Vẻ ngoài có phần bướng bỉnh, mạnh mẽ nhưng Tuấn Hưng là người sống tình cảm và dễ rơi lệ. Nam ca sĩ đã không cầm được nước mắt trong giây phút trao tặng chiếc ô tô trị giá gần 1 tỉ đồng cho người bạn thân - ca sĩ Tú 'Dưa'.
![]() ![]() Tuấn Hưng và Tú Dưa ôm nhau khóc. |
Gây ấn tượng bởi sự hoạt ngôn, hài hước và sự thông minh trong cách dẫn, Trấn Thành thành công trong việc mang lại tiếng cười hay những phút giây thoải mái cho người xem. Tuy nhiên, hài hước, nhí nhố là thế nhưng anh chàng MC này thực chất rất dễ mềm lòng. Không hiếm khi khán giả được chứng kiến khoảnh khắc Trấn Thành xúc động nghẹn ngào và rơi lệ trong mỗi lần xuất hiện trên truyền hình.
![]() |
Trong đêm chung kết "Thử thách người nổi tiếng", Trấn Thành đã khóc vì tiết mục của thí sinh Phạm Lịch. |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Trấn Thành thường xuyên khóc trên sân khấu khiến nhiều người nói đây là 'chiêu bài' quá cũ của anh. |
![]() ![]() |
![]() ![]() Hoài Linh cũng thường xuyên khóc trên sân khấu. |
![]() |
Sơn Tùng đệm piano khi hát ca khúc "Bèo dạt mây trôi" tặng bà ngoại và khóc 'ngon lành'. |
![]() |
Trong liveshow của mình, khi thể hiện những ca khúc về thân phận của một người nghệ sĩ, bằng tiếng ca mang đến cho đời nhưng cũng nhận không ít đắng cay, Đàm Vĩnh Hưng đã bật khóc nức nở. Anh chia sẻ khi thể hiện những ca khúc này anh đã cảm nhận được một phần của mình trong đó nên cảm thấy rất đồng cảm. |
Anh Thư
Hoài Linh: Dù giới tính nào tôi cũng không làm gì bại hoại" alt=""/>Trấn Thành, Hoài Linh động tí là rơi nước mắtBạn trai có nhiều dấu hiệu khiến tôi nghi ngờ (Ảnh minh họa: iStock).
Tôi nhiều lần giả vờ vô tình hoặc cố ý hỏi anh có yêu thích ai khác ngoài tôi không? Nhưng anh luôn nói, anh chỉ yêu mình tôi, không có ai khác.
Chính vì vậy, tôi đề cập vấn đề theo hướng khác để anh đỡ suy nghĩ, sau đó lựa lời khuyên anh đi theo tôi đến một phòng khám để kiểm tra sức khỏe. Đúng như tôi dự đoán, kết luận ở đây xác định người yêu tôi mang mầm bệnh xã hội, dương tính với giang mai, thể lâm sàng da bị mẩn nốt ban trên mặt và tay, số lượng ít, màu nhạt.
Tôi vừa buồn, vừa sốc. Còn vài tháng nữa, chúng tôi sẽ chính thức tổ chức làm đám cưới. Giờ anh ấy vướng phải căn bệnh này khiến tôi muốn lập tức chia tay, dù vẫn còn yêu.
Anh ấy bị lây bệnh từ đâu? Không còn nghi ngờ gì nữa, bệnh này chứng tỏ anh ấy đã lừa dối tôi, có quan hệ với một người bị lây nhiễm khác. Tất nhiên, tôi không có ý định giấu kín chuyện này với anh nhưng muốn suy xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Nói thẳng với anh thì chắc chắn sẽ xảy ra hai trường hợp: Hoặc là anh ấy chối quanh, hoặc là anh ấy thừa nhận và xin tôi tha thứ.
Nhưng liệu tôi có thực sự tha thứ được không? Với một người có quan niệm cứng nhắc về quan hệ nam nữ trước hôn nhân như tôi, tôi không chắc sẽ dễ dàng quên đi được chuyện này.
Liệu tôi có thể đặt niềm tin vào tình yêu của anh ấy dành cho tôi nữa không? Trong suy nghĩ của tôi, sự việc này xảy ra không khác gì sự phản bội. Cứ cho rằng anh ấy sẽ thực sự ăn năn, hối lỗi đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy đau lòng.
Khi còn trong giai đoạn yêu đương, tôi đã phải chịu cảm giác niềm tin bị người thân phản bội. Vậy 5-7 năm nữa, khi hôn nhân có nhiều thử thách hơn bây giờ, tình yêu của chúng tôi còn trụ vững nổi hay không?
Rất nhiều hoang mang, lo lắng diễn ra trong đầu tôi lúc này, khiến tôi cảm thấy chán chường, mất định hướng. Tôi nên tiếp tục yêu anh, bỏ qua và vẫn làm đám cưới hay nên dừng lại?
Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: [email protected]. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.
" alt=""/>Rủ bạn trai đi khám, tôi sốc nặng khi anh mắc bệnh nàyBác vừa nhìn thấy tôi liền hỏi han tíu tít chuyện gia đình công việc ở trên thành phố ra sao. Mỗi tháng tôi đều về một hai lần, lần nào bác cũng hỏi han như lâu lắm rồi không gặp.
Rồi bác bảo mẹ tôi thật may mắn, tuy con gái ở xa nhưng lại thường xuyên về thăm. Con trai con dâu thì ở chung nhà, lúc nào cũng đầm ấm vui vẻ. Chẳng như bác, cũng phận góa phụ, cũng có con trai con gái như mẹ tôi mà già rồi vẫn đơn côi. Nhà có hai thằng con trai thì lấy vợ xong không lâu đều đòi ở riêng hết cả.
Bác kể con dâu bác hư lắm, nhìn đi nhìn lại không thấy điểm nào tốt. Rồi cuối cùng là tiếng thở dài bảo mình không có phúc phận được nhờ cậy dâu con. Lần nào gặp nhau bác cũng than thở chuyện con dâu, chẳng có chuyện gì vui, chỉ toàn những hờn trách phiền muộn.
Về nhà tôi nói lại với mẹ, mẹ tôi chép miệng mà rằng: "Mẹ thì nghĩ nhà bác ấy ở riêng như thế tốt hơn. Bác ấy thì con biết rồi, tâm tính tốt đấy nhưng miệng lại hay thốt những lời khó nghe. Mà thời đại bây giờ có nàng dâu nào nghe lời trái tai mà nhẫn nhịn được. Chúng ở riêng ra có khi lại hay, tránh cảnh vào ra đụng chạm.
Bác ấy cứ nói là thương con nhưng lại hay bày dạy xét nét, không ưng gì là mắng bô bô. Suy nghĩ già cỗi của mình lại cứ mang ra áp đặt cho bọn trẻ. Mình không hiền nhưng lại mong con dâu phải thảo. Là mẹ, mẹ cũng không làm được. Mình thương con thì phải thể hiện cho nó biết mình thương chứ đằng này cứ làm cho con nó nghĩ mình khó khăn ghét bỏ nó, như thế là dở rồi".
Tôi không phải khen mẹ mình, nhưng từ ngày chị dâu tôi về nhà, lúc đó tôi còn học cuối cấp hai, cho đến nay đã hơn chục năm rồi, chưa từng thấy mẹ tôi có tiếng nào trách móc con dâu. Đôi bận anh tôi làm gì sai, vui bạn bè về khuya hay say rượu mẹ đều thay con dâu nói lời nặng nhẹ. Chị dâu tôi tất nhiên không phải là người không có khuyết điểm, nhưng mẹ tôi bảo "kể xấu nó thì người ta cười nó mình vui được hay sao?"
Mẹ tôi nói: "Con gái nhà người ta ở nhà cũng được cưng chiều. Nó thương con mình mới về ở nhà mình, mới gọi mình là mẹ chứ mình có nuôi dạy chăm bẵm nó được ngày nào đâu mà mắng chửi nó. Vả lại, ở đời, có đi có lại, mình không tốt với nó, sao có thể mong nó thương mình".
Thỉnh thoảng tôi cũng có nghe chị dâu phàn nàn về chồng, nhưng mẹ chồng thì tuyệt đối chưa từng nghe. Chị nói: "Vì có mẹ chồng tốt nên nhiều lúc giận chồng cũng bỏ qua cho vui cửa vui nhà. Vợ chồng giận dỗi nhau, thấy mẹ buồn lo, không nỡ".
Mẹ tôi thuộc túyp người hiện đại, đã từng có lần ngỏ ý với vợ chồng anh hai rằng: Nhà mình có mảnh đất ngoài thị trấn ngày xưa bố mẹ gom góp mua được. Nếu các con thích thì ra đó làm nhà ở, vừa gần chỗ làm, vừa tiện con cái đi học.
Anh hai tôi không nói gì nhưng chị dâu thì từ chối: "Chúng con ở với mẹ cho vui, thỉnh thoảng bận nọ kia còn có mẹ trông nom con cái cho. Hay là mẹ muốn chúng con ở riêng cho rảnh nợ". Mẹ tôi làm mặt giận, nhưng lòng thì phấp phới vui.
Những người già, họ đã đi hết gần nửa cuộc đời, có niềm đau nào chưa qua, có nỗi buồn nào chưa trải. Điều họ sợ nhất không phải là khổ nghèo thiếu thốn. Điều họ sợ nhất chính là sự cô đơn. Cảm giác mà những người trẻ với bao nhiêu nỗi lo toan chưa thể nào tận tường hết được.
Tôi thấy có rất nhiều mẹ chồng không ưa con dâu, chuyện nhỏ chuyện to trong nhà đều nói cho người ngoài biết cả. Từ chuyện con dâu hay ngủ dậy trễ, đến chuyện sắm quần áo son phấn quá nhiều... Từ chuyện nọ xọ chuyện kia không bao giờ cho con dâu mình là tốt. Nói xấu thì chỉ nói với người ngoài nhưng mà "tam sao thất bản" cuối cùng lại đến tai con dâu theo mức độ nặng nề hơn.
Nhiều bà mẹ chồng cứ nghĩ rằng mình phải bày dạy uốn nắn con dâu theo cách sống của mình mà không nghĩ rằng con dâu đã lớn lên trong một môi trường khác với sự giáo dục khác và trưởng thành theo cách đó. Có những thói quen có thể thay đổi cho phù hợp, nhưng tính cách và con người cũng như quan điểm khác nhau vì khoảng cách thế hệ thì không thể.
Nhiều bà mẹ chồng luôn than trách con dâu lạnh nhạt khó gần nhưng không biết mình đã cố tình đẩy con dâu ra xa ngay từ những ngày đầu chung sống. Mình không thương con dâu như con đẻ, nhưng lại mong con dâu đối với mình như đối với mẹ đẻ, há chẳng phải làm khó con dâu?
Ngày tôi đi lấy chồng, mẹ thức với tôi suốt đêm để nói về chuyện nên đối đãi ra sao với nhà chồng. Mẹ tôi nói: "Mẹ chẳng rõ bên nhà chồng con sống thế nào, bố mẹ chồng khó dễ ra sao. Mẹ cũng không khuyên con dù thế nào cũng phải hết lòng yêu thương bố mẹ chồng bởi mẹ chồng có hiền thì con dâu mới thảo được.
Mẹ chỉ mong con sống biết trên biết dưới, biết lúc nào nên nói lúc nào nên dừng, tuyệt đối không hỗn láo với bố mẹ chồng. Có thể không yêu thương phục tùng nhưng đừng khiêu khích chống đối. Cuối cùng, làm thế nào để chồng con không buồn, để con không quá khó chịu là được".
Thú thật, mối quan hệ giữa tôi với mẹ chồng không hẳn tuyệt vời nhưng cũng không quá tệ. Tôi không bao giờ để chồng mình phải nghĩ ngợi về chuyện một bên chữ tình một bên chữ hiếu. Tôi chỉ nghĩ đơn giản: Mình nhận thế nào sẽ cho đi thế ấy, nhận yêu thương thì sẽ đáp trả bằng yêu thương.
Thời đại này, quả thật có rất nhiều nàng dâu "khó ở", và có nhiều bà mẹ chồng khổ sở với con dâu. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, nói gì thì nói, mẹ vẫn là mẹ, con vẫn chỉ là con. Nếu mẹ có thể hiểu cho con, sao con lại vô tình vô tâm cho được. Cho nên mỗi khi nhìn nhà người ta có một nàng dâu hiếu thuận thì tôi luôn nghĩ rằng, bà mẹ chồng cô ấy chắc hẳn cũng không tệ chút nào.
Theo Dân trí
5 điều dưới đây là những điểm nàng dâu nào cũng mong có được ở mẹ chồng mình. Điều đó khiến nàng dâu thấy nể, thấy sợ và tôn trọng mẹ chồng nhiều hơn.
" alt=""/>Mẹ chồng không hiền, đừng mong con dâu thảo