Ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu (GReAT) khu vực APAC của Kaspersky tiết lộ rằng ít nhất 61 tổ chức trong khu vực đã bị một nhóm tin tặc tấn công có chủ đích trong năm 2020. Úc và Ấn Độ ghi nhận số vụ tấn công cao nhất trên toàn APAC.
Trong một số trường hợp, nhóm hacker ransomware Maze đã nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công và công bố dữ liệu bị đánh cắp từ nạn nhân là những công ty này.
Maze là một trong những nhóm tin tặc hoạt động tích cực nhất và gây thiệt hại nhiều nhất. Những nạn nhân đầu tiên xuất hiện vào tháng 11 năm 2019, khi Maze làm rò rỉ 700MB dữ liệu nội bộ của một tổ chức.
Nhiều vụ tấn công khác đã diễn ra sau đó, và trong vòng một năm, Maze đã tấn công ít nhất 334 doanh nghiệp và tổ chức. Đây là một trong những nhóm tấn công đầu tiên sử dụng “chiến thuật gây áp lực”. Nhóm hacker đe dọa nạn nhân rằng sẽ công khai những dữ liệu nhạy cảm nhất nhờ việc đánh cắp từ hệ thống của doanh nghiệp và tổ chức lên trang web của nhóm tấn công.
“Tấn công này ảnh hưởng đến danh tiếng của tổ chức bằng hành vi đe dọa tiết lộ dữ liệu nhạy cảm, đồng thời ảnh hưởng đến bảo mật mạng của công ty”, ông Kamluk nói.
Một cuộc khảo sát gần đây do Kaspersky thực hiện đã chứng minh quan điểm của Vitaly. Kết quả cho thấy 51% người dùng ở APAC đồng ý rằng danh tiếng trực tuyến của một công ty là điều cần thiết. Gần một nửa (48%) khẳng định rằng họ sẽ tránh mua hàng của những công ty dính líu đến bê bối hoặc có tin tức tiêu cực trên mạng.
Phía Kaspersky cho rằng một vụ tấn công ransomware thành công gây ra khủng hoảng truyền thông và có thể gây tổn hại đến danh tiếng của tổ chức, trên cả thế giới trực tuyến và ngoại tuyến. Ngoài tổn thất tài chính, việc hồi phục danh tiếng của tổ chức là nhiệm vụ khá khó khăn.
Đại diện Kaspersky đề xuất những biện pháp bảo vệ như: đi trước tin tặc bằng cách sao lưu dữ liệu, mô phỏng các cuộc tấn công, chuẩn bị kế hoạch hành động để khắc phục hậu quả.
Đồng thời, triển khai các cảm biến ở mọi nơi để giám sát hoạt động phần mềm trên các thiết bị đầu cuối, ghi lại lưu lượng, kiểm tra tính toàn vẹn của phần cứng.
Bên cạnh đó, không bao giờ làm theo yêu cầu của tội phạm mạng. Kết hợp đào tạo nhân viên khi làm việc từ xa pháp chứng kỹ thuật số, phân tích phần mềm độc hại cơ bản, quản lý khủng hoảng truyền thông.
Hải Đăng
Sự gia tăng số lượng người làm việc từ xa khiến tội phạm mạng tích cực sáng tạo ra các biện pháp tấn công mới, bao gồm tấn công có chủ đích.
" alt=""/>Đe doạ rò rỉ dữ liệu, kiểu tấn công mới của hackerTrong chương trình mua sắm tại nhà của CJ OnStyle vào ngày 4/2, khi đang giới thiệu mỹ phẩm sử dụng tế bào gốc, Yun Nan Hee đã nói: “Những hình ảnh này khiến tôi nhớ đến một diễn viên hài nào đó. Là một diễn viên hài, cô ấy đã lo lắng vì làn da của mình rất xấu”.
Mặc dù MC không chỉ đích danh nhưng khán giả đều cho rằng cô ám chỉ nữ diễn viên hài xấu số Park Ji Sun - người đã cùng mẹ tự kết liễu cuộc đời vì bị bệnh ngoài da nghiêm trọng. Điều này làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của khán giả, nhiều người đã gửi đơn kiến nghị lên Ủy ban Tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc. “Việc lấy nỗi đau của một người đã khuất để quảng cáo sản phẩm là điều không thể chấp nhận được”, một khán giả bức xúc.
Trước làn sóng tẩy chay, Yun Nan Hee đã lên tiếng xin lỗi trên Instagram. “Tôi đã nhận ra sai lầm của mình khi nói những điều đó. Tôi thành thật xin lỗi vì đã làm tổn thương trái tim của nhiều người”, Yun Nan Hee viết. Ngoài ra, MC còn bày tỏ tình cảm với nữ diễn viên hài đã khuất rằng: “Cô ấy luôn là đàn em mà tôi yêu quý. Khi cô ấy ra đi, tôi là người đau lòng hơn bất kỳ ai”.
Kim Yu Jin - Ủy ban Tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc cho hay: “Các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc sẽ giúp ngăn chặn các trường hợp tương tự. Việc cố tình tiết lộ bệnh tình của người nổi tiếng để bán sản phẩm hoặc gây hiểu lầm cho người xem nên được loại bỏ hoàn toàn”.
Đây không phải là MC đầu tiên của Hàn Quốc bị cấm sóng vì phát ngôn của mình. Trước đó, nữ MC Jeong Yoon Jung cũng đã phải chịu hình thức kỷ luật tương tự vì chửi bậy trên sóng truyền hình.
Theo Guardian, những người thử vận may từ khắp nơi đang đổ về khu vực để đào tìm ngà voi ma mút. Băng vĩnh cửu dần tan chảy khiến việc tìm kiếm xác voi ma mút trở nên dễ dàng hơn trước.
Ngà voi ma mút – sinh vật tuyệt chủng từ hàng ngàn năm trước đang gây sốt ở Trung Quốc. Chúng được chế tác thành trang sức, dao và nhiều món hàng trang trí khác
Vùng Yakutia chiếm gần 80% lượng ngà voi ma mút được bán ra ở thị trường chợ đen, tạo ra giá trị tới 50 triệu USD/năm, theo quan chức Nga.
"Hoạt động khai thác xác voi ma mút cần được quản lý", Vladimir Prokopyev, một quan chức ở Yakutia, nói. Người địa phương có quyền săn xác voi ma mút, nhưng không có cách nào kiểm soát được họ với những người đến từ nơi khác. Thương lái Trung Quốc thậm chí trực tiếp có mặt ở khu vực để thu mua các sản phẩm giá trị từ voi ma mút mà người địa phương tìm thấy.
![]() |
Băng vĩnh cửu tan chảy để lộ xác voi ma mút khổng lồ. |
Những người thử vận may thường đổ dồn đến khu vực lạnh giá này vào mùa hè. Họ chỉ dùng những thiết bị đào và máy bơm đơn giản để tìm ngà voi, có thể gây nhiều tác hại đến môi trường. Nhiều công ty còn thuê thợ lặn mò tìm dưới đáy sông hoặc các vùng hẻo lánh, vốn chỉ có thể tiếp cận bằng xuồng.
Ngà voi ma mút đang ngày càng phổ biến hơn tại Trung Quốc, như một món hàng thay thế cho ngà voi bị săn trộm tại châu Phi. Prokopyev ước tính trữ lượng ngà voi ma mút tại Yakutia có thể lên đến 500.000 tấn. Truyền thông Nga ước tính mới có 70 tấn được tìm thấy vào năm 2017 và 100 tấn được khai thác vào năm 2018.
Hàng trăm ngàn con voi ma mút khổng lồ từng tồn tại ở khu vực phía bắc nước Nga. Chúng dần biến mất cách đây 10.000 năm vì sự xuất hiện của các thợ săn và biến đổi khí hậu.
Trước mắt, giới chức Nga sẽ nhóm họp để đề ra phương pháp bảo tồn xác voi ma mút, tránh trình trạng khai thác vô tội vạ, đem bán sang nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.
Theo DanViet
" alt=""/>Sốt săn ngà voi ma mút để bán cho người TQ