 đang kêu gọi các nước sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, qua đó đặt mục tiêu giúp cắt giảm 460 tỷ tấn khí nhà kính trên toàn thế giới trong vòng 40 năm tới. </p><p>IEA kỳ vọng chỉ cần giảm 45% năng lượng cho việc làm mát vào giữa thế kỷ này cũng giúp nhu cầu dùng điều hòa nhiệt độ chỉ tăng 70% đến năm 2050, thay vì gấp 3 lần nếu không có đột phá công nghệ nào.</p><p>Thực tế là điều hòa nhiệt độ đã không có sự đột phá đáng kể về mặt hiệu năng khi được sáng chế ra bởi kỹ sư người Mỹ Willis Carrier vào năm 1902. </p><table class=)
 |
Kịch bản của IEA cho thấy, nếu tiếp tục sử dụng HFC thì mức độ ảnh hưởng tới môi trường sẽ dần tiệm cận CFC |
Thay đổi đáng kể nhất là việc chuyển từ sử dụng khí chlorofluorocarbons (CFC) gây hại cho tầng ozone sang khí hydrofluorocarbon (HFC) vào đầu thập niên 1990. Dù không có hại cho ozone tầng bình lưu, HFC vẫn đóng góp lớn vào sự ấm lên toàn cầu so với CO2.
Theo Nghị định thư Montreal có hiệu lực vào năm 2019, các nước cam kết buộc phải cắt giảm 80% lượng khí HFC trong 30 năm tới, để giảm lượng khí thải nhà kính tương đương 70 tỷ tấn CO2 vào năm 2050, giúp ngăn Trái đất ấm lên 0,5°C vào cuối thế kỷ này.
Như vậy, giải pháp đầu tiên cho việc cải tiến điều hòa nhiệt độ chính là đi tìm chất thay thế HFC. Một số biện pháp đã được đưa ra như dùng chính khí CO2 thay cho HFC, nhưng các nhà sản xuất hiện giờ mới chỉ tìm được các môi chất lạnh (hay còn gọi là gas lạnh) thuộc họ HFC có chỉ số làm nóng lên toàn cầu (GWP) và chỉ số tác động phá hủy tầng ozone (ODP) thấp hơn mà thôi.
Hiện các nhà sản xuất đang chạy đua thay thế các loại gas lạnh cũ bằng R32 có chỉ số GWP và ODP tương ứng là 675 và 0. Tuy nhiên loại gas được sử dụng phổ biến trên các điều hòa đời cũ vẫn là R410A và R22, vốn có hiệu suất làm lạnh kém hơn với chỉ số GWP và ODP cao hơn dẫn tới gây hại cho môi trường nhiều hơn. Những loại gas cũ này có nguy cơ rò rỉ cao ở các bãi phế liệu hoặc nơi thu mua điều hòa cũ.
 |
Điều hòa bãi tiềm ẩn rủi ro với môi trường và cần phải được kiểm soát chặt chẽ |
Một hướng khác là nghiên cứu cải tiến hiệu suất năng lượng của điều hòa. Hiện tại, công nghệ máy nén làm lạnh trong điều hòa mới chỉ đạt hiệu suất tối đa là 14% (trung bình là 6-8%), theo Viện Nghiên cứu Rocky Mountain. Con số này là thấp hơn đáng kể so với các tấm pin năng lượng mặt trời (50%) hay đèn LED (70%).
Theo IEA, việc sử dụng điều hòa có hiệu suất gấp đôi hiện nay có thể giúp tiết kiệm tới 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2050.
Ngay cả khi không có những đột phá công nghệ nào, nhiều giải pháp bên ngoài giúp cải thiện hiệu suất năng lượng cho điều hòa đang được thử nghiệm, từ các giải pháp thông gió, làm mát tự nhiên đến lắp biến tần.
Các chuyên gia Việt Nam khuyến cáo các công trình xây dựng mới nên lắp đặt kính cửa sổ năng lượng thấp giảm nhiệt, sơn phản nhiệt để cải thiện khả năng làm mát cho điều hòa. Ngoài ra, một số khách sạn ở Hà Nội hiện đã lắp biến tần theo tải cho các thiết bị điện (bao gồm điều hòa) từ đó kiểm soát năng lượng hiệu quả hơn.
 |
Chương trình DR được kỳ vọng sẽ quản lý hiệu quả điều hòa nhiệt độ |
Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response - gọi tắt là Chương trình DR) cho điều hòa cũng đang được Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp trao đổi giải pháp với Daikin. Đối tượng trước mắt là các cơ quan, nhà xưởng sử dụng hệ thống điều hòa không khí thông minh của Daikin.
Nếu có thể điều chỉnh tự động khi khách hàng tham gia Chương trình DR, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu mà không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xa hơn, Chương trình DR nếu có thể ứng dụng cho các hộ gia đình, tòa nhà văn phòng sẽ tạo được đột phá lớn về mức độ tiết kiệm năng lượng.
Trên thế giới, các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu phương pháp làm mát bức xạ, mô phỏng theo cách Trái đất tự làm mát khi về đêm bằng cách cho sức nóng dưới dạng tia hồng ngoại đi xuyên qua bầu khí quyển vào Vũ trụ. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là công nghệ của tương lai, được thử nghiệm ở một số nước tiên tiến.
Có thể thấy, các giải pháp mà Việt Nam hiện có thể triển khai là kiểm soát chặt chẽ điều hòa cũ, điều hòa nhập lậu không đạt chuẩn gas lạnh. Cùng với đó, cần sớm có cơ chế phù hợp để Chương trình DR thương mại hóa đi vào cuộc sống, góp phần điều tiết nguồn năng lượng bị ‘ngốn’ bởi điều hòa vào giờ cao điểm.
Phương Nguyễn

Chạy đua dự án điện mặt trời ở nhiều địa phương trên cả nước
Đầu tư dự án điện mặt trời quy mô lớn góp phần tích cực giúp giảm phát thải khí nhà kính, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về chống biến đổi khí hậu.
" alt=""/>Đi tìm các giải pháp tối ưu hóa sử dụng điều hòa nhiệt độ
Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cảnh báo, những thực phẩm chứa độc tố nguy hiểm như vụ pate chay có thể hiện diện ngay trong bếp nhà bạn do việc bảo quản, sử dụng thực phẩm không đúng cách.Bà Nga cho biết, vi khuẩn Clostridium Botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí. Vì thế, bất cứ sản phẩm nào đóng hộp (không riêng pate), thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí (thịt, cá ướp...), thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí đều có thể sinh ra vi khuẩn này.
 |
Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) |
Khi ăn phải độc tố của vi khuẩn sẽ phát tác gây tổn thương thần kinh nặng nề, khiến người bệnh nguy kịch thậm chí tử vong. Như vụ ngộ độc pate chay trong bữa bún tự nấu tại Bình Dương, đến nay ghi nhận thêm nhiều người trong bữa ăn bị ngộ độc, trong đó 1 người tử vong, 2 trường hợp rất nặng. Hay trường hợp ở Kontum ngâm cá muối và đóng hộp cũng khiến người ăn nhiễm độc tố này.
Cũng theo chuyên gia này, các vụ ngộ độc do Botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều, liên quan nhiều đến những bữa ăn tự nấu, chế biến thủ công tại hộ gia đình, trào lưu bảo quản thực phẩm "hút chân không", đóng hộp thực phẩm không đúng cách là nguy cơ rất lớn nhiễm độc tố chết người Botulinum.
Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, nguy cơ này không chỉ hiện hữu tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo trên thế giới về trào lưu sử dụng túi hút chân không các hộ gia đình tự làm không đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguy cơ gây ngộ độc, đặc biệt ngộ độc vi khuẩn yếm khí nguy hiểm như trong vụ pate chay.
Vì thế, bà Nga lưu ý, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản trong thời gian dài. Vì những thực phẩm được đóng gói kín không đủ điều kiện công nghệ để tiệt trùng sẽ có nguy cơ sinh ra vi khuẩn yếm khí nguy hiểm.
Tốt nhất người dân nên sử dụng đồ ăn tươi mới, sau khi chế biến xong sử dụng trong 2 tiếng đồng hồ, nếu không ăn hết bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian quy định để bảo đảm thực phẩm an toàn.
"Đối với thực phẩm đóng trong đồ hộp, khi sử dụng người dân cần kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã hết hạn, kiểm tra kỹ xem hộp có phồng, bẹp, móp không, mở ra mùi vị màu sắc có thay đổi không thì mới được dùng", bà Nga cảnh báo.
 |
Thực phẩm hút chân không không đúng cách có thể sản sinh vi khuẩn chứa độc tố nguy hiểm (ảnh minh họa: Internet) |
"Điều tra bước đầu vụ ngộ độc pate chay khiến 2 người nguy kịch, 1 tử vong cho thấy các nạn nhân cùng ăn món bún riêu chay có sử dụng hộp pate đã phồng", bà Nga nói tiếp.
Khi có bất cứ triệu chứng gì liên quan đến sử dụng thực phẩm như nôn, đau bụng, đặc biệt là triệu chứng thần kinh liệt, sụp mi, nhìn mờ, đau họng, khó nuốt, khan tiếng, khô miệng… cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bà Nga thông tin thêm, ngộ độc Botulinum là một ngộ độc nặng, có diễn biến lâm sàng nhanh, điều trị phức tạp, phải có liều đặc trị giải độc. Đây là loại ngộ độc có nguy cơ tử vong cao, dù qua khỏi cũng ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Biểu hiện của ngộ độc độc tố Botulinum như liệt, mắt song thị, sụp mi, cứng họng, khô miệng… và diễn biến rất nhanh.
Độc tố này không được loại trừ dù đun sôi lại. Vì thế, hãy bảo quản sản phẩm an toàn, đúng cách để phòng nguy cơ ngộ độc.
Theo Dân trí

Khẩn trương nhập 6 lọ thuốc giải cực hiếm, cứu bệnh nhân ngộ độc ở Bình Dương
Sau lời đề xuất tài trợ của một công ty, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để nhập thuốc giải độc, phục vụ điều trị càng sớm càng tốt.
" alt=""/>'Hút chân không' thực phẩm có thể sinh độc tố nguy hiểm như vụ pate chay