 để nhìn người thân của mình. Khi 2 bên gặp lại nhau, cảm xúc như vỡ òa. Họ cứ thế ôm nhau khóc”, bác sĩ Quân xúc động kể tiếp.</p><p>Nhiều năm gắn bó với các bệnh nhân vô danh ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, đó là một trong những trường hợp bác sĩ Quân nhớ nhất.</p><table class=)
 |
Một bệnh nhân xã hội đang điều trị tại Khoa Bán cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần TW1 - Ảnh: Nguyễn Liên |
Bệnh nhân xã hội và những cái khó của người thầy thuốc
Những bệnh nhân vô danh vẫn thường được các bác sĩ gọi một cái tên chung là bệnh nhân xã hội. Họ thường là những người đi lang thang hoặc gây rối trật tự công cộng với những biểu hiện tâm thần, được công an Hà Nội đưa vào Bệnh viện Tâm thần để điều trị.
Với những bệnh nhân xã hội, cái khó nhất của người thầy thuốc là làm sao để nhanh chóng tìm người thân cho họ. “Việc liên lạc về gia đình rất quan trọng bởi để điều trị cho bệnh nhân tâm thần, bác sĩ cần khai thác bệnh sử mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị rõ ràng. Hơn nữa, sau khi đã điều trị ổn định, bệnh nhân cũng cần trở về với gia đình để được hòa nhập cộng đồng”, bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú, Khoa Bán cấp tính nữ chia sẻ.
Thông thường, các bệnh nhân xã hội mới nhập viện không thể nhớ chính xác tên tuổi, địa chỉ cũng như thông tin liên lạc của người thân. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân bắt đầu ổn định và có thể cung cấp các thông tin của bản thân, bác sĩ sẽ nhanh chóng xác minh để liên lạc với gia đình.
“Có những trường hợp, chúng tôi tìm được gia đình nhưng họ lại không muốn đón bệnh nhân về. Điều này thực sự khó khăn cho bác sĩ bởi một phần bênh nhân một mực đòi về, một phần nếu cứ để bệnh nhân ở đó thì bệnh viện quá tải”, bác sĩ Tú kể.
“Trong trường hợp đó, bệnh viện buộc phải liên hệ với địa phương để đón bệnh nhân. Đường cùng, chúng tôi sẽ phải liên lạc với trung tâm bảo trợ xã hội để đưa bệnh nhân về đó chăm sóc”, bác sĩ Tú chia sẻ thêm.
Có những bệnh nhân, các bác sĩ phải mất khoảng thời gian rất lâu mới có thể giúp họ nhớ ra thông tin, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Điều này khiến cho việc điều trị rất khó khăn. Với những bệnh nhân nặng, các nhân viên y tế phải hỗ trợ cả việc tắm, vệ sinh cá nhân và ăn uống cho họ.
“Nhiều bệnh nhân nhập viện trong trạng thái kích động, bùng nổ cảm xúc, không chịu hợp tác, giằng co với bác sĩ. Có trường hợp bệnh nhân thậm chí còn dọa kiện cả bác sĩ”, bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú mỉm cười kể.
Khi bệnh viện là nhà
Ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, có những bệnh nhân vô danh đã sống và sinh hoạt từ cách đây rất lâu, trong đó có anh Béo Trắng.
 |
Anh Béo Trắng làm công tác hỗ trợ nhân viên y tế quản lý bệnh nhân tâm thần, gác cửa tại Khoa Bán cấp tính nam và Người bệnh xã hội - Ảnh: Nguyễn Liên |
Béo Trắng là cái tên các nhân viên y tế đặt cho anh, vì anh không thể nhớ được họ tên chính xác của mình cũng như những thông tin cá nhân khác. Anh Béo Trắng đến bệnh viện từ cách đây hơn 30 năm, khi mới mười mấy tuổi.
“Số năm anh Béo Trắng ở đây còn lớn hơn khoảng thời gian công tác của người bác sĩ lâu năm nhất tại Khoa Bán cấp tính nam hiện tại. Chúng tôi chỉ biết thông tin bệnh sử của bệnh nhân qua việc tiếp nhận hồ sơ bệnh án và trao đổi với các bác sĩ điều trị trước đó”, bác sĩ Đào Văn Quân chia sẻ.
Anh Béo Trắng tuy không được nhanh nhẹn nhưng rất hiền lành và yêu thương các bác sĩ. Hàng ngày, anh làm công tác hỗ trợ nhân viên y tế quản lý bệnh nhân tâm thần, gác cửa tại Khoa. Anh Béo Trắng cũng thường xuyên chủ động giúp các bác sĩ chia cơm, xếp ghế cho các bệnh nhân trong mỗi bữa ăn. Việc chăm sóc vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt cho các bệnh nhân khác, anh cũng rất hăng hái.
 |
Bệnh nhân Béo Trắng phụ giúp các bác sĩ lau dọn sàn bệnh viện - Ảnh: Nguyễn Liên |
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Tú, người bệnh vô danh luôn được chăm sóc và điều trị như bao người bệnh không có gia đình ở lại chăm, chỉ khác là thời gian hồi phục của họ thường lâu hơn vì thiếu thông tin bệnh tật. Nhiều bệnh nhân coi bệnh viện như gia đình. Khi tâm lý ổn định, họ có thể nhiệt tình tham gia các hoạt động trong Khoa, thậm chí giúp các bác sĩ rất nhiều việc.
Bệnh nhân đã điều trị ổn định, xác định chính xác địa chỉ và có thể tự trở về nhà, các bác sĩ sẽ liên lạc trước với người thân và nhà xe để giúp họ về quê. Nhiều khi, bác sĩ phải đưa người bệnh ra tận bến xe, lấy số điện thoại của nhà xe và chỉ an tâm khi biết chính xác người bệnh đã về với gia đình. Tiền xe, quần áo, đồ ăn đi đường cũng được các bác sĩ chung tay quyên góp để giúp bệnh nhân.
“Với nhiều bệnh nhân lâu năm, chúng tôi quý họ như những người thân trong gia đình”, bác sĩ Đào Văn Quân chia sẻ.
Cũng có những bệnh nhân, họ sống, và ra đi trong chính mái nhà thứ hai này, khi vẫn chưa kịp biết cái tên chính xác của mình…
Nguyễn Liên

Câu chuyện phía sau những bức tường loang lổ ở bệnh viện E
- Bức tường loang lổ với những dòng chữ lộn xộn, nguệch ngoạc là bao tâm tư, niềm hi vọng của những gia đình có người thân trong phòng mổ.
" alt=""/>Làm xong đám ma cho con, 2 ngày sau mới biết con vẫn còn sống ở bệnh viện tâm thần
Ngày 21/2, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị này đang vào cuộc điều tra dấu hiệu hành vi lừa đảo của Công ty CP thương mại dịch vụ xây dựng đầu tư và phát triển Bình Dương City land (Công ty Bình Dương City Land), trụ sở tại phường Hòa Phú, TP Thủ Một, tỉnh Bình Dương.Trước đó, Công an Bình Dương nhận được đơn tố giác của nhiều khách hàng khi mua phải dự án “ma” của Công ty Bình Dương City Land tại huyện Bàu Bàng. Ngoài gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng, hàng chục khách hàng đã tập trung tại trụ sở của Công ty Bình Dương City Land để đòi tiền nhưng chưa được giải quyết.
 |
Khách hàng mua phải dự án "ma" kéo đến Công ty Bình Dương City Land đòi tiền. |
Theo bà L.K.P (ngụ TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương), tháng 7/2018, bà mua một lô đất nằm trong “dự án” Green City tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng với giá 360 triệu đồng từ Công ty Bình Dương City Land. Bà P. đã đặt cọc 50 triệu đồng.
Đến ngày 27/7/2018, bà P. thanh toán cho Công ty Bình Dương City Land số tiền 300 triệu đồng, 10 triệu đồng còn lại sẽ thanh toán khi bàn giao sổ. Tuy nhiên, sau một năm bà P. vẫn không được công ty này thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để nhận nền đất.
Sau nhiều lần liên hệ, bà P. cho biết, đại diện Công ty Bình Dương City Land có hứa hẹn và xin thêm thời gian ký hợp đồng với lý do “chưa làm được cơ sở hạ tầng”.
Cuối năm 2019, Công ty Bình Dương City Land làm việc với bà P. và tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng, đền bù 30% giá trị nền đất theo như thoả thuận trước đó. Thế nhưng, từ đó đến nay phía công ty né tránh, không trả tiền. Khi bà P. đến trụ sở công ty thì thấy đóng cửa, nhân viên bảo vệ cho biết lãnh đạo không làm việc với khách hàng.
 |
Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra những tố cáo của khách hàng mua đất từ Công ty Bình Dương City Land. |
Tương tự, ông C.T.G (quê Nghệ An) cho hay, năm 2018 gia đình ông có mua 7 nền đất tại “dự án" Green City 2, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng từ Công ty Bình Dương City Land với giá 350 triệu đồng/nền. Gia đình ông G. đã nộp tiền và ký thỏa thuận đầu tư với người đại diện của Bình Dương City Land.
Theo điều khoản trong thỏa thuận, đến tháng 7/2019 ông G. sẽ được ký hợp đồng công chứng để nhận đất nhưng đến hẹn công ty này liên tục né tránh, không chịu ký hợp đồng.
Quá bức xúc, gia đình ông G. đến trụ sở Công ty Bình Dương City Land buộc trả lại tiền. Đến nay, công ty này mới chỉ hoàn trả lại tiền 3 nền đất cho ông G. nhưng không bồi thường lãi suất như cam kết.
Đối với 4 nền đất còn lại của gia đình ông G, công ty hẹn đến 30/12/2019 hoàn trả tiền nhưng đến đầu tháng 1/2020 công ty mới cho người mang đến nhà trả thêm 10 triệu đồng/nền, còn hơn 1 tỷ đồng đến nay ông G. vẫn chưa được nhận lại.
Ngoài bà P. và ông G, nhiều khách hàng khác đã từng đặt cọc mua đất tại các “dự án” như Green City 1, 2, 3; Phúc Long 1, 2 (huyện Bàu Bàng) và Phúc Long 3 (huyện Phú Giáo) do công ty Bình Dương City Land mở bán đã tập trung cũng tìm đến trụ sở công ty để đòi tiền, mỗi khách hàng đã đóng cho công ty vài trăm triệu đồng.
Lý giải về vụ việc này, đại diện Công ty Bình Dương City Land cho rằng do trước đây các “dự án” Green City bị chậm thủ tục pháp lý và nay được đổi tên thành Khu nhà ở Phúc Long, do đó dẫn đến việc chậm làm các thủ tục pháp lý với khách hàng. Đại diện doanh nghiệp này cam kết đến tháng 10/2020 sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định, cơ quan này chưa nhận được bất kỳ hồ sơ nào của “dự án” có tên Green City hay Khu nhà ở Phúc Long của Công ty Bình Dương City Land trên địa bàn tỉnh.
Hiện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận thông tin tố giác, hồ sơ tài liệu từ các khách hàng mua phải dự án “ma” của Công ty Bình Dương City Land cung cấp để điều tra, làm rõ.

Loạn dự án 'ma' ở TP.HCM: Mạo danh chủ đầu tư, rao bán cả đất công
Tình trạng dự án 'ma' loạn đến mức có trường hợp đất quy hoạch công trình công cộng, cây xanh cũng ngang nhiên rao bán.
" alt=""/>Mua phải dự án “ma”, khách hàng kéo đến Công ty Bình Dương City Land đòi tiền