Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, mỗi năm có từ 1 đến 3 ngày thứ 6 ngày 13. Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.
Nguồn gốc của nỗi ám ảnh thứ 6 ngày 13
Theo các nhà sử học, con số 13 được coi là một "trường hợp đặc biệt" từ những năm 1780 TCN khi mà trong bộ luật Hammurabi nổi tiếng của người Babylon không hề có điều luật thứ 13.
Ngoài ra, rất nhiều khái niệm từ thời cổ đại chỉ được phân loại trong 12 cá thể khác nhau.
Ví dụ như 12 cung hoàng đạo, 12 tháng trong 1 năm, 12 vị thần Hy Lạp, 12 tông đồ của Chúa Jesus, anh hùng Hercules lập 12 chiến công hay 12 bộ tộc cổ đại của người Israel… Theo một cách nói cụ thể, số 13 là khái niệm vượt ra khỏi những quy tắc thông thường của con người.
Bên cạnh đó, theo thần thoại Bắc Âu, con số 13 bắt nguồn từ việc vị thần xảo trá Loki đã bí mật hợp tác với thần bóng tối Hoder để ám sát vị thần hạnh phúc Balder trong một bữa tiệc tại thiên đường Valhalla. Lúc đó, chỉ có 12 vị thần được mời tham dự tiệc, Loki đến dự với tư cách "khách không mời mà đến".
Ngay sau khi Balder chết, cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc.
Vậy còn ngày thứ 6, tại sao nó lại đi kèm với con số 13 để tạo ra "cặp đôi hoàn cảnh" về khái niệm may rủi trong quan niệm của nhiều người?
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ về Kinh thánh của đạo Thiên chúa và họ phát hiện ra ngày Eva đưa cho Adam ăn trái cấm tại Vườn địa đàng là vào ngày thứ 6, sự việc này đã khiến họ bị trục xuất khỏi đó.
Các tín đồ của đạo Thiên chúa luôn coi thứ 6 ngày 13 là ngày tội lỗi bi kịch, bởi đó là ngày Jesus bị tông đồ thứ 13, Judas phản bội chỉ vì 13 đồng bạc và bản thân Jesus cũng bị đóng đinh lên cây thánh giá đúng vào thứ 6 ngày 13.
Ngoài ra, sự trùng hợp của nhiều sự cố xảy ra vào thứ 6 ngày 13 càng khiến nhiều người lo sợ. Điển hình là các vụ: Đắm tàu Costa Concordia, di tản hơn 4.000 người (năm 2012); Máy bay chở đội bóng bầu dục Uruguay đâm vào dãy Andes (năm 1972) ; Bão Bhola tấn công Bangladesh, ít nhất 300.000 người thiệt mạng (năm 1970); Điện Buckingham, Anh bị dội bom (năm 1940); Máy bay Nga chở 174 người gặp nạn, không một ai sống sót (năm 1972).
Quan điểm của các nhà chuyên môn về thứ 6 ngày 13
Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học hữu thần và những nhà nghiên cứu tâm linh đã nỗ lực chứng minh con số 13 và ngày thứ 6 chỉ là những phạm trù bình thường như nhiều thứ khác.
Vào những năm 1880, một nhóm bao gồm những người có tiếng nói của cộng đồng cư dân thành phố New York (Mỹ) đã thành lập một câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ 13, với đại úy William Fowler - cựu chiến binh thời Nội chiến Hoa Kỳ - làm chủ tọa.
Theo đạo Hindu, các tín đồ tôn thờ chúa Shiva và Parvati vào ngày Trayodashi, ngày thứ 13 trong tháng Hindu.
Trong đạo Phật, có 13 vị Phật trong trường phái Shingon. Cuốn Đại Giải phóng Tây Tạng còn đề cập đến 13 dấu hiệu may mắn. Tại Ý và Trung Quốc, người ta sợ số 17 và 4 hơn số 13.
Một điều thú vị khi nhắc đến thứ 6 ngày 13 đó là số vụ tai nạn giao thông, hỏa hoạn và trộm cắp trong ngày này ít hơn so với các thứ 6 khác, theo một nghiên cứu tiến hành bởi Trung tâm Thống kê Bảo hiểm Hà Lan năm 2008. Lý do là bởi nhiều người lo sợ nên ít đi ra ngoài trong ngày này.
Các việc không nên làm vào ngày thứ 6 ngày 13
Chuyên gia phong thủy Song Hà cho rằng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là: Không nên sợ hãi hay lo lắng về thứ 6 ngày 13. Ngoài ra, trong tình hình dịch Covid-19 và lệnh giãn cách như hiện tại, bên cạnh việc không ra ngoài khi không có việc cần thiết, mọi người nên tránh làm những việc sau:
- Không nên xem Tử vi vào ngày này
- Không nên thay đổi giường ngủ hay két sắt vào ngày này
- Không nên cắt móng tay vào ngày này
- Không nên gây tâm lý hoang mang, sợ hãi và lo lắng cho bản thân mình cũng như người thân, cộng đồng do tuyên truyền những thông tin tiêu cực, gây ám ảnh về thứ 6 ngày 13.
Những việc nên làm vào ngày này
Điều nên làm đầu tiên là thả lỏng, thư giãn và nghĩ đến những điều tích cực nhất, cười thật nhiều vào thứ 6 ngày 13.
- Nên mở những bài hát, những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và tích cực
- Nên tập thể dục vận động nhẹ vào buổi sáng thứ 6 ngày 13
- Làm nhiều việc thiện lành để cho chính bản thân mình và mọi người xung quanh vui vẻ như trao nhau những nụ cười, ánh mắt trìu mến, cảm thông, nói những lời nói cổ vũ bản thân và mọi người xung quanh để lan truyền và nhân bội năng lượng tích cực tăng hàm số may mắn.
- Nếu bạn đam mê kiếm tiền và đang kinh doanh thì sáng ra nên mở tiền ra ngắm nghía, tưởng tượng những điều tích cực và lên giây cót tinh thần.
- Tích phúc bằng việc chia sẻ những nội dung tích cực, may mắn và lành mạnh vào thứ 6 ngày 13 trên các phương tiện internet cá nhân như Facebook, zalo, line, viber, instargram, tiktok ví dụ như nụ cười toả nắng của bản thân, những hình ảnh đẹp về phong cảnh...
Linh Giang (ghi)

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch 2021
Lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ.
" alt=""/>Sự thật về thứ 6 ngày 13, những điều nên làm và không nên làm trong ngày này

Theo Sohu, ngày 12/5/2008, khi trận động đất 8,0 độ richter xảy ra, Lei Chunian đang chơi trong hành lang tầng 2 của trường trung học ở thị trấn Cifeng, huyện Bành Châu, Tứ Xuyên. Mặt đất rung chuyển dữ dội, Lei nằm trong nhóm học sinh đầu tiên chạy xuống sân trường.
Ngoái lại nhìn, thấy nhiều bạn bè đang mắc kẹt trên tầng 2, Lei quyết định quay lên. Cậu thấy 7 học sinh đang co rúm, ẩn nấp trong góc lớp học. Cậu hô lớn, chỉ đường cho các bạn chạy thoát thân.
 |
Lei Chunian trở thành người hùng trẻ tuổi được cả nước vinh danh. |
Thế nhưng, khi các bạn đều đã chạy xuống tầng một, Lei mắc kẹt vì cầu thang đột ngột đổ sụp. Cậu nhanh trí quay lại hành lang tầng hai, nhảy khỏi lan can và bám vào một cái cây cạnh đó rồi tụt xuống. Lei may mắn chạy thoát trong khoảnh khắc toàn bộ dãy lớp học đổ sụp.
Khi động đất kết thúc, Lei đăng ký trở thành tình nguyện viên, đi lại giữa các bệnh viện và khu tái định cư để tìm kiếm giáo viên và bạn học của mình.
Lei nỗ lực tìm kiếm trong đám đông, mỗi khi tìm được một người bạn cùng lớp, cậu đều ghi lại tình hình của họ. Biết tin người bạn thân nhất của mình đã qua đời, cậu rất buồn và càng cố gắng nhiều hơn.
Khi một người thầy cần mổ vì chấn thương, Lei Chunian đã không ngại cùng thầy đến Thành Đô. Lúc thầy mổ xong, cậu còn ở lại chăm sóc thầy.
Vốn là một học sinh có học lực trung bình, khá ham chơi nhưng sau khi câu chuyện cứu bạn trong thảm họa được lan truyền, Lei bỗng chốc trở thành người hùng của đất nước.
Khi bạn bè bắt đầu quay lại trường để chuẩn bị cho kỳ thi, Lei được mời đến hàng loạt chương trình, tham gia vô số cuộc phỏng vấn báo chí, diễn thuyết khắp các vùng miền ở Trung Quốc. Cậu kể lại những câu chuyện xúc động trong cơn thảm họa.
 |
Lei là người cầm đuốc tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. |
Lei trở thành nhân vật truyền cảm hứng nhất Trung Quốc thời điểm đó. Cậu vinh dự được trở thành người rước đuốc cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.
Một trường trung học phổ thông nổi tiếng ở Thành Đô đã đặc cách cho Lei vào học mà không cần thi tuyển. Không chỉ được miễn toàn bộ học phí, mỗi tháng cậu còn được cho một số tiền học bổng. Tất cả đãi ngộ đặc biệt là nhờ danh hiệu "anh hùng dân tộc" của cậu.
Sau khi chuyển tới Thành Đô, thay vì chăm chỉ học tập, Lei chỉ mải mê đi du lịch. Cậu đưa bạn gái họ Hao tới các địa danh nổi tiếng, ở toàn khách sạn cao cấp.
Năm 2013, Lei nói với Hao rằng anh có thể giúp cô tìm công việc trong một hãng hàng không, nhưng cần cô chi 100.000 nhân dân tệ để "cảm ơn" người đưa cô vào. Sau khi nhận tiền, Lei không thực hiện lời hứa mà rời Thành Đô và đến Thâm Quyến.
Nhờ có danh tiếng, Lei còn được nhiều người khác "gửi gắm", nhờ giúp đỡ trong công việc. Lei đã lừa 2 người khác rằng sẽ giúp con của họ vào được trường tốt, nhưng sau khi nhận 175.000 tệ, cậu dùng tiền đó để ăn chơi và không bao giờ liên lạc lại với họ.
Tổng cộng, Lei đã lừa 21 người với tổng số tiền 460.000 nhân dân tệ. Anh còn bị cáo buộc làm giả con dấu của Cục giáo dục và trường dạy lái xe.
Tháng 11/2014, Lei bị xét xử tại Tòa án Nhân dân Khu Công nghệ cao Thành Đô và lĩnh án 12 năm tù.
Câu chuyện từ người hùng đến kẻ tù tội của thanh niên quê Tứ Xuyên khiến dư luận Trung Quốc một lần nữa xôn xao, đặt ra nhiều câu hỏi về ảnh hưởng của sự nổi tiếng bất ngờ đến người trẻ tuổi.
 |
Năm 2014, Lei bị tuyên án 12 năm tù giam vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và làm giả giấy tờ. |
Lei không phải người hùng duy nhất trong vụ động đất ở Tứ Xuyên trở thành tội phạm sau khi nổi tiếng.
Chen Yan, được mệnh danh "tình nguyện viên giỏi nhất" khi cứu 29 người khỏi trận động đất ở vùng tâm chấn Vấn Xuyên, đã bị kết án vì tội lừa đảo vào năm 2013.
Năm 2010, một phụ nữ đã nhờ Chen tìm việc cho con gái và con rể của bà. Chen đã yêu cầu bà đưa 120.000 nhân dân tệ làm tiền quà cho những người có thể giúp đỡ. Sau đó, anh ta tiêu hết tiền nhưng không tìm được công việc ưng ý cho hai vợ chồng.
He Tao, một hình mẫu quốc gia về "lòng hiếu thảo và tình yêu thương đối với người già", đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự vì nghi ngờ mua bán giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước và bị thu hồi danh hiệu hình mẫu đạo đức quốc gia.
Theo Zing

Người hùng 12 tuổi gác ngọn hải đăng cứu sống 18 nạn nhân
Câu chuyện về người phụ nữ dũng cảm nhất trong lịch sử những người canh gác ngọn hải đăng tại Mỹ khiến nhiều người xúc động.
" alt=""/>Người hùng trẻ tuổi ở Trung Quốc trở thành tội phạm