MC Huyền Châu chia sẻ với VietNamNet, việc được bổ nhiệm làm Phó trưởng Khoa Mỹ thuật ứng dụng Đại học Nguyễn Trãi là cơ hội để cô đem đến những giá trị chân thật, góp phần tạo ra những ảnh hưởng tích cực hơn đến sinh viên.
"Đối với tôi, việc đầu tư vào tri thức luôn là sự ưu tiên hàng đầu trong hành trình phát triển và tạo ra giá trị cho bản thân, xã hội. Vì vậy, khi được trao cơ hội để trở thành một phần trong ngành Giáo dục tại Đại học Nguyễn Trãi, tôi trân trọng và biết ơn vì sứ mệnh ý nghĩa này", MC Huyền Châu chia sẻ.
Nữ MC cho biết, mặc dù đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Mỹ thuật ở Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nhưng hiện tại cô vẫn đang theo học các lớp chuyên môn sâu liên quan đến ngành tại Học viện thời trang London.
Với vai trò là Phó trưởng Khoa Mỹ thuật ứng dụng, MC Huyền Châu vui vì được trải nghiệm nhiều về các khía cạnh liên quan đến chuyên môn.
"Tiếp tục đầu tư tri thức vẫn là con đường mà tôi lựa chọn. Vì vậy, việc trở thành một “người hướng dẫn" khi vẫn đang là “học viên" giúp tôi có thể hiểu, đồng cảm và chia sẻ được các bạn sinh viên. Hy vọng tôi có thể truyền động lực để các bạn sinh viên được “tiếp sức", theo đuổi đam mê bằng con đường tri thức của mình", MC Huyền Châu bày tỏ.
Huyền Châu cho rằng, dù là MC, nhà sáng lập, nhà quản trị, Phó trưởng Khoa Mỹ thuật ứng dụng hay đơn giản là một người mẹ, tất cả cũng chỉ là các vai trò khác nhau.
"Để hoàn thành tốt các vai trò, tôi nhận được sự hỗ trợ của nhiều người. Tôi cũng luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Mình sẽ là ai, và muốn trở thành ai?Mỗi ngày tôi viết ra một sứ mệnh, tầm nhìn mới cho mình. Có như thế, chúng ta mới sống mà không lãng phí phút giây nào", nữ MC bày tỏ.
Chụp bộ ảnh áo dài và bối cảnh là cung An Định - Huế, MC Huyền Châu khiến nhiều người khen nức nở vì bộ ảnh đẹp kèm triết lý sống hay.
" alt=""/>MC Huyền Châu được bổ nhiệm làm Phó trưởng Khoa Mỹ thuật ứng dụngTrong ký ức của ông Nguyễn Văn Ngó, cậu mình – ông Vũ Văn Bốn là một người lính du kích gan dạ. “Ngày đó, ban ngày thôn Đông Viên do địch quản lý. Cậu tôi thường xuyên hoạt động du kích vào ban đêm.
Năm 1952, cậu tôi bị bắt và bị giam giữ lần lượt ở bốt Tây Đằng, bốt Trung Hà, rồi bị đưa vào nhà tù Hỏa Lò. Đến năm 1954, cậu bị bắt xuống tàu đi vào Nam. Năm ấy, tôi mới 14 tuổi”, ông Ngó chia sẻ.
Ngày ấy, thôn Đông Viên có rất nhiều gia đình tham gia kháng chiến chống Pháp. Cậu Vũ Văn Bốn của ông là một trong những người lính du kích bị địch bắt và tra tấn giữa làng.
Ấn tượng của ông Ngó về cậu Bốn là người đàn ông có khuôn mặt trái xoan, dáng người cao ráo và rất giống hai người anh là ông Năm và ông Sáu.
Ngày ông Bốn đi, cụ Vũ Văn Thai đã mất. Ngày giỗ bố là thứ duy nhất mà ông mang theo mình, và cũng là sợi dây duy nhất kết nối ông với cội nguồn, dòng tộc.
Năm 1967, cụ bà mất. Ông Bốn ở trong Nam, không biết ngày giỗ mẹ.
Người chồng, người cha không có quá khứ
Trong ký ức của bà Nguyễn Thị Năm và các con, những gì họ được biết về cuộc đời ông Bốn bắt đầu từ năm 1962.
Tám năm sau ngày rời đất Bắc, ông Bốn sống bằng nghề thợ mộc ở thị xã Phan Thiết (nay là TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Ở đây, ông yêu và cưới bà Năm. Năm đó, ông Bốn 32 tuổi.
Cuộc sống hôn nhân mới được vài tháng thì ông bị bắt vào Sài Gòn đi lính.
Ông Ngó kể, vào năm 1964, gia đình có nhận được một lá thư rất ngắn của ông Bốn, thông báo rằng ông đang ở Sài Gòn. Ngoài ra, không có thông tin gì khác.
Sau 6 - 7 năm, ông trở về Phan Thiết, làm nghề mộc được một thời gian thì đất nước thống nhất.
Mấy chục năm sống cùng vợ con, cùng nhau khai hoang, làm rẫy, ông gần như không bao giờ kể với họ về gia đình ngoài Bắc. Thậm chí, ông nói với bà Năm rằng ngoài kia ông từng có vợ con.
Không ai hiểu tại sao ông lại nói như vậy. Chỉ có ông Ngó nghi hoặc lý giải điều đó bằng câu chuyện hẹn ước của cậu mình với một người con gái cũng tên là Bốn.
“Ngày cậu tôi đi du kích, có yêu một người con gái tên là Phan Thị Bốn. Hai ông bà hẹn ước sẽ lấy nhau. Nhưng chưa lấy được nhau thì cậu tôi bị bắt. Ngày cậu tôi bị giam giữ ở Hỏa Lò, bà Bốn đi lấy chồng khác.
Trong 2 năm cậu tôi ở tù, người làng thi thoảng cũng liên lạc được với cậu. Có lẽ cậu cũng biết bà Bốn đã đi lấy chồng”.
Ao ước về quê chưa thành
Trong ký ức của chị Vũ Thị Hằng - con gái ông Bốn, cha chị là người chịu thương chịu khó và yêu chiều vợ con. Ông không ngại ngần việc nhà, giặt giũ, phơi đồ cho vợ, việc nào ông cũng xắn tay làm.
Sau khi ông mất, đống củi khô ông tích trữ vẫn còn đầy bồ. Đống củi được sắp xếp gọn gàng như đúng tính cách cẩn thận của ông dù nhà đã không còn dùng bếp củi nữa.
“Khi còn sống, thi thoảng, ba lại ao ước trúng tờ vé số để có tiền về Bắc thăm họ hàng” – chị Hằng kể.
Ông bảo, xa quê đã mấy chục năm, khi về phải có gì đó cho nội ngoại, bà con, về tay không không được. “Ba nói, đã đi rồi, về phải huy hoàng”.
Cũng vì lẽ ấy mà mấy chục năm ông không dám về nhà. Bây giờ, mỗi khi nhớ về cha, chị Hằng lại nhớ những lần ông à ơi ru cháu điệu hát ru miền Bắc: “Con cò bay lả bay la…”.
Cuộc hội ngộ Bắc - Nam
Từ nhiều năm về trước, ông Nguyễn Văn Ngó đã liên hệ với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly(NCHCCCL) để tìm người cậu Vũ Văn Bốn, thất lạc từ năm 1954.
Ê kíp chương trình đã rà soát sơ bộ những địa phương có cộng đồng người Bắc di cư vào Nam trong 2 năm 1954-1955 nhưng không tìm ra.
Ê kíp cũng nhận định, ông bị người Pháp dẫn đi nên ít có khả năng ông sống cùng những cộng đồng đó. Ông đi một mình, không có người thân, gia đình nên khả năng cao ông không giữ tên họ cũ.
NCHCCCL đã đăng tin tìm ông trên website của chương trình từ thời điểm đó với hy vọng thân nhân hoặc người quen của ông nhận ra và liên hệ lại.
Một chàng trai xưng tên Mang Vũ Hậu đã gọi điện tới chương trình, nói anh quan tâm đến hồ sơ của ông Vũ Văn Bốn.
Anh Hậu cho biết, ông ngoại anh có tên gần giống, Vũ Văn Bôn - cái tên mà ông Bốn sử dụng sau khi rời quê, cũng là người gốc Bắc vào Nam năm 1954 và hiện gia đình anh không có liên lạc với gốc gác ngoài Bắc.
Khi so sánh thông tin hai bên cung cấp, ê kíp thấy trùng khớp 50%. Xác minh sâu hơn các thông tin còn thiếu, ê kíp thấy khớp dần từng chi tiết nên quyết định đi đến bước cuối cùng là tiến hành xét nghiệm ADN.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, đại diện hai bên gia đình có quan hệ ruột thịt với nhau.
Trên sân khấu của NCHCCCL, ông Nguyễn Văn Ngó bật khóc nức nở khi được ôm những người em, người cháu lần đầu ông biết mặt. Cả hai đại gia đình - một bên Hà Nội, một bên Bình Thuận - vỡ òa cảm xúc.
Từ nay, họ sẽ không còn phải đau đáu về một người anh, người cậu bặt vô âm tín. Những người con, người cháu ở TP Phan Thiết cũng không còn băn khoăn về tổ tiên, nguồn cội của mình.
Sau cuộc hội ngộ trên sân khấu, đại gia đình ở phía Nam đã bay ra Hà Nội, về thăm quê cha. Thôn Đông Viên lại chứng kiến cuộc đoàn tụ Bắc - Nam sau 70 năm đại gia đình chia đôi ngày giỗ.
Haylentieng.vn là website chính thức của chương trình NCHCCCL - nơi lưu giữ thông tin của 20.000 trường hợp thất lạc, đang chờ tìm được thân nhân. Quý độc giả có thể tra cứu thông tin về người thân bị thất lạc bằng cách gõ tên, năm sinh, quê quán,... Hệ thống dữ liệu sẽ hiển thị những trường hợp có thông tin gần nhất với những từ khóa độc giả tìm kiếm.
" alt=""/>Hai đại gia đình Bắc Nam đoàn tụ khi nhận kết quả ADN sau 70 năm cách biệtĐam mê
Cuối chiều, chị Võ Huyền Thiên Thư (35 tuổi, huyện Bình Chánh, TPHCM), có mặt tại trường đua. Tại đây, chị dạy học viên kỹ năng lái xe an toàn, đào tạo vận động viên đua xe mô tô chuyên nghiệp, tổ chức sự kiện đua xe thể thao…
Cũng chính tại đây, chị đã truyền niềm đam mê tốc độ cho mẹ, người từng không muốn cho con gái của mình học đua xe mô tô phân khối lớn.
Mẹ của chị Thư, bà Võ Thành Kim Nguyệt (SN 1971) là thợ may áo dài truyền thống. Thế nên, bà định hướng cho con gái theo học ngành thiết kế thời trang.
Nghe lời mẹ, Thiên Thư thi đậu và học chuyên ngành thiết kế thời trang tại một trường đại học ở TPHCM. Tuy nhiên, sau đó chị sử dụng số tiền tiết kiệm mua chiếc xe côn tay 150 phân khối.
Tháng 2/2017, chị cùng em gái xin mẹ đi phượt bằng xe máy từ TPHCM ra Hà Nội. Sau chuyến đi này, chị bắt đầu yêu thích xe mô tô phân khối lớn và môn thể thao đua xe.
Chị chia sẻ: “Trước đó, tôi không hề biết tại Việt Nam có bộ môn đua xe mô tô, cũng như có công việc dạy kỹ năng lái xe an toàn.
Tuy nhiên, khi vô tình gặp gỡ, đi chơi với các bạn thích mô tô, tôi bắt đầu có đam mê điều khiển, chinh phục những chiếc xe mô tô từ phân khối nhỏ đến phân khối lớn, xe tay ga và cả xe điện”.
Ngày đầu chia sẻ đam mê của mình với mẹ, chị Thiên Thư không được bà Nguyệt đồng ý. Bởi, bà chưa hiểu rõ, có cái nhìn thiếu thiện cảm về bộ môn đua xe.
Biết mẹ chưa hiểu về niềm đam mê của mình, chị Thư vẫn kiên trì giải thích, thuyết phục bà. Về phía mình, dù không muốn Thiên Thư theo môn thể thao xa lạ, bà Nguyệt vẫn âm thầm dõi theo những hoạt động của con.
Sau nhiều thời gian tìm hiểu, bà dần nhận thấy đam mê, công việc của con không hề xấu và có hại như mình nghĩ. Bà quyết định đến trường đua tìm hiểu công việc, sở thích của con.
Cùng mẹ chinh phục xe phân khối lớn
Bà kể: "Một lần, tôi được Thiên Thư đề nghị: 'Con nói nhưng mẹ không tin. Bây giờ, mẹ đến nơi con làm việc một chuyến đi. Nếu mẹ thấy công việc của con không tốt, con sẽ nghỉ ngay.
Còn nếu mẹ thấy công việc của con bình thường như những công việc khác, con mong mẹ để cho con theo đuổi đam mê'”.
Được con hứa “sẽ nghỉ việc ngay”, bà Nguyệt đồng ý đến trường đua. Tại đây, bà nhận thấy công việc của con gái hoàn toàn không giống như mình từng nghĩ.
Hơn thế, bà Nguyệt còn được con gái làm sống lại sở thích chạy xe côn tay của mình từ lúc chưa lấy chồng. Khi được chị Thư cho chạy thử chiếc Kawasaki Ninja 400, bà Nguyệt không giấu được niềm vui thích.
Bà kể: “Từ lúc chưa lấy chồng, tôi đã thích chạy xe tay côn. Chiếc xe đầu tiên tôi chạy là Honda 67. Thế nên, khi được Thư cho chạy thử xe phân khối lớn, tôi rất thích.
Ngay lúc đó, Thư thuyết phục tôi đi thi bằng A2 để hai mẹ con có thể đi phượt cùng nhau bằng xe mô tô phân khối lớn. Tôi đến học với Thư rồi đi thi và đạt 100 điểm”.
Ít lâu sau khi làm quen với xe phân khối lớn, bà Nguyệt cùng con gái lên kế hoạch đi phượt bằng mô tô từ TPHCM đến Đà Lạt. Trước khi khởi hành, bà đến trường đua để chị Thư hướng dẫn kỹ năng điều khiển, lái xe an toàn.
Những buổi tập ấy giúp bà tự tin hơn. Tháng 4/2023, bà Nguyệt cùng con gái có chuyến chinh phục “những cung đèo uốn lượn và rừng thông tuyệt đẹp hai bên đường” mà những lần đi xe khách, bà không thể cảm nhận.
Chị Thư chia sẻ: “Đó là lần đầu tiên, mẹ tôi đi Đà Lạt bằng xe máy. Trước khi đi, bà rất tự tin, thậm chí xem thường những cung đèo trên đường.
Tuy vậy, khi lên đến nơi, mẹ chủ động nói với tôi: 'Nếu lần sau đi tour, phải đến học với con vài buổi nữa mới cảm thấy an toàn'. Điều ấy khiến tôi rất vui và hạnh phúc.
Sau chuyến đi này, tôi đang lên kế hoạch cùng mẹ đi phượt ở những địa danh khác như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ...”.
Chuyến đi cũng khiến bà Nguyệt có niềm đam mê với hình thức du lịch bằng xe mô tô phân khối lớn. Bà cho biết, đam mê ấy không chỉ làm tinh thần bà sảng khoái mà còn giúp rèn luyện, kiểm soát sức khỏe, sức chịu đựng của bản thân.
Bà tâm sự: “Đi phượt bằng xe mô tô phân khối lớn giúp tinh thần, đầu óc tôi thư giãn, thoải mái. Đam mê này cũng giúp tôi có thể đi du lịch theo kiểu khám phá, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống nơi mình đi qua.
Hơn thế, nó còn giúp tôi tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc may áo dài của mình. Bởi, đi đến đâu, tôi cũng ghé vào các tiệm may áo dài trải nghiệm các sản phẩm để học hỏi những cái hay, độc đáo của họ".