Nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1 cũng nêu ra một số trường hợp.
“Nếu công trình trên chưa được cấp phép nhưng người dân vẫn “liều” xây dựng thì cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương tại sao lại không biết, khi mà đến một viên gạch, một đống cát người dân đổ ra còn biết. Nếu không có giấy phép thì phải đình chỉ.
Trường hợp nữa là có giấy phép nhưng làm không đúng giấy phép thì vẫn là do địa phương, cơ quan quản lý. Tại sao có quy định, quy chuẩn… mà vẫn để xảy ra việc thương vong để từ đó quy rõ trách nhiệm” – ông Thịnh nêu ý kiến.
KTS Phạm Thanh Tùng, chuyên gia phản biện độc lập thẳng thắn chỉ ra rằng, vụ cháy chung cư mini đã cho thấy công tác cấp phép, quản lý đô thị yếu kém của cơ quan quản lý.
“Nhiều chung cư mini hiện nay là dạng biến tướng từ nhà ở riêng lẻ. Chung cư mini thường ở những khu nhỏ, ngõ ngách nên vi phạm nhiều vấn đề về điều kiện nhà ở, PCCC… Đã có nhiều khuyến cáo về việc không phát triển chung cư mini mà phải đưa chung cư mini vào kiểm soát từ thiết kế đến thẩm định nhưng vẫn có sự buông lỏng trong quản lý” – ông Tùng đánh giá.
Từ chung cư mini bị cháy, nhìn rộng ra, ông Lê Văn Thịnh cho biết, thực tế cho thấy, những năm gần đây, loại hình chung cư mini xuất hiện tại nhiền quận, huyện trên địa bàn Hà Nội Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy… Các tòa chung cư mini này được xây dựng trên diện tích nhỏ, nhiều căn nằm sâu trong ngõ ngách với quy mô từ 5 - 10 tầng và xen kẽ trong các khu dân cư.
“Những chung cư mini như vậy hiện đang cho thuê rất nhiều. Công trình đưa vào khai thác sử dụng, công an PCCC, công an khu vực, cơ quan chức năng liên quan quản lý, kiểm tra, kiểm soát như thế nào? Những trường hợp không đủ điều kiện về PCCC có báo cáo, ngăn chặn đưa vào sử dụng không?” – ông Thịnh đặt vấn đề.
Theo ông Thịnh, vấn đề cần làm hiện nay là phải yêu cầu UBND phường kiểm tra, thống kê tất cả chung cư mini cho người lao động thuê trên địa bàn thành phố. Trong đó, kiểm tra giấy phép xây dựng, điều kiện PCCC, đăng ký kinh doanh và phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Còn theo ông Tùng, chung cư mini phát triển trong giai đoạn nhu cầu nhà ở ngày càng phát triển. Giá rẻ là yếu tố cơ bản để các chung cư mini hút khách. Trong khi đó, người thu nhập thấp chưa có điều kiện mua nhà ở xã hội cũng như nguồn cung nhà ở xã hội quá hạn chế khiến chung cư mini vẫn “đắt khách” trong thời gian qua.
“Cần phải nhìn nhận vào những vấn đề thực tế trên. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân về những nguy hiểm, rủi ro của loại hình chung cư mini cần tăng cường việc kiểm tra từ thiết kế, xây dựng không nên phát triển chung cư mini mà nên phát triển nhà trọ cho thuê có quản lý. Cùng với đó, tăng cường xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp tại các đô thị lớn” – ông Tùng nói.
Chung cư mini phá quy hoạch, bóp nghẹt hạ tầng
Cũng phải nói thêm rằng, những vấn đề về chung cư mini không phải là câu chuyện mới mà đã được đặt ra từ nhiều năm trước.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, trong hơn 10 năm qua, nhất là từ năm 2010, đã nở rộ tình trạng khoét lõm xây dựng chung cư mini, có nhiều tầng, nhiều căn hộ mini tại các đô thị, quận nội thành.
Từ năm 2020, Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác thanh , kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ ở.
Cũng trong thời gian này, HoREA đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng kiến nghị kiểm soát tình trạng phát triển tự phát chung cư mini làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị và không đảm bảo an toàn PCCC.
Việc nở rộ chung cư mini vượt ngoài tầm kiểm soát, theo ông Châu nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ những bất cập của các quy định pháp luật về “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”.
Luật Nhà ở 2014, tại Điều 46, đã cho phép hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng… thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý dẫn đến tình trạng phát triển loại nhà "chung cư mini", "chung cư hộp diêm", làm tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, làm phá vỡ quy hoạch, gây trở ngại cho công tác chỉnh trang đô thị.
Ngoài ra, do những hạn chế, yếu kém trong công tác thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cấp cơ sở, đã có hiện tượng cán bộ chính quyền cấp cơ sở thoái hóa biến chất, tiếp tay, bao che cho các công trình chung cư mini trái phép. Sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng cũng được Bộ Xây dựng chỉ rõ khiến tình trạng chung cư mini phát triển méo mó…
Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu phát triển TMĐT trong năm 2021. Theo đó, có mục tiêu đưa doanh số TMĐT B2C (giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng) chiếm 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn; tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến đạt 45%; giữ vững xếp hạng Chỉ số TMĐT (EBI) hằng nằm.
Thành phố cũng đặt mục tiêu đưa tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT lên mức 40% và 60% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng có hóa đơn điện tử. 70% website TMĐT tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT. Trong đó, 30% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên ứng dụng di động.
Ngoài ra, 85% các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, viễn thông và truyền thông trên địa bàn sẽ triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.
Đáng chú ý, toàn bộ chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn của thành phố sẽ tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã Qrcode truy xuất nguồn gốc.
UBND Hà Nội cũng khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp kinh doanh bằng TMĐT trong các lĩnh vực du lịch, tour trực tuyến, thực hiện số hóa một số điểm đến du lịch bằng giao dịch 3D, công nghệ thực tế ảo. Hình thành, phát triển các sàn giao dịch TMĐT xuyên biên giới và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT.
Hỗ trợ đưa các mặt hàng lên sàn TMĐT
Hà Nội tổ chức chuỗi cung ứng TMĐT cho hàng nông sản. (Ảnh: Internet) |
Để thực hiện được những mục tiêu đặt ra, UBND thành phố Hà Nội xác định hàng loạt nhiệm vụ triển khai trong năm 2021. Trong đó, chú trọng đến việc tạo ra môi trường, xây dựng chuỗi cung ứng cũng như hỗ trợ tối đa cho sản phẩm nông nghiệp.
Thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện Chợ TMĐT sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi tại địa chỉ (chonhaminh.gov.vn) và ứng dụng trên nền tảng di động; tạo lập kênh quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội đến nhiều người dân.
Phát triển trang web Nông sản an toàn Hà Nội tại địa chỉ (nongsanantoanhanoi.gov.vn) để tạo môi trường kết nối hiệu quả giữa nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng.
Triển khai hiệu quả Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản, thực phẩm của thành phố (check.gov.vn) và chương trình mỗi xã một sản phẩm với TMĐT để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, HTX ứng dụng bao bì gắn với tem truy xuất nguồn gốc và nhãn hiệu nông sản được bảo hộ tham gia vào hệ thống quản lý truy xuất chung của thành phố.
Hà Nội cũng ứng dụng QRcode trong truy xuất thông tin trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khuyến mại trực tuyến, kê khai thuế điện tử… và hỗ trợ kết nối nhanh giữa người sản xuất, người bán với người mua.
Phát triển logistics phục vụ hoạt động TMĐT, xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống kho bãi, địa điểm lưu giữ hàng hóa tập trung, mạng lưới phục vụ vận chuyển, giao nhanh hàng hóa trên địa bàn, kết nối với các địa phương khác và toàn cầu.
Tổ chức chuỗi cung ứng TMĐTcho nông sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT để tối ưu hóa chi phí và thời gian đưa hàng hóa ra thị trường.
Trong năm 2021, Hà Nội sẽ tiếp tục vận hành website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” tại địa chỉ bandomuasam.hanoi.gov.vn cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, máy bán hàng tự động.
Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa. Thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Duy Vũ
Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử, năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam đạt mức tăng trưởng 15% với quy mô 13,2 tỷ USD và sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2021.
" alt=""/>Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi cung ứng TMĐT để nông sản không còn cảnh 'giải cứu'Bác sĩ Võ Hoàng Khoa đã tiến hành nội soi cấp cứu trong đêm, lấy ra dị vật từ thực quản bệnh nhi. Đó là món đồ chơi hình Pikachu bằng nhựa, màu xanh, có kích thước 2x2,5x1 cm. Do hình thù đồ chơi có sừng dài nên dễ đâm thủng thực quản, gây khó khăn trong quá trình xử trí. Sau khi gắp thành công dị vật, sức khỏe của bé đã ổn định.
Trước đó, các bác sĩ tại đây cũng vừa lấy thành công một chiếc nhẫn vàng, đường kính 2cm trong thực quản một bé gái 7 tuổi.
Ngày 21/8, Bệnh viện Nhi đồng thành phố cũng thông tin về bệnh nhi 6 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng quấy khóc, bụng chướng nhẹ, hoảng loạn.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết có gắn kim băng sắt lên áo bé vì nghe quan niệm tâm linh, dân gian truyền miệng làm như vậy sẽ giúp con ăn ngủ ngon.
Tuy nhiên, bé bất ngờ giật kim trên áo bỏ vào miệng. Cha mẹ đã đưa bé đi cấp cứu ngay sau khi xảy ra sự việc 1 tiếng. Kết quả chụp X-quang ngực thẳng nghiêng phát hiện dị vật hình kim băng (1,5 x1 cm) mắc tại khu vực dạ dày bệnh nhi.
Ngay trong đêm, các bác sĩ nội soi cấp cứu, lấy được một kim băng sắc nhọn đã bung đầu ghim ra.
Tiến sĩ, bác sxi Hà Văn Thiệu, Quyền điều hành khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM nhận định, tình trạng trẻ nuốt/hóc dị vật đang có chiều hướng gia tăng thời gian gần đây. Trong đó, ghi nhận trẻ nuốt vật dụng như chìa khóa, muỗng nhựa bị vỡ, đồ chơi, pin đồ chơi, trang sức… Hầu hết dị vật đều có kích thước nhỏ.
Bác sĩ lưu ý, phụ huynh nên quản lý đồ chơi của trẻ và các vật dụng có kích thước nhỏ. Nếu phát hiện con trẻ nuốt dị vật, cần bình tĩnh xử trí, nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.
Phụ huynh tuyệt đối không dùng tay moi hay dùng nước để đẩy xuống dạ dày, vì sẽ đẩy dị vật vào sâu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.