Lên sóng lần đầu tiên vào năm 1993, series phim truyền hình "Bao Thanh Thiên" với hơn 700 tập đã trở thành một trong những bộ phim cổ trang thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Những gương mặt quen thuộc trong phủ Khai Phong: Bao Thanh Thiên, Triển Chiêu, Công Tôn Sách và bốn hộ pháp trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp khán giả.Trong đó, vai diễn "Bao Thanh Thiên" của nam diễn viên gạo cội Kim Siêu Quần được xem là linh hồn của bộ phim. Lối diễn tinh tế, dứt khoát, thể hiện một vị quan tình lý phân minh, trắng đen rõ ràng, giúp ông có được sự nghiệp thăng hoa cùng sự yêu mến của công chúng trong suốt gần 3 thập kỷ qua.
Cả đời sống với một vai diễn
 |
Ảnh Kim Siêu Quần thời trẻ. Ông từng tham gia quân đội trước khi chính thức theo đuổi nghệ thuật. |
Kim Siêu Quần sinh năm 1951 tại Đài Loan. Tuổi thơ của ông gắn liền với những ngày tháng bán hàng rong cùng bố mẹ cho đến khi được một ông bầu đoàn kịch phát hiện và nâng đỡ.
Từ năm 18 tuổi, Siêu Quần bắt đầu có vai diễn đầu tiên trên sân khấu. Ông diễn qua khắp các loại vai, từ tuyến phụ, phản diện đến người qua đường, nhưng đáng tiếc chưa một lần được giao kép chánh. Cũng vì lận đận mãi với nghề, ông quyết định nộp hồ sơ vào hãng phim truyền hình. Cũng từ đây, sự nghiệp tài tử gạo cội vụt sáng nhờ trúng tuyển nhân vật Bao Chửng trong dự án phim "Bao Thanh Thiên".
“Rất nhiều người xung quanh e ngại tôi không thể đảm đương được vai diễn này. Nhưng tôi nghĩ, đây cũng là cơ hội duy nhất để cứu vớt bản thân. Còn nếu không cả đời chỉ mãi sống với những vai diễn mờ nhạt”, ông kể.


Theo nguyên tác, Bao Thanh Thiên (tên thật Bao Chửng) là một vị quan sống ở thời Bắc Tống. Ông nổi tiếng bởi sự thanh liêm, chính trực, cả đời hết lòng vì dân vì nước nên được được dân gian tôn kính, lưu truyền qua nhiều giai thoại. Do ảnh hưởng từ văn hóa kinh kịch, hát bội, hình tượng của ông cũng được mô tả với vẻ ngoài bặm trợn, nước da đen (đại diện cho tính quân tử, nghiêm túc), ở giữa trán có vết sẹo hình trăng lưỡi liềm (mang ý nghĩa công chính, ánh sáng xua đuổi tà ma).
Hóa thân vào nhân vật có thật trong lịch sử, Kim Siêu Quần đã dành hẳn nửa năm trước khi phim bấm máy để nghiên cứu kỹ càng thông qua các nguồn tư liệu sách, phim, kịch... Với sự am hiểu của mình, ông bắt được cái “hồn” của nhân vật, từ đó xây dựng một Bao Thanh Thiên kinh điển và không ai có thể thay thế.
 |
Siêu Quần tham gia không ít tác phẩm truyền hình nhưng tên tuổi ông gắn liền với Bao Công. Đến nay, ông đóng hơn 700 tập phim truyền hình về nhân vật này ở cả Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore. |
Nam diễn viên cũng từng tiết lộ, để phù hợp với tạo hình cao to, mập mạp của nhân vật, ông quyết định thực hiện chế độ tăng cân từ 80kg lên 100kg chỉ trong thời gian ngắn. Siêu Quần cũng tốn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để các chuyên viên hóa trang họa mặt đen, làm vết sẹo hình mặt trăng trên trán trước khi bắt đầu cảnh quay.
Những nỗ lực cho nghề nghiệp của Kim Siêu Quần đã được đền đáp xứng đáng khi vai Bao Công của ông được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Tờ Sina thậm chí từng mô tả: “Suốt một thời gian dài, đi đâu ở khắp các nước Châu Á cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh vị Bao Công. Nếu Lục Tiểu Linh Đồng dành cả đời để đóng Tôn Ngộ Không thì Kim Siêu Quần cũng đã sống chết đời mình với vai diễn kinh điển này”.
Đến tận sau này, Kim Siêu Quần quyết định dồn tiền bạc để mở xưởng phim mang tên mình chỉ với mục đích chuyên làm các tác phẩm về cuộc đời của vị quan này. Tài tử gạo cội chia sẻ ông hy vọng có thể được đóng vai diễn làm nên tên tuổi mình đến tận những năm cuối đời.
Tuổi già bệnh tật, không con cái


Quen mặt với khán giả truyền hình suốt mấy thập kỷ song Kim Siêu Quần có đời tư kín tiếng. Ít ai biết rằng người vợ hiện tại của ông cũng là Trần Kỳ - nữ diễn viên đảm nhận vai Bàng Phi, con gái Bàng thái sư trong phim. Cả 2 quen biết từ thuở hàn vi, gắn bó và đến với nhau mặc sự phản đối gia đình. Trên phim trường, bà xã cũng luôn chăm sóc ông tỉ mỉ, thậm chí mang cả xoong chảo đến tận nơi để có thể nấu cơm cho chồng.
Điều khiến nhiều người nuối tiếc là cả 2 vợ chồng dù hạnh phúc, mặn nồng song lại không thể có con. Tuy nhiên, Kim Siêu Quần không buồn vì cho rằng là do số phận định sẵn, ông trái lại tìm niềm vui trong cuộc sống với người vợ trẻ.
 |
Bộ ba “Khai Phong phủ” cùng tái hợp sau nhiều năm trong một sự kiện. Cả 3 diễn viên đều không có con. |
"Nhiều người cũng nói tôi nên ly hôn hay kiếm con nuôi nhưng đây là phúc phận mỗi người. Con cái là do duyên số, tôi tự bằng lòng với những gì mình có. Tôi cũng không sợ cảnh sống đơn độc không con cái", ông nói. Tài tử thậm chí so sánh mình với 2 người đồng nghiệp thân thiết trong phim là Phạm Hồng Hiên và Hà Gia Kính vì cả 3 đều chẳng có mụn con nào.
Ở tuổi 69, Kim Siêu Quần nhiều năm nay mắc nhiều căn bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường và thường phải trợ thở bằng máy. Nam diễn viên từng tiết lộ nguyên nhân là vì việc tăng cân nhiều phục vụ vai diễn trước đây khiến ông từ đó về sau không thể trở về vóc dáng ban đầu.
 |
“Bao đại nhân” mắc nhiều căn bệnh ở tuổi xế chiều. Dẫu vậy, tinh thần ông luôn lạc quan, yêu đời. |
Năm 2016, nam diễn viên phát hiện khối u não và phải tiến hành phẫu thuật gấp. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe suy giảm đáng kể khiến Siêu Quần quyết định giã từ nghiệp diễn xuất dù niềm đam mê diễn xuất vẫn cháy bỏng.
Trả lời phỏng vấn vào cuối năm 2017, nam diễn viên gạo cội tỏ ra lo lắng. Ông sợ bản thân có thể ra đi bất cứ lúc nào nên đã viết sẵn di chúc cho vợ, đồng thời hy vọng Trần Kỳ có thể đi thêm bước nữa - với điều kiện bà xã không được lấy trai trẻ.
 |
Nguyện vọng của Kim Siêu Quần là có thể hoàn thành 1000 tập cho phim “Bao Thanh Thiên” trước khi qua đời. |
“Cuộc sống khó dự đoán trước cho ngày mai. Tôi luôn tự nhủ bản thân phải sống trọn vẹn mỗi ngày, sau này dù thế nào cũng an vui mà nhắm mắt.
Hỏi về nguyện vọng của mình là gì, quả thật cả đời tôi đã đóng 700 tập Bao Thanh Thiên rồi. Tôi chỉ hy vọng mình có thể đóng đủ 1000 tập, lúc ấy đã có thể xuôi tay nhắm mắt", ông chia sẻ ước nguyện cuối đời.
Trích đoạn trong phim "Bao Thanh Thiên"
Thúy Ngọc

Đường Tăng 'Trì Trọng Thuỵ' không con, thừa kế 100 nghìn tỷ từ vợ già đại gia
– 30 năm kết hôn cùng người vợ là nữ tỷ phú, “Đường tăng” Trì Trọng Thụy đối diện không ít áp lực, điều tiếng song đến cuối cùng đã chứng minh cho mọi người về cuộc hôn nhân viên mãn, đẹp như truyện cổ tích của mình.
" alt=""/>'Bao Công' Kim Siêu Quần: Trẻ nổi như cồn, già không con, bệnh tật
 được chạm khắc thơ trên bia, với những câu vợ tiếc chồng, con khóc cha: )
 |
Một góc nghĩa địa thơ. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. |
Nghĩa địa Cực Lạc Thái Bình nằm giáp ranh giữa hai xã Bàu Năng và Ninh Thạnh (Dương Minh Châu, Tây Ninh), ngay dưới chân núi Bà Đen. Bước qua cánh cổng rêu phong phủ dày, trải dài trước mắt người tới đây là hàng nghìn ngôi mộ ngay hàng thẳng lối, đủ kích cỡ. Trên lối đi giữa hai hàng mộ, nằm dưới bóng mát của hai hàng phi lao thẳng tắp, có một quán nước nhỏ với chiếc xe đẩy và vài ba chiếc ghế. Có lẽ, đây là hiện thân duy nhất của sự sống con người ở chốn này.
Chị Hiền, chủ quán nước, cho biết, ở đây bây giờ nổi tiếng rồi, người ta đưa người thân đến đây an nghỉ nhiều lắm. Có nhiều ngôi mộ được khắc tới 7-8 bài thơ. Thôi thì đủ cả, tất cả cảnh đời éo le ngang trái, tiếc thương vô hạn cũng đều gửi gắm vào thơ hết. Vì thế mà nơi đây thường có nhiều người lui tới hơn.
Hàng nghìn bài, phần lớn là thể thơ lục bát và song thất lục bát, ghi trên những tấm bia mộ ở nghĩa trang. Nhiều bài chưa thật đúng vần, đúng luật, nhưng đều là những lời chân chất, mộc mạc, là tâm tư, cái nghĩa, cái tình của người sống dành cho người khuất.
Ở một ngôi mộ là lời người vợ tiếc chồng: "Những tưởng cùng ông sống với con/ Nay ông vui hưởng cảnh bồng non/ Bỏ tôi ở lại cùng con trẻ/ Khóc nhớ thương ông dạ mỏi mòn". Lời con khóc cha: "Những tưởng trùng phùng lại chia phôi/ Ba về thượng giới bỏ con côi/ Ba ơi, thôi hết còn trông đợi/ An nghỉ nghe ba, vĩnh biệt rồi".
 |
Trên mỗi ngôi mộ đều có một bài thơ và một bức tranh rất đẹp. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. |
Nói về nguồn gốc những bài thơ trên mộ, ông Huỳnh Cẩm Tú, Trưởng ban quản lý khu nghĩa địa Cực Lạc Thái Bình, kể nghĩa địa này có từ năm 1927. Hồi đó, khu vực này còn rất hoang sơ, chỉ có vài ba ngôi mộ vô chủ. Hiện nghĩa địa đã quy hoạch lại với diện tích 58ha và có gần 60.000 ngôi mộ.
Những bài thơ cũng có từ lâu lắm. Khoảng 20 năm trước, có một ông giỏi thi ca sống ở vùng này. Ông hết lòng yêu thương vợ. Đến khi vợ chết được chôn cất ở nghĩa địa, do quá thương nhớ, chiều nào ông cũng ra mộ khóc và đọc thơ cho vợ nghe. Rồi ông lấy sơn viết lên mộ những vần thơ nặng nghĩa tình phu thê. Nhiều người học theo từ đó.
Cũng có giai thoại rằng ngôi mộ đầu tiên có đề thơ là của một người rất mê thơ. Đến ngày 'gần đất xa trời', ông căn dặn vợ con mỗi năm đến ngày giỗ thì nhớ đốt thơ gửi xuống cho ông. Sau khi ông mất, vợ ông cho tạc một bài thơ lên bia gỗ.
Một chuyện kể khác cũng không kém phần xúc động. Một ông chồng vì nghi vợ ngoại tình nên tự tử chết, gia đình bên chồng không cho vợ để tang. Đêm đến, người vợ lén ra bia mộ mượn dòng thơ khắc lên, minh oan cho nỗi lòng của mình: Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay".
Từ nhu cầu rất lớn về thơ khắc trên mộ ở Cực Lạc Thái Bình, hầu hết thợ chuyên xây mộ đều biết "làm thơ". Theo anh Nguyễn Văn Thắng, không phải thợ xây mộ nào cũng viết được thơ mà họ chủ yếu là sưu tầm những bài thơ chồng khóc vợ, con khóc cha mẹ, đưa cho thân nhân người quá cố chọn rồi khắc lên.
"Cách đây vài năm, khắc một bài thơ lên mộ, tính luôn cả chi phí thi công khoảng 100.000 đồng. Nhưng bây giờ chi phí đã tăng gấp 3 rồi. Cũng có khi, tiền khắc thơ tính luôn vào chi phí làm hoàn chỉnh một ngôi mộ", anh Thắng nói.
 |
Những bài thơ chan chứa ân tình người sống gửi người đã khuất. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. |
Một trong những người nổi tiếng sáng tác thơ bia mộ là ông Phạm Văn Lộc, người có thâm niên gần 40 năm làm quản trang nơi đây. Ông Lộc từng có bài thơ khóc con: "Tre già chịu cảnh khóc măng non/ Tiếng nói con thơ nay chẳng còn/ Một phút rủi ro vì mạng số/ Chỉ còn rơi lệ để tiễn con".
Từ bài thơ đầu tay khá ấn tượng này mà nhiều người tìm đến ông Lộc để thuê viết. Đa phần những câu thơ khắc trên bia mộ ở Cực Lạc Thái Bình là chắp vá, lấy từ ca dao, hò vè, truyện Kiều, Lục Vân Tiên... rồi cải biên cho phù hợp với lòng người và tâm trạng của nhân vật.
Có bài do gia đình người quá cố viết hoặc do người chết tự làm trước đó và yêu cầu được khắc trên bia mộ. Khi gia chủ yêu cầu, phía Ban quản lý sẽ góp ý cho đúng vần, đúng luật. Ban quản lý còn sưu tầm, đóng lại thành từng tập thơ theo những chủ đề riêng, mỗi tập có từ 200 đến 300 bài thơ để gia quyến lựa chọn. Ngay cả giới thợ hồ, thợ khắc bia, ai cũng "thủ" sẵn vài chục bài thơ để tạc vào bia khi có yêu cầu.
Anh Lâm Văn Nhất, người có thâm niên 18 năm làm bia kiêm luôn thợ hồ, cho biết: "Cách đây 3-4 năm, giá một bài thơ từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng, tùy theo thời gian làm nhanh hay chậm. Bây giờ làm thơ cho gia chủ là miễn phí, bởi đã gắn với việc khắc, bán bia mộ".
Một tấm bia giá 100.000-200.000 đồng, tùy theo số lượng chữ khắc, số lượng bài thơ. Trước đây, anh Nhất từng sáng tác được cả chục bài thơ bia mộ, giờ anh không sáng tác nữa. "Muốn làm đâu phải dễ, muốn có thơ hay phải nghiền ngẫm rất lâu. Nhiều khi phải nghe gia chủ kể chuyện hàng giờ liền, cả chuyện riêng tư của người khuất mới có thể tìm ra được ý hay", anh Nhất cho biết.
Qua những vần thơ, người xem dường như biết thêm, hiểu hơn về cuộc sống, về lòng người nơi trần thế. Từ lời thơ của người sống dành cho những linh hồn đã phần nào nói lên cuộc đời, thân phận lúc sinh thời của họ. Trên hết, người tới viếng cảm nhận được cái gọi là "thái bình" ở đây, bên cạnh những người đã hóa thiên cổ.
Theo ông Huỳnh Cẩm Tú, Trưởng Ban quản lý nghĩa địa Cực Lạc Thái Bình, người dân muốn chôn cất người thân ở đây được cấp đất miễn phí, chỉ mất chi phí xây mộ, làm bia, tùy theo yêu cầu mà tốn từ 3 triệu đồng trở lên. Những hộ nghèo còn được hỗ trợ, miễn phí toàn bộ. Gần đây, người dân ở các tỉnh lân cận tìm đến xin đất, chôn cất ở Cực Lạc Thái Bình ngày càng nhiều, từ TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đến các tỉnh Vĩnh Long, Bình Phước… cũng có. Để giải quyết tình trạng quá tải, Ban quản lý đã đề xuất tỉnh quy hoạch lại và thành lập một khu nhà thờ hài cốt.
|
(Theo Nông Nghiệp Việt Nam)
" alt=""/>Nghĩa địa thơ độc nhất vô nhị