Ngay khi vừa bước vào Đại lộ cây xanh rộng 13,7ha, các em nhỏ reo lên đầy ngạc nhiên trước sự xuất hiện của một mô hình cây đa nổi bật đặt chính trung tâm cao tới 7m, có kích thước tương đương với cây thật. Một số bạn nhỏ mạnh dạn trải nghiệm đường ống uốn lượn dài 2m được sáng tạo từ phần rễ cây.Ông M.Hoàng (54 tuổi) chia sẻ, “Cây đa được làm rất khéo, từ kích thước, hình dáng tới chi tiết nhỏ trông thật sinh động. Theo tôi, tết trung thu ngày nay dù có sáng tạo hiện đại vẫn nên gìn giữ được những giá trị văn hoá truyền thống, nhờ đó các cháu nhỏ sẽ càng thêm thích thú tìm hiểu về văn hóa dân tộc.”
 |
Cây đa “khổng lồ”giữa thảm cỏ trung tâm xanh mướt trở thành điểm check-in và vui chơi độc đáo của các gia đình |
Bên cạnh những trò chơi sáng tạo, “Đêm hội trăng rằm” đưa các gia đình ngược dòng ký ức, trở về với những trò chơi dân gian truyền thống quen thuộc trong tết trung thu như: múa sạp, làm mặt nạ, làm diều,… Các hoạt động vui chơi không chỉ thu hút các em nhỏ mà còn nhận được sự tham gia và hưởng ứng nhiệt tình của ông bà, bố mẹ.
 |
“Đêm hội trăng rằm” được tổ chức trong không gian khoáng đạt rợp bóng cây xanh của khu đô thị ParkCity Hanoi đã tạo ra những ký ức đoàn viên ấm áp cho các gia đình. |
Từ 20h, chương trình âm nhạc được nhiều bạn nhỏ háo hức mong chờ chính thức bắt đầu. Đại lộ công viên cây xanh ParkCity Hanoi nhanh chóng trở thành sân khấu ngoài trời rực rỡ sắc màu. Chuỗi các tiết mục đặc sắc như: múa lân, liên khúc đêm hội trăng rằm, liên khúc rước đèn ông sao, xiếc chó, ảo thuật,…được trình diễn liên tục, khiến bầu không khí luôn hào hứng.
 |
Hàng ngàn em nhỏ hoà chung niềm vui khi thưởng thức các tiết mục biểu diễn trong "Đêm hội trăng rằm", được trò chuyện cùng chú Cuội chị Hằng, được cùng nhau phá cỗ trông trăng và lựa chọn những thức quà mình yêu thích. |
Khoảnh khắc tan hội, nhiều gia đình vẫn lưu luyến chụp lại những bức ảnh kỷ niệm đáng nhớ. Giữa thiên nhiên khoáng đạt rộng lớn, được ở bên cạnh những người thân yêu của mình, cùng nhau trải qua những ký ức ngọt ngào - phút giây ấy làm dâng trào cảm xúc của biết bao người.
Ông Akira Nakamura (quốc tịch Nhật Bản) cho hay: “Hôm nay gia đình chúng tôi rất vui vì được tham gia những trò chơi dân gian, thưởng thức món bánh nướng truyền thống của Việt Nam. Tuy có sự khác biệt nhỏ nhưng nhìn chung, ý nghĩa tết trung thu của Việt Nam và quê hương tôi đều hướng về giây phút gia đình trông trăng sum vầy, cảm tạ trời đất. Cảm ơn vì đã tổ chức một chương trình ý nghĩa để gia đình tôi có thêm kỷ niệm bên nhau cũng như gắn kết tình cảm với hàng xóm láng giềng, cộng đồng cư dân”.
Sau nhiều năm tổ chức lễ hội trung thu, khu đô thị ParkCity Hanoi đang trở thành điểm hẹn thường niên để các gia đình Hà Nội cùng vui chơi và có những kỉ niệm gắn bó bên nhau.
Sự kiện thuộc chuỗi hoạt động cộng đồng quanh năm của ParkCity Hanoi, hướng tới nuôi dưỡng đời sống tinh thần cư dân khu đô thị cũng như gia tăng tình cảm gia đình, gắn kết tình làng nghĩa xóm.
Để biết thêm thông tin về chủ đầu tư và các dự án của khu đô thị ParkCity Hanoi, liên hệ: Hotline: 093 679 3338 Website: www.parkcityhanoi.com.vn Địa chỉ: KĐT ParkCity Hanoi, đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội |
Thúy Ngà
" alt=""/>Lung linh đêm hội trăng rằm ở ParkCity Hanoi
Xóm Trại, thôn Mai Yên, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) nằm bên bờ sông Cà Lồ yên ả. Trong một chuyến công tác, chúng tôi có dịp qua đây. Vừa thấy có người xuất hiện ở đầu làng, một bóng người ngó ra. Khoảng 15 phút sau, bất ngờ tiếng kẻng báo động vang lên liên hồi. Chỉ trong vòng vài phút, 50 con người, gồm già, trẻ, trai gái… xuất hiện, vây kín phóng viên.
Tiếng la ó, huyên náo một lúc, có tiếng nói đầy giận dữ vang lên, hỏi dồn dập: ‘Đến đây làm gì? Đến mua cây à? Hay ăn trộm?...
Một cụ già, tay cầm chiếc liềm cắt lúa sắc lạnh, yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Chúng tôi không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng vẫn bình tĩnh, đáp lời. Khi biết hai vị khách lạ mặt là phóng viên, nhóm người mới giãn ra đôi chút, dần giải tán.
 |
Vị trí hai cây sưa đỏ ở xóm Trại |
Anh Tình (người dân xóm Trại) cho hay, dân trong thôn đã sống trong cảnh này nhiều năm. Bất cứ ai ra, vào đều bị kiểm soát nghiêm ngặt với mục đích bảo vệ hai cây sưa đỏ. Tò mò về chuyện lạ, chúng tôi theo chân người dân ra khu vực hai cây sưa đó.
 |
Một số người dân trong tổ bảo vệ cây sưa và đình xóm Trại |
Trước mặt chúng tôi, một khoảng đất rộng 30m2 được xây tường gạch, quây tôn kín, phía trên nhô ra những cành cây sưa trụi lá. Bao quanh cây sưa là nhiều cây dại, mọc um tùm.
Hàng ngày, xóm đều có ‘trinh sát’ tuần tra quanh khu vực cây sưa. Chỉ cần có động, ‘trinh sát’ lập tức gõ kẻng, báo hiệu cho bà con.
Ông Nguyễn Văn Khởi 76 tuổi (người dân thôn Mai Yên) kể, những người dân đầu tiên về xóm Trại lập nhà, sinh sống cách đây hơn 100 năm trồng hai cây sưa phía bờ sông.
Sau này, hai cây sưa đó ra hoa, hạt thì bị đốn đi phục vụ cho công tác cộng đồng. Hạt giống của cây cũ nảy mầm thành hai cây sưa bây giờ. Tính ra tuổi đời của hai cây sưa con cũng ngót nghét 90 năm.
Cây to có đường kính hơn 70cm, cao khoảng 16m. Còn cây nhỏ và thấp hơn một chút cũng có đường kính gần 50cm.
 |
ông Khởi đưa phóng viên ra thăm quan cây sưa |
‘Hiện cả hai cây đã chết nhưng lõi vẫn cứng, không bị sâu mọt. Bên cạnh là ngôi đình cổ mang tên đình xóm Trại’, ông Khởi nói.
Vẫn lời ông Khởi, ngôi đình cổ thờ Vĩnh Hoa Công chúa - một nữ tướng của Hai Bà Trưng, rất linh thiêng. Đây là nơi gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh của nhiều thế hệ người dân xóm Trại.
Ngôi đình được UBND huyện Yên Lạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng cư dân thôn Mai Yên vào năm 2007.
Người đàn ông lớn tuổi cho hay, những năm trước đây, chẳng ai chú ý đến giá trị của gỗ sưa, tuy nhiên, từ khi các tỉnh thành khác rộ lên phong trào chơi gỗ sưa, thương lái từ khắp nơi tỏa đi, lùng sục, hỏi mua thì hai cây gỗ sưa ở đình xóm Trại bắt đầu gây chú ý.
Sau đó, năm 2015, có thông tin chính quyền xã Trung Kiên đứng ra ký hợp đồng, bán 2 cây sưa cho 1 công ty tư nhân với giá 22 tỷ đồng. Sự việc này không được nhân dân xóm Trại đồng tình.
Nhiều lần phía người mua cũng có ý định vào thôn, mang dụng cụ đến chặt cây. Tuy nhiên, bà con đã tập trung, chốt chặn, bảo vệ cây.
Trải qua nhiều biến cố, đến nay hợp đồng này vẫn chưa thể thực hiện được. Từ đó bà con hò nhau ủng hộ tiền của, công sức xây tường, lập chốt canh gác, cảnh báo từ đầu thôn.
Vào một ngày mưa bão cách đây 3 năm, do sơ suất, cây nhỏ hơn đã bị kẻ gian cưa mất ngọn cây. Bà con thôn tiếp tục đóng góp tiền, quây rào tôn, dây thép gai đến gần đỉnh ngọn cây, tránh trộm đột nhập bằng thang.
 |
Hai cây sưa đỏ được định giá 22 tỷ đồng hiện đã chết nhưng người dân vẫn quây tôn, hàng rào thép gai bảo vệ |
‘Cây sưa này nằm trên phần đất của đình xóm Trại, gắn với đời sống tâm linh của bà con chúng tôi. Tiền cũng quý nhưng giá trị bao đời để lại, chúng tôi không muốn bị mai một’, ông Khởi nói.
Ông Sơn - trưởng thôn Mai Yên cho biết: ‘Xóm Trại có 40 hộ dân. Ngoài vấn đề về việc mua bán cây sưa trong đình xóm Trại không được sự đồng thuận của người dân, 10 năm nay, vấn đề về tên gọi của di tích này cũng đang gây nhiều tranh cãi.
Năm 2009, phía UBND tỉnh Vĩnh Phúc từng ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử - văn hóa đền Mai Khê nhưng nhân dân phản đối kịch liệt. Họ nhiều lần đến các cơ quan chức năng làm việc. Quyết định sau đó bị hủy.
Năm 2015, UND tỉnh tiếp tục ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử - văn hóa miếu Đức Bà.
Người dân một lần nữa không đồng thuận, họ cho rằng đây vốn là đình của xóm, được chính quyền huyện công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng cư dân xóm Trại với mục đích sử dụng là ‘đất tín ngưỡng’ từ năm 2007, không phải miếu của xã. Đến nay, sự việc vẫn chưa ngã ngũ, mỗi lần có người lạ vào xóm, họ thường rất cảnh giác’.
 |
Vị trưởng thôn Mai Yên thông tin, tên của di tích đình xóm Trại cũng đang gây nhiều tranh cãi |
Ông Nguyễn Khắc Tiến - Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Trung Kiên thông tin: ‘Từ khi rộ lên vụ việc cây sưa ở thôn Mai Yên bán với giá cao, nhiều gia đình trong xã Trung Kiên cũng mua loại cây này về trồng. Nếu có thời gian đi một vòng quanh xã, ai cũng dễ dàng bắt gặp loại cây này.
Sự việc hợp đồng mua bán xảy ra ở đời lãnh đạo trước. Chúng tôi vẫn theo dõi sát sao vụ việc. Còn vấn đề đặt tên di tích ra sao, thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh giải quyết’.

Sự thật về những huyệt mộ dùng chung ở Vĩnh Phúc
Hàng loạt huyệt mộ được xây sẵn, chờ đón người nằm xuống. Đây là nghĩa địa xây trước, tồn tại gần 20 năm nay ở Vĩnh Phúc.
" alt=""/>Cả làng quây tôn, dựng chốt bảo vệ cây sưa có giá 22 tỷ