Mục tiêu của hợp tác nhằm phát triển nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho tập đoàn này nói riêng và ngành xây dựng nói chung, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam trên trường quốc tế.Trước mắt sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ nâng cao năng lực chuỗi công nghiệp sản xuất, cung ứng nguyên liệu, vật tư xây dựng và năng lực xây lắp nhằm phát triển ngành xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
 |
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, trong thời gian vừa qua, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Tổng cục và các cơ quan trực thuộc triển khai nhiều giải pháp để phát triển giáo dục nghề nghiệp.
Trong đó xác định gắn kết với doanh nghiệp là một trong những khâu đột phá hết sức quan trọng.
“Việc gắn kết quá trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng cho người lao động là một trọng tâm mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hiện đang tập trung. Đặc biệt trong năm 2020 đây sẽ là một trong những khâu đột phá.
Ngành xây dựng là ngành có tiềm năng rất lớn, trong bối cảnh đất nước chúng ta đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Để phát triển ngành này rõ ràng nguồn nhân lực để thực hiện, triển khai những công trình cần rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc hợp tác cùng nhau để xây dựng, phát triển lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp là hết sức quan trọng”.
 |
Đại diện Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp ký kết hợp tác với doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng. Ảnh: Thanh Hùng |
Trong thời gian qua, Tổng cục đã có nhiều chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn.
Với công ty này, ông Dũng cho biết dự kiến Tổng cục sẽ hợp tác trên 8 lĩnh vực lớn. Từ việc tham vấn để hoàn thiện thể chế chính sách đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đến khảo sát, nắm yêu cầu của các doanh nghiệp cũng như thị trường lao động trong lĩnh vực xây dựng. Cùng xây dựng tiêu chuẩn về đào tạo, kỹ năng nghề; hỗ trợ việc phát triển các chương trình, tài liệu đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý. Tư vấn, hướng nghiệp tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, hỗ trợ sinh viên, học viên thực hành, thực tập trong doanh nghiệp,...
Thanh Hùng

Học viên nghề học trực tuyến, đi thực tập doanh nghiệp trong mùa Covid-19
- Trong mùa dịch covid-19 không thể đến trường học tập trung, các học viên của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn tham gia việc học trực tuyến, một số vẫn tiếp tục thực tập trải nghiệm tại các doanh nghiệp.
" alt=""/>Kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp xây dựng

- Gần 2 năm nay, từng giây từng phút chị đều gắng gượng sống vì nghĩ đến cậu con trai bé bỏng. Nếu chẳng may chị gục ngã, điều duy nhất khiến chị lo lắng là tương lai của con không biết sẽ ra sao.Xót xa bé trai 5 tuổi cùng lúc chiến đấu với 3 bệnh ung thư
Vợ ung thư, chồng nhọc nhằn xách hồ lo kiếm từng đồng
Đó là hoàn cảnh đáng thương của chị Nguyễn Thị Sương (sinh năm 1973) ở trọ tại 41/51 đường số 2, KP9 đường Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh. Chị Sương hiện là mẹ đơn thân, đang mang trong mình căn bệnh ung thư vú.
Không may mắn về đường tình duyên nên mãi đến năm 41 tuổi, chị mới kết hôn. Cậu con trai ra đời đem lại niềm vui không đong đếm nổi trong cuộc sống vốn khó khăn. Vợ chồng chị ra sức chăm sóc con khôn lớn từng ngày, hy vọng con có tương lai tốt đẹp.
 |
Vợ mắc bệnh, chồng bỏ đi, con thơ khóc khản giọng ba không về |
Đầu năm 2017, chị Sương thấy trong người có biểu hiện lạ, ngực trái nổi một khối u nhỏ. Đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ nghi ngờ nên có chỉ định phẫu thuật. Biết được đó là khối u ác tính, chị sốc nặng, bần thần không biết với hoàn cảnh của mình sẽ chống đỡ ra sao.
Nỗi buồn chia sẻ với chồng tưởng sẽ được an ủi vơi đi phần nào. Trớ trêu thay, buổi tối chị đón con từ lớp học trở về nhà, đợi mãi nhưng chẳng thấy chồng đâu. Nhấn số điện thoại quen thuộc, chị chỉ nghe thấy “thuê bao quý khách vừa gọi không thể liên lạc được…”. Lúc đó, chị lo lắng không biết chồng có bị làm sao không hay chỉ là do điện thoại hết pin.
Chỉ đến khi nhận ra người đàn ông đầu gối tay ấp với mình suốt nhiều năm nay đã bỏ đi, chị mới vật vã đau khổ. Chưa bao giờ chị Sương nghĩ bản thân rơi vào tình cảnh đáng thương như vậy, không còn chỗ dựa bên cạnh, bệnh tật đầy đọa. Vừa bệnh nặng, vừa hụt hẫng, chị như người mất hồn, cảm thấy vô cùng bơ vơ không biết đi đâu và làm gì.
"Ngày cha nó bỏ đi, mẹ con tôi không có tiền trả phòng trọ phải dọn đến chỗ nhỏ hơn, con vừa đi vừa gào khóc bảo đợi ba nó. Lúc đó chú xe ba gác chở đồ đòi 300 ngàn tiền công, dọc đường nghe câu chuyện thảm quá chú không lấy tiền, còn cho lại 100 ngàn. Có hôm tôi đi viện sớm, 4h sáng đến gọi cửa làm phiền cô giáo trông giúp. Thậm chí có hôm ở viện không về được lại gọi nói cô nuôi giùm", chị nhớ lại.


|
Căn phòng trọ chật chội nơi hai mẹ con chị Sương sống |
Lúc đó chị định buông xuôi tất cả, nhưng nhờ sự động viên của những người trong khu trọ và nghĩ về đứa con, chị Sương tự nhủ mình phải cố gắng. Bạn bè hàng xóm góp tặng được 14 triệu đồng. Ca mổ thành công song từ đó đến nay, chị vẫn phải tìm đủ mọi cách để vừa duy trì chữa bệnh cho mình, vừa có đủ sức khỏe kiếm tiền nuôi con.
Sau 2 năm điều trị, chị Sương phải trải qua 2 lần phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên vú. Hiện chị vẫn đang truyền hóa chất 2-3 tuần/lần. Mỗi lần truyền thuốc xong, lẽ ra chị nên nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, nhưng vì nghĩ đến miếng cơm của con, tiền phòng trọ, nhiều thứ tiền khác, chỉ vài ngày sau chị lại cố gượng đi làm.
 |
Chị Sương một mình tự chăm sóc ở bệnh viện. |
"Có hôm đến nơi rồi nhưng làm không nổi, tôi phải quay về. Mọi người cứ bảo tôi ráng nghỉ, khỏe chút hãy đi. Tôi cũng đâu muốn vậy, mà nếu nghỉ thì lấy đâu ra trả tiền học, tiền ăn cho hai mẹ con", chị rơi nước mắt.
Hàng xóm nơi chị Sương ở thấy hoàn cảnh mẹ con chị khó khăn cũng giúp đỡ, khi thì cho ký gạo, khi lại cho chút thức ăn. Số tiền chị kiếm được nhiều lắm cũng chỉ đủ tiền phòng trọ và đóng học cho con. Còn tiền chữa bệnh, chị đang bế tắc chưa biết làm cách nào xoay sở, bởi thu nhập mỗi tháng 2-3 triệu đồng khó có thể trả dù chỉ 20% chi phí sau khi đã trừ bảo hiểm.
Chia sẻ với chúng tôi, chị bảo: “Tôi chỉ thương con còn quá nhỏ, nếu tôi có chuyện gì không biết con sẽ ra sao. Mới 4 tuổi đầu cháu chưa biết gì cả. Nhiều lúc ôm con vào lòng tâm sự, nói với nó nếu không có mẹ con có tự lập được không. Nó ôm chặt lấy mẹ khóc mà rằng: Mẹ đi đâu con cũng theo mẹ, mẹ đừng bỏ con như ba nữa. Con sợ lắm”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Sương, ở trọ tại 41/45 đường số 2, KP9 đường Gò Xoài, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân; SĐT 0972 969 130 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.267 (chị Nguyễn Thị Sương) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
" alt=""/>Cha bỏ đi, mẹ bệnh tật, con thơ khóc nghẹn sợ cảnh mồ côi