Tới thăm bé Thanh Thiên vào một ngày nắng nóng đầu tháng 5, bước vào căn nhà ọp ẹp sực mùi lông chó, không gian như đặc quánh lại đến khó thở. Gọi là căn nhà cho “sang”, thực chất, nó càng giống như một con hẻm nhỏ, được gia đình dựng vách, đóng trần để ở tạm.Đây là mảnh đất cha mẹ chồng chị Vân được thừa hưởng lại, vẫn chung sổ đỏ với họ hàng. Nơi rộng nhất trong nhà chỉ khoảng 3 mét. Là khoảng không gian nhỏ ban ngày để sinh hoạt, ăn uống, tối đến, gia đình chị Vân trải tấm đệm đã cũ sờn để ngủ. Phía trên khoảng không gian này, cha mẹ chồng chị đã dựng thêm một căn gác, hiện tại là “phòng ngủ” của em trai chồng chị.
 |
Gần 3 tuổi, nhưng Thanh Thiên vẫn nằm trơ trơ vì căn bệnh não phẳng. |
Cả nhà chỉ có một chiếc giường đơn 2 tầng, tầng dưới để ngủ, tầng trên để đồ đạc, vật dụng. Đối diện với giường là kệ kê bếp ga. Trên giường, một mình bé Thanh Thiên đang nằm quơ quơ đôi tay, đôi chân. Đã 3 năm, kể từ lúc được sinh ra, con cứ nằm trơ trơ, im lặng như vậy. Thậm chí, lúc con đói cũng chẳng ai hay, chỉ có hơi mẹ lại gần, con mới táp táp miệng ra vẻ đòi ăn.
Thanh Thiên được sinh ra khi chỉ mới 36 tuần 2 ngày. Khi con còn là bào thai 32 tuần tuổi, bác sĩ tư vấn mẹ con không nên giữ đứa trẻ, bởi có khả năng mắc hội chứng down. Thế nhưng tình yêu thương ba mẹ dành cho con đã vượt qua sự sợ hãi, lo lắng. Họ vẫn quyết định sinh con ra.
“Lúc mới sinh, đầu của con chỉ bằng trái cam. Chúng tôi có phần lo sợ. Nhưng khi con cất tiếng khóc chào đời, tự nhiên như nhiều đứa trẻ bình thường khác, hạnh phúc trong tôi như vỡ òa. Tôi cảm thấy may mắn vì đã giữ con lại”, chị Vân chia sẻ.
 |
Chiếc giường đơn 2 tầng, tầng trên để đồ, tầng dưới là nơi bé Thiên Thanh ngủ cùng bà nội mỗi tối. |
Thế nhưng, nếu đứa con đầu lòng của vợ chồng chị cứ “phà phà” lớn, Thanh Thiên khó nuôi hơn rất nhiều. Từ nhỏ, con đã mang nhiều bệnh tật. Khi vừa sinh ra, con phải cấp cứu vì hở lỗ bầu dục. Khi được 4 tháng tuổi, thấy con không lật, không bò, cũng không có phản ứng với lời kêu gọi, gia đình đưa con đi phám, phát hiện bị bệnh não phẳng, không thể chữa trị.
Lên 8 tháng tuổi, phát hiện thêm con bị bệnh động kinh, có những ngày, con bị mười mấy cơn co giật. Điều trị hơn một năm ròng bệnh động kinh mới tạm ổn định. Cũng do sức đề kháng yếu, cứ hễ đến mùa mưa, trời trở lạnh, Thanh Thiên lại bị viêm phổi, năm nào con cũng phải nằm viện điều trị.
Chị Vân cho biết, sau nhiều đợt đi viện điều trị, bệnh của con đã tạm ổn định, nhưng vẫn phải uống thuốc chữa động kinh đều đặn. Còn căn bệnh não phẳng thì không bệnh viện nào nhận chữa trị được. Về sau, được người quen chỉ dẫn, gia đình chị cho Thanh Thiên đi học, các buổi học trị liệu ngôn ngữ, tập vật lý trị liệu giúp con phản ứng tốt hơn. Con đã có thể bập bõm gọi: “ba”, “mẹ”, “anh”.
 |
Sau những ngày trị liệu ngôn ngữ và tập vật lý trị liệu, bé Thiên Thanh đã biết gọi “mẹ”. |
“Với nhiều gia đình khác, điều đó thật đơn giản, nhưng với chúng tôi, nó mang lại hi vọng giúp con tiếp cận với cuộc sống thường ngày. Gần 3 năm mới nghe tiếng con bập bõm gọi “mẹ”, tôi đã bật khóc”, người mẹ trẻ nghẹn ngào.
Thế nhưng, đã 3 năm nay, chỉ một mình chồng chị đi làm kiếm tiền nuôi mấy mẹ con. Công việc lái xe cấp cứu cho bệnh viện tư nhân không ổn định, thu nhập tháng nào cao thì được 7 triệu, tháng nào thấp thì chỉ được 3 triệu đồng. Vừa phải lo tiền ăn uống sinh hoạt, chi phí thuốc thang, lúc lúc lại thăm khám tại bệnh viện nên chẳng có đồng dư dả.
 |
Tấm đệm cũ kỹ dùng để trải xuống nền nhà, nơi khoảng trống duy nhất để vợ chồng chị Vân và con trai lớn nằm ngủ. |
 |
Bước vào căn nhà tưởng chừng như con hẻm nhỏ nơi phố thị. |
Bà Lại Thị Thoa, Tổ phó Tổ dân phố 6, cũng là hàng xóm của gia đình chị chia sẻ: “Hoàn cảnh của vợ chồng Thúy Vân vô cùng khó khăn. Nhà cửa chật hẹp. Con trai út lại mắc bệnh hiểm nghèo đã 3 năm nay. Chúng tôi tuy có hỗ trợ nhưng cũng chẳng thấm là bao. Mong các mạnh thường quân giúp đỡ để con có cơ hội thêm cơ hội chữa bệnh”.
Khánh Hòa
|
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ xin liên hệ chị Huỳnh Thúy Vân; địa chỉ: 185/14 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.11, TP.HCM; số điện thoại: 0937340616. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.113 (Ghi rõ Ủng hộ bé Lưu Huỳnh Thanh Thiên) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436. |

Bé gái chỉ mong được gặp ông tiên để chữa khỏi khối u khổng lồ
Trong chuỗi ngày vật vã chống chọi với những cơn đau không thể dứt, Quỳnh Anh vẫn hy vọng vào một phép màu đến với mình để có ngày được trở về nhà đi học.
" alt=""/>Bé trai 3 tuổi đói khát, thẫn thờ trong căn nhà 'hẻm' sặc mùi lông chó
"Em chỉ muốn thi xong để ngủ một giấc thật sâu"Bước ra khỏi phòng sau môn thi Toán vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Hoàng Minh (học sinh một trường dân lập ở Hà Nội) “thở phào” như trút được một phần áp lực. Đây là ngôi trường thứ 2 Minh đăng ký thi, sau Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.
 |
Thí sinh dự thi lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) |
Dự thi vào lớp chuyên Anh với tỉ lệ chọi lên tới 1/29,25, Minh xác định phải cạnh tranh với hàng ngàn bạn khác để giành một suất vào ngôi trường này.
Việc đăng ký thi vào 4 trường khác nhau (Chuyên Ngoại ngữ, Chuyên Sư phạm, Chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Nguyễn Tất Thành) khiến nam sinh này phải liên tục thi ròng rã trong hơn nửa tháng.
“Với mỗi trường, cách ôn luyện và chiến thuật làm bài cũng khác. Vì vậy, em dành mỗi ngày “cày” một môn, mỗi môn lại ôn luyện đề của từng trường. Em gần như không có khoảng nghỉ trong giai đoạn này”.
“Áp lực, mệt mỏi” là những từ được nam sinh đề cập nhiều nhất. “Em học thêm kín tuần, có khi phải thức cả đêm để ôn tập. Con đường đi này gập ghềnh hơn bình thường, nhưng đã chọn nên em vẫn phải cố gắng hoàn thành nốt”.
Còn V.N.H. (Hoàng Mai, Hà Nội) từng bị stress khi thi thử vào Chuyên Ngoại ngữ nhưng kết quả không cao.
“Khi đó em đã rất sợ và muốn từ bỏ. Nhưng may mắn, mẹ luôn ở bên động viên “Thi đỗ vào đâu cũng được, miễn con làm hết sức”. Điều đó đã tiếp thêm động lực cho em”.
Giai đoạn gần thi, nữ sinh chỉ ngủ 5 tiếng/ngày. Có những hôm, H. thức đến 2h sáng để ôn tập, đến 6h đã thức giấc, ăn sáng rồi lại đến trường. Ngày nào em cũng học thêm 1 – 2 ca vào chiều tối.
"Kỳ thi vào Chuyên Ngoại ngữ vừa qua em làm khá ổn nên bước vào bài thi của trường Chuyên ĐH Sư phạm, em thấy thoải mái hơn nhiều”. H cho biết sẽ tiếp tục tham dự kỳ thi vào lớp 10 của Hà nội vào cuối tuần.
Cũng giống như Minh, P.Đ.V (Long Biên, Hà Nội) cũng cảm thấy áp lực khi phải tham gia 4 kỳ thi liên tục. Ngoài Chuyên Ngoại ngữ, Chuyên Sư phạm, trường Nguyễn Tất Thành, mục tiêu lớn nhất của V là vào được lớp chuyên Anh của trường Chuyên Nguyễn Huệ.
Quyết định thi vào trường chuyên là gợi ý của mẹ V. khi cậu bước vào kỳ I năm lớp 7. “Mẹ thấy em học tốt môn Tiếng Anh nên mong muốn em sẽ đỗ vào lớp chuyên Anh”.
Cũng kể từ đó, nam sinh dần quen với lịch học thêm tối thiểu 5 buổi/ tuần. Riêng với môn Toán không phải thế mạnh, V. học thêm 2 thầy. “Mẹ em nói như vậy cho chắc chắn. Ban đầu em thấy hơi loạn nhưng sau cũng dần bắt nhịp được”. Với môn chuyên, V. học thêm 3 thầy cô cùng lúc.
“Kể từ năm lớp 9, em gần như không còn thời gian nghỉ ngơi. Ngoài môn chuyên, em còn phải đi học thêm cả Văn lẫn Toán. Em chỉ cần đỗ cấp 3 là vui rồi. Nhưng bố mẹ đã đầu tư rất nhiều cho em đi luyện thi từ đầu cấp 2, nếu không đỗ, em cũng cảm thấy thật có lỗi”, V. nói.
Điều chàng trai mong muốn nhất lúc này là được ngủ một giấc thật sâu ngay sau khi kết thúc bài thi cuối cùng.
Mong tiến xa hơn
Đăng ký dự thi vào Chuyên Ngoại ngữ, Chuyên Sư phạm và Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Nguyễn Quang Kiệt (Trường THCS Thực Nghiệm, Hà Nội) cho biết bản thân quyết định lựa chọn vào trường chuyên bởi “em nghĩ đó là tiền đề để mình tiến xa hơn”, giúp tăng thêm cơ hội đi du học.

Nguyễn Quang Kiệt (bên phải) cùng cậu bạn thân Nguyễn Xuân Khải sau buổi thi môn Toán vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm
Để không bị áp lực, Kiệt quyết định không xem tỉ lệ chọi của các trường vì sợ điều ấy sẽ khiến em hoang mang. “Em chỉ đặt mục tiêu đạt điểm tốt nhất, còn những thứ khác không quan tâm để tránh sự dao động”.
Kể từ một năm nay, nam sinh tạm gác những sở thích cá nhân để tập trung cho việc ôn luyện. “Môn Anh là thế mạnh nên em không mất quá nhiều thời gian, chỉ học thêm 2 cô giáo. Riêng với môn Toán, em học thêm 3 thầy, cô để không bỏ lỡ những kiến thức quan trọng”, Kiệt cho biết.
Cùng lớp với Kiệt, Nguyễn Xuân Khải đăng ký dự thi vào Chuyên Sư phạm và Chuyên Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, nam sinh này cho hay không đi học thêm ở bất kỳ đâu.
“Tất cả các môn em đều có thể tự học được, còn việc học thêm em nghĩ chỉ là một lựa chọn giúp mình có thêm một người để hướng dẫn. Thay vì mất thời gian đi đi, lại lại giữa các lớp học thêm, em dành nhiều thời gian cho việc học qua mạng. Khi đã nắm chắc các kiến thức cơ bản, em tìm đề để luyện tập nhằm phát triển nâng cao”, Khải nói.
Thi nhiều môn chuyên để thêm cơ hội
Có học lực khá tốt ở hai môn Toán và Tiếng Anh, L.V.K (học sinh Trường THCS Trưng Vương) quyết định đăng ký thi vào chuyên Anh của trường Chuyên Ngoại ngữ, chuyên Toán của trường Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội, Chuyên Hà Nội - Amsterdam và chuyên Tin của Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Lý giải về những lựa chọn này, K. cho biết, vì kỳ thi vào Chuyên Ngoại ngữ cách các trường khác khoảng 10 ngày nên cậu quyết định đăng ký thi để tăng thêm cơ hội đỗ.
Thi cả Toán lẫn Anh khiến K. phải chật vật hơn trong quá trình ôn luyện.
“Em đi học thêm tương đối nhiều, gần như là kín tuần. Có những ngày hơn 10 giờ tối em mới ngồi vào bàn ăn. Dù mệt mỏi nhưng em vẫn phải tự động viên rằng, đỗ vào chuyên sẽ mở ra cho mình nhiều cơ hội hơn trong tương lai”, K. nói.
Cũng theo K., chuyện thi 2,3 chuyên không phải là chuyện hiếm, bởi nhiều bạn bè của em ở trường và các lớp học thêm cũng đăng ký thi 2,3 môn chuyên để thử sức, cũng như tăng cơ hội trúng tuyển.
Năm nay, kỳ thi vào lớp 10 của các trường chuyên tại Hà Nội diễn ra sát nhau. Nhiều thí sinh sẽ phải thi liên tiếp ở 3-4 trường trong 2 tuần. Sau khi kết thúc kỳ thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn vào ngày 12-13/7, đến ngày 14-15/7 là kỳ thi vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm. Ngay sau đó, thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tham gia kỳ thi chung vào các trường THPT thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội vào ngày 17-19/7. |
Thúy Nga

Phụ huynh cầm ô che nắng cho con thi chuyên ở Hà Nội
Chiều nay 14/7, hơn 4.800 thí sinh đã bắt đầu môn thi đầu tiên vào lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm.
" alt=""/>Áp lực của sĩ tử thi liên tiếp 3 trường chuyên ở Hà Nội