, khi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân giảm thiểu đau đớn và các nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, sưng tấy... từ đó rút ngắn thời gian hồi phục.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân khi bị chấn thương nên đi khám và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan, cố chịu đựng cơn đau hoặc tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xoa bóp, nắn khớp... sẽ rất nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
" alt=""/>Đứt hoàn toàn dây chằng cổ chân dù chỉ đi bộ, leo cầu thang