Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, triển khai đồng bộ công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước luôn được thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Đến nay hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Hà Nội đã có 5.273 cán bộ, công chức được cấp tài khoản với trên 5,2 triệu lượt truy cập; tỷ lệ hồ sơ giao dịch qua mạng là 225.173/239.480 hồ sơ, đạt trên 94%.
Báo cáo mới nhất về tình hình triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT cho thấy, Hà Nội hiện đã triển khai đồng bộ 81 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tới các quận, phường nội thành và 10 Sở (trong đó 16 dịch vụ được triển khai đến cấp xã, cấp huyện toàn thành phố), nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến của thành phố lên 391, đạt 20,4% tổng số dịch vụ công của cơ quan hành chính thành phố.
Hà Nội hiện đang tập trung thực hiện 375 thủ tục tiếp theo để đưa vào vận hành trong năm 2017; phấn đấu đến hết năm ước tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đạt 55%.
Cùng đó Hà Nội đã hoàn thành xây dựng, cung cấp thông tin về hệ thống quan trắc môi trường không khí tại 10 điểm, hệ thống quan trắc chất lượng nước hồ Tây, hệ thống quan trắc lượng mưa và bản đồ úng ngập trên Cổng Giao tiếp điện tử thành phố.
" alt=""/>Hà Nội triển khai đồng bộ 81 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4![]() |
Ông Nguyễn Đạt, quản lý chuỗi Di Động Việt, cho biết sau khi có loạt SIM ghép về, thị trường iPhone khoá mạng sôi động trở lại, người mua hàng tăng lên. Trước đó, các cửa hàng bán iPhone khoá mạng khá chật vật do iPhone lock không sử dụng được tại Việt Nam.
Hồi đầu tháng 10, Apple cập nhật hệ thống khiến toàn bộ iPhone khoá mạng mới đều không nhận SIM ghép nên không dùng được tại Việt Nam. Sau đó một ngày, các thợ Việt Nam tìm ra cách vượt qua lớp bảo vệ và một số SIM có thể ghép để dùng được, tuy nhiên sẽ chập chờn. Đặc biệt, SIM thế hệ mới (mạng 4G) của các mạng di động tại Việt Nam sẽ không dùng được.
Những khó khăn này khiến thị trường iPhone khoá mạng chững lại hơn một tháng nay.
Ông Đạt cho biết SIM ghép mới có thể tự động chọn nhà mạng và sửa tất cả các lỗi, biến iPhone lock trở thành bản "quốc tế".
" alt=""/>SIM ghép quay lại, iPhone khoá mạng bán chạyChia sẻ tại buổi Tọa đàm Internet nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số, trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Day 2017 mới đây, chia sẻ về góc độ quản lý, về cách quản lý sao cho vừa cởi mở, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, Bộ Trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, như ông đã phát biểu trong phiên chất vấn trả lời Quốc Hội, chúng ta không thể tách rời Internet trong cuộc sống hiện nay. Internet là vấn đề tất yếu của cuộc sống, chúng ta muốn vươn lên thì phải tiếp cận Internet và phát triển rộng rãi hơn nữa. Với nhận thức đó, Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ TT&TT được Chính phủ giao việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Bộ TT&TT đã tìm cách để có những chính sách cởi mở hơn.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, nhà nước không cấm các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam nhưng nhà nước cũng phải có những chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
“Tôi nói như vậy nhiều người hỏi phải chăng ông nói ngược, nhưng thưa với các vị đại biểu, hiện nay chúng ta đang có 1 chính sách gần như là bảo hộ ngược cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tôi lấy ví dụ, có những gói cước hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài như lướt web, rồi Facebook, tất cả các nhà mạng chúng ta đều có chính sách cước như vậy. Các doanh nghiệp nước ngoài đặt máy chủ ở Việt Nam được miễn phí trong khi các doanh nghiệp như VNG hay VCCORP… đặt máy chủ trong nước lại phải thuê, còn bị quản lý chặt chẽ hơn. Cho nên, chúng tôi đang nghĩ đến cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được bình đẳng như các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Quan điểm chúng tôi hiện nay như vậy”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
" alt=""/>Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: 'Nhà nước sẽ có chính sách để DN nội dung số trong nước được bình đẳng'