Mnemosyne là một sản phẩm cao cấp của hãng SolidAlliance (Nhật Bản) được hai nhà thiết kế Toshi Satoji và Katsuya Masaki sáng tạo lấy cảm hứng từ trò chơi ru-bích. Khối lập phương này được tạo nên từ 5 khối nhỏ màu bạc và một khối màu đen, đây chính là chiếc USB dấu trong thiết kế lập phương ru-bích này.
Chiếc USB này được đặt theo tên nữ thần Mnemosyne trong thần thoại Hy Lạp.
" alt=""/>USB 16 GB đắt nhất hành tinhĐại Thành Vinh chỉ là 1 trong rất nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển đổi hiệu quả nhờ sử dụng các nền tảng số của chương trình SMEdx. Được khởi động từ tháng 12/2020, chương trình SMEdx của Bộ TT&TT giúp doanh nghiệp lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để tiếp cận và sử dụng.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp SME chuyển đổi số hiệu quả, Chương trình SMEdx cam kết cung cấp từ 3 - 6 tháng miễn phí cho các doanh nghiệp có quy mô dưới 50 người. Các doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng số, không cần đầu tư vận hành mà chỉ cần trả tiền theo "thuê bao" hàng tháng vừa đơn giản, vừa bảo đảm an toàn thông tin.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, trải qua giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược để doanh nghiệp thích ứng và vượt qua khó khăn của đại dịch.
Cũng vì thế, số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận và sử dụng các nền tảng của Chương trình SMEdx trong thời gian qua đã cung cấp tăng dần theo từng tháng. Tính đến giữa tháng 10/2022, chương trình SMEdx đã tiếp cận được đến gần 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 62% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/tháng.
Đặc biệt, nhờ đa dạng hình thức tiếp cận, kết quả đã có hơn 63.525 doanh nghiệp SME lựa chọn sử dụng các nền tảng số trong chương trình SMEdx, chiếm khoảng 13% tổng số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận chương trình, tăng trung bình 15% hàng tháng.
Theo thống kê, trong 9 nhóm nền tảng xuất sắc của Chương trình SMEdx, tỷ lệ doanh nghiệp SME chọn sử dụng nhóm nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp cao hơn cả, đạt gần 40%. Tiếp đó là các nhóm nền tảng nhân sự, tổ chức (17%); nền tảng du lịch, khách sạn (16%); nền tảng hạ tầng công nghệ (14%), nền tảng kế toán tài chính (10%); nền tảng quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách...
Tuy nhiên, thống kê của Bộ TT&TT cũng cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc của Chương trình SMEdx có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, thành phố. Tính đến cuối tháng 9, một số địa phương đứng đầu về tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số cao là Hà Nội (34%), TP.HCM (32,7%), Đà Nẵng (11,5%). Một số địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thấp như Điện Biên, Hòa Bình, Tây Ninh, Hậu Giang.
Nhấn mạnh nền tảng số là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ TT&TT đề nghị thời gian tới các địa phương có chính sách, bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp SME trong địa phương tham gia Chương trình SMEdx.
" alt=""/>Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ doanh nghiệp dùng các nền tảng số của chương trình SMEdxLàng Cánh quê tôi - nay là thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ nhiều đời nay đã lưu truyền món ăn dân dã nhưng rất nổi tiếng, đó là món bánh hòn.
Người ta thường kháo nhau, về đến đất Hương Canh mà không ăn "cháo se bánh hòn" thì thật uổng phí. Thật vậy, món bánh quê giản dị này luôn để lại ấn tượng khó quên cho những ai đã từng thưởng thức.
![]() |
Cái tên bánh hòn nghe thật mộc mạc và thân thương, có lẽ bởi hình dáng của bánh giống hòn bi ve nhưng lớn hơn cỡ gấp 4 - 5 lần. Bánh có mùi thơm của mỡ hành và thịt băm mộc nhĩ, vỏ ngoài là lớp gạo tẻ được người nấu dùng tay nắm đơn giản, trông bánh không mượt mà hút mắt nhưng ăn 1 miếng là thấy mê ngay.
Đây cũng là món ăn khiến tôi luôn cảm thấy tự hào trong mỗi bữa tiệc gia đình, là món quà chân thành dành tặng bạn bè, đồng nghiệp trong những dịp đặc biệt.
![]() |
Loại gạo được chọn để làm bánh là loại gạo tẻ ngon, loại gạo nông nghiệp 8, khang dân. Gạo cần vo thật sạch, đãi sạn, ngâm nước lã khoảng 3-4 giờ, bấm hạt gạo mềm là được. Sau đó, gạo cần được xóc sạch thêm lần nữa, vớt ra rá, để ráo nước. Khi gạo khô, bạn đem nghiền được bột nhỏ mịn, sờ mát tay, nếu không có máy thì cho gạo vào cối giã, sau đó đem rây lấy bột nhỏ mịn. Sau khi đã có bột rồi, không nên để lâu vì bột sẽ nhanh bị chua.
Cho bột vào chõ sôi, lấy vài chiếc đũa cắm quanh bên trong chõ, sau đó nhẹ nhàng cho bột vào, đến khi sôi một lúc lâu, thấy có hơi bốc lên, rút đũa ra sẽ có lỗ hổng cho hơi nước ở nồi đáy bốc lên, bột sẽ chín đều, khi thấy có nhiều hơi, bột xôm xốp là được.
Đổ bột chín ra chậu to sạch, lấy nước trong chõ sôi tưới vào bột trộn đều nhào mạnh, đến khi tay không dính bột là hoàn thành xong bột làm bánh.
![]() |
Nhân bánh được làm bằng nguyên liệu: Thịt nạc vai băm nhỏ, hành hoa thái nhỏ, mộc nhĩ, nước mắm, gia vị nêm nếm cho vừa ăn.
![]() |
Nắm từng hòn bột bằng quả ổi con, nặn mỏng, cho nhân hành thịt nạc vai mộc nhĩ vào giữa, rồi vuốt nặn bịt kín miệng lại như hình quả bóng bàn. Từng lớp bánh hòn đem xếp dần vào chõ đang nghi ngút hơi nước nóng. Đậy vung cho lớp bánh dưới lên da non, mới xếp tiếp lớp bánh khác lên trên. Đun nhỏ lửa đến khi hương thơm bay ra ngào ngạt, mở vung ra thấy những hòn bánh đã ngả màu trắng trong là bánh đã chín.
![]() |
Bánh ăn ngon hơn khi còn ấm nóng. Bạn có thể chấm bánh hòn với nước mắm pha loãng giống vị nước mắm chấm bánh cuốn. Riêng người dân địa phương thường kết hợp món bánh hòn với cháo se ăn rất lạ miệng mà hợp vị, cực kì lôi cuốn. Đây cũng được xem như món cháo đặc sản không nơi đâu có được.
![]() |
Nếu có dịp ghé qua mảnh đất Hương Canh - tỉnh Vĩnh Phúc, đừng quên thưởng thức món bánh hòn đặc sản của quê hương tôi. Món bánh in sâu trong tiềm thức, lớn lên cùng tuổi thơ của những người con nơi đây, không quên góp mặt trong những dịp lễ Tết, ăn hỏi, cưới xin... đi cùng cái tên huyện, tên làng theo năm tháng, không bao giờ phai nhạt, vẫn còn nguyên nét truyền thống đậm đà bản sắc quê hương.
(Theo Em đẹp)
" alt=""/>Bánh hòn Hương CanhTrên hộp sản phẩm ghi số tự công bố sản phẩm: 018/2021/CB-KMURA; Không ghi Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; Không ghi Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; Công dụng ghi: “phòng ngừa các vấn đề về hô hấp do vi khuẩn, virus như viêm đường hô hấp cấp. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, hỗ trợ lấy lại vị giác”.
Cục An toàn thực phẩm khẳng định thông tin ghi trên hộp sản phẩm như nêu trên là sai quy định về ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Nội dung ghi công dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh, vi phạm khoản 15 Điều 6 của Luật Dược.
Theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều về Luật An toàn thực phẩm thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đăng ký bản công bố sản phẩm với Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên sản phẩm này lại thực hiện tự công bố sản phẩm là sai quy định. Mặt khác, trên hộp sản phẩm có đóng dấu ghi dòng chữ “NOT FOR SALE” -có nghĩa “Không được bán” nhưng lại bán cho người tiêu dùng. Như vậy, việc không đăng ký, việc ghi nhãn, ghi công dụng, bán sản phẩm như đã nêu trên là vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và dịch cúm mùa với số bệnh nhân về đường hô hấp gia tăng, lợi dụng tình hình dịch bệnh, một số tổ chức, cá nhân đã tung ra thị trường các sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo để người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm K6K2 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kmuravir® nêu trên.
Hình ảnh sản phẩm:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
2. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;
3. Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;
4. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ghi Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và Nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;
5. Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.
(Nguồn: Cục An toàn thực phẩm)
" alt=""/>Cảnh báo về sản phẩm K6K2 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kmuravir®