Trước khi qua đời, bác sĩ West đã liên lạc với em trai David của mình. Dường như anh muốn chắc chắn rằng những người thân của mình sẽ ổn sau khi mình ra đi.
David hiện cũng theo ngành y. Người em cho rằng các chương trình nội trú với đòi hỏi cao, làm việc 80 giờ mỗi tuần cùng mức lương tối thiểu có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của các bác sĩ.
Theo Ibtimes, một số giấy phép hành nghề y yêu cầu thông tin về lịch sử điều trị sức khỏe tâm thần. Bác sĩ West từng nhận chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý và trầm cảm. Tuy nhiên, anh từ chối điều trị tại bệnh viện vì lo ngại ảnh hưởng tới công việc.
“Không có chỗ cho sự thiếu hoàn hảo. Sự yếu đuối cũng không được phép", David giải thích.
Trong thư, bác sĩ West đưa ra lời cảnh báo với những người quản lý bệnh viện: "Tôi hy vọng có những nỗ lực để hiểu, hỗ trợ và hướng dẫn các bác sĩ nội trú thay vì chỉ đánh giá và thúc đẩy họ đạt được tiềm năng cao nhất của mình với tư cách là bác sĩ... Có những bác sĩ nội trú khác đang trong một cuộc chiến sinh tử thực sự - diễn ra cả bên trong và bên ngoài phòng khám/bệnh viện”.
Anh cho rằng các bác sĩ nội trú đó có thể bộc lộ các triệu chứng giống như sự lười biếng, thiếu động lực - “những tội lỗi không thể tha thứ trong nghề của chúng tôi”. Gia đình của bác sĩ West đã bày tỏ nỗi đau buồn sâu sắc của họ trong cáo phó, tưởng nhớ anh là một người con, người anh được yêu quý.
Thay cho hoa viếng, gia đình khuyến khích quyên góp cho Quỹ Dr. Lorna Breene Heroes - tổ chức từ thiện hỗ trợ sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế. Quỹ được thành lập để tưởng nhớ Tiến sĩ Breene, chuyên gia y tế tự tử trong đại dịch Covid-19.
Đại học George Washington (Mỹ) cho biết sự an toàn của tất cả sinh viên và nhân viên là ưu tiên hàng đầu: "Chúng tôi nhận ra rằng trải nghiệm nội trú có thể là thử thách cá nhân và các bác sĩ nội trú có thể cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp để đảm bảo sức khỏe của họ. Trường đại học nhận thức được và nỗ lực xóa bỏ định kiến cố hữu cản trở các bác sĩ tìm kiếm sự giúp đỡ nếu có các vấn đề tâm thần đôi khi đe dọa đến tính mạng”.
Trường cũng khẳng định cung cấp các nguồn lực hỗ trợ sức khỏe thể chất, cảm xúc/tinh thần cho nhân viên, sinh viên bao gồm cả tư vấn bảo mật miễn phí.
Ba tháng sau khi bác sĩ West qua đời, các đồng nghiệp đã tổ chức một cuộc tuần hành để kêu gọi trợ cấp sức khỏe tâm thần, cải thiện giờ làm việc và tăng lương. Nhiều người cho biết họ đồng cảm với những khó khăn của bác sĩ West.
Hiện tại, chiếc bàn nơi bác sĩ vắn số từng ngồi để trống, trang trí bằng những vòng hoa tưởng niệm là lời nhắc nhở về hậu quả mà áp lực tại nơi làm việc có thể gây ra.
Cụ thể, bệnh nhân M.V.T (68 tuổi, ngụ thị xã Gò Công) nhập viện trong tình trạng dương vật bị sưng to, bầm tím, rỉ chảy máu. Bệnh nhân T. chia sẻ do muốn tạo khoái cảm và muốn có cảm giác lạ nên ông đã đeo nhẫn vào “của quý”
Sau hội chẩn, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ chiếc nhẫn, giải phóng dương vật. Theo bác sĩ, nếu để lâu dương vật của bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử. Sau khi cắt bỏ chiếc nhẫn, sức khỏe bệnh nhân ổn định, dương vật giảm đau, hồng hào trở lại, tiểu thông.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang cũng tiếp nhận bệnh nhân 17 tuổi ở thị xã Cai Lậy trong tình trạng tiểu rắt, đau vùng bụng dưới. Trước đó, thiếu niên này nhét dây tai nghe điện thoại vào dương vật qua lỗ tiểu để tạo khoái cảm khi thủ dâm. Tuy nhiên, dây tai nghe bị tụt sâu vào bên trong, không thể tự lấy ra được. Bác sĩ đã thăm khám, nội soi vào lòng bàng quang lấy dị vật là dây tai nghe dài khoảng 1m.
Một bệnh nhân khác ở huyện Chợ Gạo cũng được phẫu thuật lấy dị vật do nhét đầu hành lá vào lỗ tiểu, sau đó dùng que đẩy vào phía trong.
Ngoài ra, bệnh viện cũng xử trí cho một nam bệnh nhân 21 tuổi bị kẹt ly thủy tinh trong hậu môn. Theo đó, thanh niên này đút chiếc ly vào hậu môn của mình để tạo cảm giác nhưng không may chiếc ly bị kẹt lại. Bác sĩ phải mổ để lấy chiếc ly do dị vật quá lớn.
Theo các bác sĩ, hiện nay một số nam giới chọn cách đeo nhẫn, gắn bi vào dương vật… để tạo khoái cảm, cảm giác lạ, thăng hoa khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đây là những hành động không nên làm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng, nguy cơ hoại tử vùng kín.
Ngày 15 tháng 1 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị triển khai Kế hoạch năm 2019 của Bộ TT&TT, đã xác định lại đúng vị trí, vai trò, sứ mệnh của ngành TT&TT, đã giao rất nhiều việc cho Bộ. Sau một năm nhìn lại, vẫn những con người ấy, nhưng chúng ta đã thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm, lấy lại sự tự tin, lấy tinh thần phụng sự ngành, phụng sự đất nước để hành động, và chúng ta tự hào vì đã nhìn thấy những kết quả khích lệ ban đầu ở hầu hết các lĩnh vực của Bộ, không chỉ ở TW mà còn ở các địa phương, ở các doanh nghiệp, các hiệp hội. Chúng ta trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, người đã định hướng cho chúng ta, người đã đặt niềm tin vào chúng ta, người đã tạo điều kiện cho chúng ta suốt cả năm qua, và hôm nay lại xuống với chúng ta. Tất cả chúng ta trân trọng cảm ơn Thủ tướng!
Kính thưa các đồng chí,
Những sự kiện năm 2019 của ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã truyền đi những thông điệp mạnh mẽ, vừa là định hướng cho một giai đoạn mới, vừa là sự khích lệ, vừa là ngọn cờ tập hợp lực lượng.
Bộ mã bưu chính đến địa chỉ và khả năng giao hàng đến 24 triệu hộ gia đình Việt Nam là thông điệp về một hệ thống bán lẻ với 24 triệu siêu thị. Siêu thị điện tử sẽ hiện diện trong từng hộ gia đình. Và mạng lưới bưu chính chuyển phát sâu rộng sẽ đảm bảo dòng chảy vật chất của các giao dịch thương mại điện tử.
Thử nghiệm 5G năm 2019 và thương mại hoá vào năm 2020 là tuyên bố từ nay, Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ, không còn độ trễ 7 năm, 8 năm như đối với 3G, 4G nữa. Chúng ta chỉ có thể thay đổi thứ hạng Việt Nam nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới.
Tắt sóng 2G là thông điệp mạnh mẽ về việc muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ. Steve Job nói “Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống”. Sau 30 năm, 2G đã hoàn thành sứ mạng của nó, mỗi người dân đã có một chiếc điện thoại để alo. Việc tắt sóng 2G và hỗ trợ máy 4G cho người dân sẽ giúp đưa Việt Nam thành một trong số ít các nước với 100% là máy điện thoại thông minh, và sẵn sàng cho công dân điện tử.
Cho phép nhà mạng viễn thông thí điểm Mobile Money là một chủ trương lớn của Chính phủ về việc giao cho nhà mạng đảm nhận thêm vai trò của các nền tảng mới, như nền tảng số, nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt. Với lợi thế phổ cập, cả về mạng lưới và kênh phân phối, và cả lợi thế về công nghệ và tài chính, mạng viễn thông có thể đảm nhiệm tốt vai trò các nền tảng khác, giúp đất nước chuyển đổi số nhanh hơn. Nhà mạng cũng phải đảm nhận sứ mệnh của doanh nghiệp nền tảng, đảm bảo nền tảng phải sạch, phải an toàn, và đảm bảo các nền tảng khác chạy trên mạng viễn thông cũng phải sạch, phải an toàn.
Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về CPĐT và có cơ quan điều phối thống nhất, trong khi vẫn duy trì sự chủ động của các bộ ngành và tỉnh thành, là thông điệp về sự kết hợp hài hoà giữa tập trung và phân tán. Sau hơn 20 năm làm CPĐT, hoặc quá tập trung, hoặc quá phân tán, trải nghiệm đắt giá đó đã dẫn chúng ta đến một quyết định đúng đắn nhất về sự kết hợp tập trung và phân tán.
Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 6 năm 2019 về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng; sự ra đời của Liên minh phát triển hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; đưa vào vận hành Hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng cho CPĐT là những thông điệp mạnh mẽ của chúng ta về phát triển Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, về việc Việt Nam sẽ làm chủ các sản phẩm an ninh mạng, để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Diễn đàn Make in Vietnam, vào tháng 5 năm 2019, TTg CP Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức truyền đi thông điệp về phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, về chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam: Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm 25 năm của một số công ty phần mềm, như Misa, như FIS,... Make in Vietnam đã được các doanh nghiệp cam kết thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, coi sản phẩm Việt Nam như một sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ. Thương mại hóa thiết bị 5G Việt Nam vào năm 2020 của Viettel và Vingroup là tự hào Việt Nam, khích lệ các DN Việt Nam nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ cao.
Tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Qui hoạch báo chí. Truyền đi một thông điệp mạnh mẽ về muốn phát triển tốt hơn thì cũng cần quản lý tốt hơn, về xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Các cơ quan chủ quản báo chí phải quản lý cơ quan báo chí của mình hoạt động theo tôn chỉ, mục đích. Buông lỏng quản lý là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề của báo chí trong thời gian qua.
Diễn đàn “Báo chí và công nghệ”, tháng 11 năm 2019, là một thông điệp gửi đi về việc, cơ quan quản lý nhà nước không chỉ quản lý mà còn tạo điều kiện cho báo chí phát triển, tìm cách chuyển đổi số, đưa công nghệ vào làm báo, hỗ trợ các báo kết nối với nhà mạng với chi phí thấp nhất, đề xuất Chính phủ có thêm ngân sách để các bộ, ban, ngành, các tỉnh thành đặt hàng các nhiệm cụ chính trị cho báo chí.
Chính thức tuyên bố sự vi phạm pháp luật của một số MXH nước ngoài, của một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới là thông điệp mạnh mẽ của chúng ta về việc bất kỳ doanh nghiệp nào, dù trong nước hay nước ngoài, nếu làm ăn tại Việt Nam đều phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, trên mọi không gian, trong đó có không gian mạng.
Năm 2020, sự kiện viễn thông lớn nhất thế giới sẽ diễn ra ở Việt Nam với sự tham gia của trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng sự thay đổi lớn nhất là sau gần 50 năm, sự kiện này thay đổi về nội hàm, chuyển từ triển lãm viễn thông thế giới thành triển làm số thế giới, và đây là theo đề xuất của Việt Nam. Vị thế mới của Việt Nam cho phép ngành của chúng ta tham gia nhiều hơn, sâu hơn, chủ động hơn, tự tin hơn trong các sự kiện quốc tế. Việt Nam phải có những đóng góp quốc tế trong lĩnh vực ICT.
Kính thưa các đồng chí,
Đất nước đã đi qua năm 2019 với rất nhiều dấu ấn đáng tự hào. Bộ TT&TT của chúng ta đã đi qua năm 2019 với rất nhiều cách tiếp cận mới, làm cho một việc khó trở thành khả thi hơn, có thể làm nhanh hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xem như một cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ, và do vậy, cơ hội của Việt Nam về thay đổi thể chế dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ là rất lớn. Chuyển đổi số có thể nhanh hơn nếu như phát triển các nền tảng, một platform cho cả triệu người. Tắt sóng 2G không chỉ tiết kiệm chi phí khai thác, chi phí tần số cho nhà mạng mà còn đưa 100% dân số lên điện thoại thông minh, sẵn sàng trở thành công dân số. Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam có thể được các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thành trong năm 2020, vì CP đã tạo ra thị trường cho sản phẩm Việt Nam, vì Bộ TT&TT đã đứng ra làm vai nhạc trưởng, điều phối các doanh nghiệp trong nước hợp tác nghiên cứu phát triển, tránh chồng chéo, tránh cạnh tranh không cần thiết, sử dụng lẫn sản phẩm của nhau.
Kính thưa các đồng chí,
Năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số để tiến tới một Việt Nam số. Đây sẽ là một sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện, mà đầu tiên là sự chuyển đổi về phương thức, qui trình vận hành, về cách làm việc trong mọi lĩnh vực. Công nghệ số sẽ là công cụ tốt nhất để giúp thực hiện công cuộc chuyển đổi rất to lớn này. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về Đề án chuyển đổi số quốc gia, các bộ ngành, tỉnh thành sẽ ban hành Chương trình chuyển đổi số của bộ mình, ngành mình, địa phương mình. Chúng ta sẽ phải cần đến sự chung tay, đồng lòng của tất cả người Việt Nam để nâng cao thứ hạng Việt Nam về Chuyển đổi số.
Năm 2020, Bộ TT&TT, thông qua những việc làm cụ thể của mình, sẽ tiếp tục truyền đi những thông điệp tích cực, khích lệ cho toàn ngành, tìm ra những cách tiếp cận rất Việt Nam, khả thi, để hàng triệu người, hàng chục ngàn đơn vị trong ngành có thể làm tốt nhiệm vụ của mình, góp phần cho đất nước phát triển bền vững, vì một Việt Nam hùng cường.
Báo cáo tổng kết đầy đủ và tóm tắt đã được gửi tới các đồng chí. Chỉ thị số 01 về nhiệm vụ công tác năm 2020 cũng đã được gửi các đồng chí. Sách trắng về CNTT-TT 2019 mới xuất bản, là bức tranh khá hoàn chỉnh về ngành, cũng đã được gửi tới các đồng chí. Video clip và phát biểu của các đ/c đại diện cho các lĩnh vực mà chúng ta sẽ được nghe sau đây sẽ làm rõ hơn, sâu hơn bức tranh ngành TT&TT năm 2019 và định hướng cho năm 2020. Tôi xin phép được dừng lời ở đây.
Xin trân trọng cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quí vị đại biểu và các đồng chí!
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị tổng kết 2019 Bộ TT&TT