Thuốc nghi ngờ giả có các thông tin sau: tên thuốc Tanganil 500mg, do Công ty Pierre Fabre Medicament Production - Pháp sản xuất, số đăng ký: VD-26608-17, số lô: 1916018, ngày sản xuất: 29/04/2019, hạn dùng: 29/04/2022.
Cục Quản lý Dược cũng đưa ra nhận diện mẫu thuốc thật và thuốc giả. Theo đó, mẫu thuốc Tanganil 500mg giả ở phần hộp thuốc có lỗi chính tả excipients p.s. và Satch No, mẫu thuốc thật là excipients q.s và Batch No.
Ở tờ hướng dẫn thuốc nghi ngờ giả có mã số: P05-TAN-01/01 (phiên bản cũ), ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc: 06.02.2017, ĐT: 061 383 6770 - Fax: 061.383 6570, ở thuốc thật là mã số: P05-TAN-01/02 (phiên bản mới), ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc: 23.05.2019, ĐT: 0251 3836770 - Fax: 02513836570.
Vỉ thuốc của mẫu thuốc giả có thông tin sản xuất bởi: Pierre Fabre Medicament Production Pháp, còn ở mẫu thuốc thật sản xuất bởi: Pierre Fabre Medicament Production - Pháp.
Kiểm nghiệm ở mẫu thuốc giả về định tính không có Acetyl DL Leucine, ở mẫu thuốc thật về định tính có Acetyl DL Leucine.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi pháp của người tiêu dùng, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố không được buôn bán, sử dụng Tanganil 500mg nghi ngờ thuốc giả; tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đồng thời, cần rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông báo về Thanh tra Sở Y tế để có biện pháp xử lý.
Được biết, thuốc Tanganil (Acetylleucin) là loại thuốc tân dược có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình, bao gồm các triệu chứng: chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt, buồn nôn…
![]() |
Cơ quan chức năng nghi ngờ trên thị trường phát hiện thuốc Tanganil 500mg giả, do đó người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác |
Thiên Thư
" alt=""/>Phát hiện thuốc Tanganil 500mg nghi ngờ là thuốc giảTrước ngày 31/12/2009, ngầm hóa toàn bộ cáp ở 22 tuyến đường tại TP Huế sẽ diễn ra Festival Huế. Các khu vực còn lại của TP và các trung tâm huyện lị sẽ hoàn thành ngầm hóa trước ngày 31/12/2010.
Thách thức
Đó là chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đối với các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cảnh quan đô thị để đón chào Festival Huế 2010. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên- Huế đến ngày 17/6 vẫn chưa có tuyến đường gắn tên tại TP. Huế nào được triển khai việc ngầm hóa (trừ những doanh nghiệp đã có hạ tầng ngầm và ngầm hóa trước đó), kể cả 22 tuyến đường sẽ diễn ra Festival Huế 2010. Chỉ có VNPT Thừa Thiên-Huế đã hoàn thành hệ thống cáp ngầm tại 22 tuyến đường gắn tên tại TP. Huế và các trung tâm huyện lị. Lý do, từ sau cơn bão lịch sử năm 1985 với sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên hợp quốc và chính quyền địa phương, mỗi năm VNPT Thừa Thiên-Huế đã xây dựng và mở rộng thêm khoảng 30km cáp ngầm. Còn các doanh nghiệp khác như Viettel, Trung tâm truyền hình cáp Việt Nam, EVN Telecom… đều chưa triển khai ngầm hóa. Tại cuộc họp triển khai kế hoạch ngầm hóa do Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức ngày 17/6/2009, đại điện của Viettel chi nhánh Thừa Thiên- Huế cho biết, khó khăn lớn nhất của đơn vị là hiện chưa có một mét cáp nào được ngầm hóa. Vì vậy, quan điểm của Viettel là muốn xây dựng riêng một hệ thống cáp ngầm vì giá thuê hạ tầng của VNPT quá cao, khoảng 80 triệu đồng/tháng/29km cáp ngầm ở 22 tuyến đường diễn ra Festival Huế. Trong khi đó, truyền hình cáp Hà Nội có chi nhánh tại Huế lại mong muốn VNPT cung cấp sơ đồ cũng như kích cỡ cống bể ngầm để đơn vị tham khảo triển khai dự án mạng truyền hình trên địa bàn TP. Huế và các huyện lân cận cho phù hợp…
Theo ghi nhận của Báo BĐVN, ngoài những khó khăn riêng, các doanh nghiệp đều đang lúng túng khi triển khai ngầm hóa. Nhiều tuyến đường mặc dù đã có hạ tầng viễn thông nhưng doanh nghiệp vẫn xin làm tiếp một hệ thống ngầm mới. Trên thực tế, các tuyến đường đã gắn tên tại TP. Huế như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hùng Vương… thời gian qua đã được triển khai xây dựng theo mẫu thiết kế sử dụng vĩnh cửu. Vì vậy, xây dựng thêm hệ thống cáp ngầm, ngoài việc tốn kém kinh phí đầu tư, thủ tục hành chính, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trước sự phản ứng của các sở, ban, ngành liên quan và người dân - chủ nhân của thành phố Festival đầu tiên của Việt Nam.
Ngoài ra, khi triển khai xây mới hệ thống cáp ngầm, nhất là tại các tuyến đường thuộc khu vực Thành Nội (bờ Bắc sông Hương), doanh nghiệp còn phải đối mặt với rào cản, đó là quần thể di tích cố đô Huế mà cụ thể là hệ thống thành quách, thủy đạo thuộc kinh thành Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai việc cắm mốc khoanh vùng, bảo vệ di tích theo Luật Di sản thế giới.
" alt=""/>Thừa ThiênĐã chấm xong hồ sơ 3G
Những vỏ hộp đựng tài liệu cuối cùng của các mạng di động được dọn đi, phòng chấm thi tuyển 3G làm việc trong suốt thời gian qua cũng được dọn dẹp và như vậy cũng đồng nghĩa với việc đã có kết quả thi tuyển 3G. Trong suốt quá trình chấm thi, các quan chức của Bộ TT&TT đều tỏ ra dè dặt khi báo chí hỏi về việc thi tuyển 3G. Cho dù kết quả thi tuyển 3G đang ở “trong vòng bí mật”, nhưng giới chuyên môn cho rằng cũng không mấy khó khăn để đoán ra nhà cung cấp nào sẽ trúng tuyển giấy phép 3G. Sở dĩ như vậy bởi những quan điểm và tiêu chí trong thi tuyển 3G của Bộ TT&TT đưa ra đã rất rõ ràng.
Một quan điểm xuyên suốt khi Bộ TT&TT học hỏi kinh nghiệm để triển khai thi tuyển 3G là làm sao để tất cả người dân Việt Nam có thể sử dụng được dịch vụ 3G tốt nhất và giá rẻ nhất. Chính vì vậy, Bộ TT&TT đã gạt bỏ cơ chế được đánh giá là minh bạch nhất và đem lại số tiền lớn nhất cho ngân sách Nhà nước là qua hình thức đấu giá giấy phép 3G như một số nước châu Âu đã từng làm. Với cơ chế này thì gánh nặng về chi phí cho giấy phép 3G sẽ đè nặng lên vai các nhà cung cấp dịch vụ và hệ quả tất yếu là những người dân Việt Nam sẽ phải chịu những chi phí này. Bởi vậy, Bộ TT&TT đã lựa chọn phương thức thi tuyển 3G để chọn ra những doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ 3G tốt nhất, triển khai nhanh nhất cho hơn 80 triệu dân Việt Nam được hưởng lợi. Nhiều khả năng vào giữa tháng 4 tới, kết quả thi tuyển 3G sẽ được Bộ TT&TT công bố sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3 chiếc vé đã có chủ?
Trên thực tế, MobiFone đang là mạng di động có thể triển khai mạng 3G tốt nhất hiện nay. Sở dĩ như vậy vì mạng di động này đang sở hữu trong tay số lượng khách hàng khá lý tưởng bởi đây là những khách hàng thuộc diện giàu có nhất Việt Nam. Những khách hàng này chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn và họ sẽ sẵn sàng sử dụng ngay dịch vụ 3G. MobiFone cũng là mạng dẫn đầu về số lượng thuê bao hiện nay cùng với Viettel, đây cũng sẽ là ưu thế rất thuận lợi để những khách hàng của mạng di động này chuyển lên 3G.
Giới phân tích cho rằng, khi tiến lên cung cấp dịch vụ 3G, những lớp khách hàng giàu có sẽ là những người sử dụng dịch vụ đầu tiên. Những lớp khách hàng này sẽ đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Và không ai khác, MobiFone vẫn sẽ là mạng di động đáp ứng những yêu cầu này tốt nhất. Trong hồ sơ thi tuyển 3G, MobiFone cũng là mạng di động có số tiền cam kết đầu tư và đặt cọc đứng thứ 3 trong 6 hồ sơ thi tuyển. Cùng với đó, hồ sơ thi tuyển 3G của mạng di động này được xây dựng với chuẩn rất cao bởi có yếu tố nước ngoài tư vấn, hậu thuẫn. Với những phân tích trên, cho dù những người ít lạc quan nhất cũng không thể đề cập đến kịch bản MobiFone trượt giấy phép 3G.
" alt=""/>Ván đã đóng thuyền?