Khác với các bộ phim chiếu rạp thông thường, “Đào, Phở và Piano” là bộ phim do Nhà nước đặt hàng sản xuất với chi phí khoảng 20 tỷ đồng. Sức hút của “Đào, Phở và Piano” cho thấy tiềm năng thương mại của các bộ phim do Nhà nước sản xuất.
Theo ông Vũ Đức Tùng, quyền Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, việc khán giả cùng đặt vé xem một bộ phim do Nhà nước sản xuất khiến trang web của đơn vị này bị sập là hiện tượng trước nay chưa từng có.
"Phản ứng của dư luận và kết quả ban đầu từ phim “Đào, Phở và Piano” là một tín hiệu khả quan, cho thấy nếu phim Nhà nước có chất lượng, kịch bản phù hợp xu thế, nội dung chạm tới cảm xúc người xem thì hoàn toàn có khả năng ra rạp", ông Vũ Đức Tùng nhận định.
Bên cạnh những tín hiệu tích cực được lan tỏa nhờ bộ phim, “cơn sốt” do “Đào, Phở và Piano” tạo ra cũng để lại nhiều bài học, đặc biệt là từ công tác chuẩn bị, vận hành hệ thống.
Chia sẻ với VietNamNet, một chuyên gia hàng đầu về CNTT cho hay, gần đây, nhiều đơn vị Nhà nước đang làm tốt hoạt động phát triển sản phẩm và truyền thông, dẫn tới sự quan tâm lớn của xã hội.
Trên thực tế, không chỉ “Đào, Phở và Piano”, một sản phẩm có dấu ấn Nhà nước khác là đội ngũ truyền thông của Di tích Nhà Tù Hỏa Lò (Hà Nội) cũng đã gây được ấn tượng mạnh với công chúng.
Nhờ những đổi mới về cách làm truyền thông, fanpage của Di tích Nhà tù Hỏa lò hiện có gần 400.000 lượt người theo dõi. Đơn vị này cũng sở hữu những bài đăng “gây sốt” với lượt tương tác đạt con số 100.000 like.
Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đã mang đến trải nghiệm "tham quan di tích bằng âm thanh" trên 2 nền tảng số là Spotify và Apple Podcasts. Ba chương trình trưng bày trực tuyến “Thắp lửa yêu thương", “Sắt – Son", “Lời thề quyết tử" thậm chí còn đưa Spotify của Di tích Nhà tù Hỏa Lò đạt Top 1 ở hạng mục Lịch sử.
Theo vị chuyên gia này, việc truyền thông để quảng bá cho những sản phẩm/địa danh mang yếu tố lịch sử cần được khuyến khích. Nhưng đi kèm với đó, hệ thống CNTT của các cơ quan Nhà nước cũng cần phải được đầu tư tương xứng.
“Bây giờ là thời đại xã hội số, thông tin lan truyền rất nhanh và nếu làm không đồng bộ, chúng ta sẽ rất lãng phí cơ hội để thu hút khách”, chuyên gia nhận định.
Trong thời đại chuyển đổi số, song song với kế hoạch truyền thông, các đơn vị này cũng cần phát triển hệ thống CNTT tốt hơn để tránh rơi vào tình trạng quá tải.
Để làm điều đó, họ có thể sử dụng hệ thống phân tán tải (Load Balancer), phân tán lưu lượng truy cập đến nhiều máy chủ để tránh bị quá tải. Họ cũng có thể sử dụng mạng lưới phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN), giúp đưa nội dung đến người dùng từ vị trí gần nhất, giảm thiểu tải trên máy chủ chính.
Các rạp chiếu cũng nên tối ưu hóa hình ảnh, để trang web nhanh hơn và tiêu thụ ít tài nguyên hơn. Cùng với đó là sử dụng công cụ giám sát, theo dõi lưu lượng truy cập và tài nguyên hệ thống, kết hợp với giải pháp tự động mở rộng (auto-scaling) để tăng cường tài nguyên khi cần thiết.
Tuy vậy, từ góc nhìn chuyên gia, ở câu chuyện quá tải hệ thống của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, công chúng nên có sự thông cảm.
Trên thực tế, các kênh trực tuyến thường sẽ yêu cầu việc đầu tư tương đối lớn từ hạ tầng, ứng dụng đến nhân sự vận hành. Nếu đầu tư nguồn lực trước mà sau đó không có khách, không phát huy được hiệu quả thì các cơ quan nhà nước sẽ rất khó để giải trình.
Việc quá tải hệ thống do “Đào, Phở và Piano” gây ra đã để lại những bài học nhất định về công tác đảm bảo hạ tầng CNTT. Thế nhưng, đây cũng là câu chuyện “con gà và quả trứng", cần có sự vào cuộc của các cơ quan hoạch định chính sách.
Cho ý kiến về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư năm 2010, dự án có quy mô 118ha, không bao gồm việc xây dựng các công trình trên đất đô thị hỗn hợp, dịch vụ; đất lưu trú và nghỉ dưỡng (công trình nghỉ dưỡng thấp tầng, khách sạn…).
Hiện nay, trong số 118ha đất thuộc dự án có khoảng 39ha đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt tại quyết định số 3151 năm 2023 của UBND TP Đà Lạt cũng không quy hoạch việc xây dựng các công trình trên đất đô thị hỗn hợp, dịch vụ; đất lưu trú và nghỉ dưỡng (công trình nghỉ dưỡng thấp tầng, khách sạn…). Đối với phần diện tích còn lại của dự án (ngoài 39ha) không có thông tin quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
Ngoài ra, trong hồ sơ tài liệu cũng không có thông tin về các quy hoạch phân khu của khu vực thực hiện dự án được phê duyệt.
Trong khi đó, theo thuyết minh dự án, tính chất của khu vực dự án là “đầu tư khu đô thị bất động sản nghỉ dưỡng, tham quan giải trí và tổ hợp, khách sạn… nhằm phục vụ cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng tại khu du lịch hồ Than Thở và các chức năng khác. Giai đoạn 2 của dự án dành khoảng 28% diện tích đất để dành cho đất lưu trú và nghỉ dưỡng (với tổng diện tích hơn 22,1ha/78,9ha).
“Căn cứ các tài liệu tại hồ sơ dự án và thông tin quy hoạch, chưa đủ cơ sở đánh giá sự phù hợp việc điều chỉnh mục tiêu, quy mô của dự án trong đó có điều chỉnh bổ sung quy mô bao gồm việc xây dựng các công trình trên đất đô thị hỗn hợp, dịch vụ; đất lưu trú và nghỉ dưỡng (công trình nghỉ dưỡng thấp tầng, khách sạn…) so với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị tại khu vực thực hiện dự án”, văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Với đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án liên quan đến đầu tư xây dựng các công trình nghỉ dưỡng thấp tầng, khách sạn, Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ cơ cấu, số lượng sản phẩm, xác định phương án, hình thức kinh doanh đối với các công trình nghỉ dưỡng thấp tầng, khách sạn… để kinh doanh du lịch hoặc để bán, cho thuê.
Rà soát đảm bảo chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính
Cho ý kiến về điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, theo Bộ Xây dựng, dự án có mục tiêu nâng cấp, phục hồi cảnh quan hồ nhưng có lồng ghép xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng, khu liền kề nghỉ dưỡng, khách sạn.
Do đó Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Lâm Đồng và Công ty TNHH Thùy Dương rà soát, đánh giá tính khả thi về thời gian thực hiện dự án, rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo sự phù hợp giữa đề xuất dự án với danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Cũng theo Bộ Xây dựng, việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thuộc giai đoạn 2 (có khoảng 22,15ha đất cho lưu trú, nghỉ dưỡng) cần có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Luật Di sản văn hóa.
Theo hồ sơ đề xuất điều chỉnh dự án thì dự án điều chỉnh có tổng mức đầu tư hơn 4.544 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính của Công ty Thuỳ Dương thể hiện vốn chủ sở hữu tại ngày 30/4/2024 trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán là hơn 688,5 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng đề nghị rà soát hồ sơ đề xuất điều chỉnh dự án đảm bảo chủ đầu tư có đủ vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính đề thực hiện dự án.
Caroten là một chất dinh dưỡng chống lão hóa rất tốt, có thể duy trì sức khỏe của các mô trong cơ thể con người hoặc lớp ngoài của các cơ quan; vitamin C và vitamin E trì hoãn sự lão hóa của tế bào do quá trình oxy hóa.
Ngoài ra, trái cây thường chứa chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bài tiết chất thải trao đổi chất và ngăn ngừa táo bón.
Vì vậy, ăn trái cây đúng cách rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của cơ thể và chống lão hóa nhưng nếu ăn quá nhiều có thể khiến con người già đi nhanh hơn.
Trước hết, nếu chỉ ăn hoa quả mà ít ăn các thực phẩm khác sẽ thiếu chất đạm và axit béo. Những người có thói quen đó thường có cảm giác rất đói, sau đó ăn nhiều hơn, dẫn đến càng béo hơn. Không chỉ vậy, nếu duy trì thói quen ăn uống này trong thời gian dài, bạn dễ bị thiếu axit béo thiết yếu và vitamin tan trong chất béo, khiến bạn dễ bị lão hóa.
Thứ hai, bất kể loại trái cây nào cũng chứa đường, khi ăn nhiều sẽ đưa vào cơ thể con người một lượng đường lớn sẽ khiến con người già đi.
Cuối cùng, nếu ăn quá nhiều trái cây trong thời gian dài và dinh dưỡng không cân bằng, chất đạm, chất bột đường và chất béo trong cơ thể con người sẽ mất cân đối, từ đó kéo theo các bệnh về miễn dịch, suy giảm trí nhớ, thiếu máu, khó tiêu.
Lời khuyên:
- Người trưởng thành bình thường có thể ăn 200-350g quả tươi/ngày
- Người bị đường huyết cao ăn không quá 200g trái cây tươi/ngày
- Tốt nhất không nên ăn một loại trái cây nào đó trong thời gian dài mà nên ăn luân phiên nhiều loại
- Nước trái cây không thể thay thế trái cây, uống càng ít nước trái cây càng tốt, vì nước ép sẽ mất gần hết chất dinh dưỡng sau khi ép.
2. Rau và trái cây không thay thế cho nhau
Hai loại thực phẩm này có những điểm giống nhau về hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe, nhưng giá trị dinh dưỡng lại có những đặc điểm riêng.
Ví dụ, có nhiều loại rau có dinh dưỡng hơn trái cây, đặc biệt là các loại rau có màu sẫm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ hơn trái cây.
Đồng thời, trong trái cây có nhiều carbohydrate, axit hữu cơ, chất thơm hơn rau tươi và hàm lượng dinh dưỡng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nấu nướng nên trái cây và rau củ không thể thay thế lẫn nhau.
3. Những điểm chú ý khi lựa chọn trái cây
Trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng, mỗi loại đều có những ưu điểm khác nhau, luân phiên ăn nhiều loại trái cây sẽ tốt hơn. Theo độ ngọt và lượng calo có thể được chia thành 3 loại.
- Rất ngọt nhưng không chứa nhiều calo: Đối với những người muốn kiểm soát lượng calo trong chế độ ăn uống và thích ăn đồ ngọt, họ có thể chọn những loại trái cây có vị ngọt nhưng tổng lượng calo không cao.
Trái cây đại diện: Dâu tây, đu đủ, mơ.
- Rất ngọt và nhiều calo: Những loại trái cây này không chỉ có vị ngọt mà còn chứa nhiều đường. Nếu bạn đang giảm cân hoặc kiểm soát tổng lượng calo của thức ăn, bạn nên ăn ít những loại trái cây này.
Trái cây tiêu biểu: Chuối, chà là tươi, vải thiều, sầu riêng, mít, dứa, nho.
Hàm lượng đường của quả anh đào chín, dứa và nho là 10 đến 14%, và hàm lượng đường của quả hồng, lựu, chà là tươi, vải thiều, sầu riêng, mít và chuối cao hơn 15%.
- Không ngọt nhưng nhiều calo: Lựu và chanh dây có vị chua nhưng đều chứa trên 15% đường, hàm lượng calo cao, giàu axit hữu cơ nên cảm nhận sẽ ít vị ngọt.
Trái cây tiêu biểu: Táo gai, chanh dây, măng cụt.
Hà Vũ