Nếu bạn đang sử dụng chiếc iPhone 6S/6S Plus và nhận thấy, máy báo đang còn tới 50% nhưng lại đột ngột tắt ngấm sau đó không lâu, bạn đừng nên nên quá hoảng sợ. Nhiều khả năng, iPhone của bạn không hề bị lỗi gì, mà đơn giản chỉ là do thế hệ iPhone mới nhất của Apple gần đây gặp phải lỗi báo sai phần trăm pin. Thông tin này cũng được chính Apple xác nhận.
Theo Apple, công cụ báo phần trăm pin trên iPhone 6S gặp lỗi không cập nhật. Khi pin của máy cạn đi, bộ báo này không phản ánh chính xác. Giải pháp khởi động lại iPhone có thể giúp khắc phục lỗi, tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng một lần, và sau đó thì lỗi vẫn sẽ tiếp tục tồn tại.
" alt=""/>Cách sửa lỗi iPhone 6S 'đột tử'Anh này cho biết, sức bán iPhone qua sử dụng tăng mạnh trong ít ngày qua. “Nếu trời không mưa rét mấy ngày qua, chắc chắn số hàng trong kho đã hết sạch”. Ông chủ cửa hàng di động này khẳng định, trên toàn địa bàn Hà Nội, lượng iPhone qua sử dụng tiêu thụ dịp cận Tết này cao hơn nhiều lần so với iPhone mới, ngay cả các cửa hàng lớn. “Nhiều cửa hàng lớn tôi biết, doanh thu từ iPhone cũ chiếm đến 80%”.
iPhone hàng lướt, iPhone 99% hay iPhone “like new” là thuật ngữ chỉ những chiếc iPhone qua sử dụng, bán phổ biến ở Việt Nam thời gian qua. Những chiếc máy này được bán với giá thấp hơn hàng mới cả triệu đồng tùy model, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng người dùng.
“iPhone là thương hiệu được yêu thích đặc biệt tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu thích và đủ tiền mua là hai chuyện khác nhau. Trước đây, iPhone được coi là hàng xa xỉ. Ngay cả những model đời cũ, hàng mới cũng có giá hơn chục triệu đồng, nhiều người dùng khó tiếp cận. Sự phổ biến của iPhone qua sử dụng giá mềm mang đến cho cửa hàng một tập khách hàng mới, đó là nhóm khách hàng bình dân”, anh Nguyễn Thanh Tùng - đại diện một cửa hàng kinh doanh cho hay.
Tập khách hàng này lớn, nhu cầu mua sắm smartphone chơi Tết cao. Do đó, sức mua của điện thoại qua sử dụng tăng mạnh những ngày gần đây. Anh Tùng cho hay, các cửa hàng lớn hiện có nguồn hàng khá dồi dào nhờ kinh nghiệm từ các năm trước. Do đó, nhiều khả năng không xảy ra tình trạng cháy hàng hoặc tăng giá sản phẩm cận Tết. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên cẩn trọng, kiểm tra kỹ tình trạng máy và chính sách bảo hành khi mua bởi sức bán tăng cao cũng là lúc nhiều nơi đem sản phẩm kém chất lượng, hàng bị lỗi bán trà trộn để kiếm lời. “Ngay cả khi không có ý định bán sản phẩm kém chất lượng thì khi sức mua tăng cao, mức độ kiểm duyệt sản phẩm của cửa hàng cũng sẽ lơi lỏng hơn”.
Hiện nay, các mẫu iPhone qua sử dụng bán phổ biến nhất vẫn là iPhone 5, 5S và iPhone 6. Mặc dù vẫn được yêu thích nhưng theo những người có kinh nghiệm trên thị trường, người dùng nên cân nhắc khi chọn mua những chiếc iPhone 5 bởi model này có tuổi đời lớn, lại dừng sản xuất từ lâu.
Trong khi đó, iPhone 5S và iPhone 6 có sức bán mạnh mẽ nhất. Một chiếc iPhone 5S 16 GB qua sử dụng hiện có giá khoảng 5,2 đến 6 triệu đồng, tùy màu sắc. Mức giá này khá “vừa sức” với nhiều người. Riêng iPhone 6 cũng được bán ra với giá khoảng hơn 10 triệu đồng cho bản màu xám 16 GB.
Với các cửa hàng chuyên kinh doanh iPhone, họ có xu hướng bán gần như tất cả các dòng máy để giữ chân khách hàng, bao gồm các model đời cổ như iPhone 4, 4S, iPhone 5C hay model mới nhất như iPhone 6S. Tuy nhiên, iPhone 6S hàng qua sử dụng hiện khá khan hiếm tại Việt Nam. Một số cửa hàng có xu hướng niêm yết máy, treo giá thấp để khách tìm đến nhưng khi hỏi ra, cửa hàng thường không có máy để bán.
" alt=""/>iPhone qua sử dụng đắt hàng dịp cận TếtĐây là cuộc hội thảo lần thứ II được tổ chức bởi Cục Năng lượng nguyên tử (thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam) với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học… trong nước và quốc tế.
![]() |
Quang cảnh khai mạc Hội thảo ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Ảnh từ VAEA.gov.vn. |
Phạm vi ứng dụng năng lượng nguyên tử hay cụ thể là kỹ thuật hạt nhân trên thế giới rất rộng lớn. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển, điện hạt nhân là lĩnh vực ứng dụng quan trọng, đáng kể nhất và càng ngày phạm vi ứng dụng của ngành điện năng hiện đại này càng lan rộng. Nhưng, ngoài điện hạt nhân, các ứng dụng khác của năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cũng rất rộng lớn và đang có mặt với mức độ khác nhau ở hầu hết các nước lớn nhỏ trên khắp năm châu.
Trong bản báo cáo ở cuộc Hội thảo quốc gia nói trên vừa diễn ra, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, TS. Hoàng Anh Tuấn, đã nhấn mạnh, rằng ứng dụng năng lượng nguyên tử có vai trò quan trọng và đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trên cả hai lĩnh vực: một là ứng dụng phi năng lượng gồm ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ và, hai là, ứng dụng năng lượng hạt nhân (điện hạt nhân).
Ngay tại Việt Nam, các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ nay, ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực và đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả nổi bật.
Sớm nhất là ở lĩnh vực y tế. Sau nhiều chục năm qua, kỹ thuật xạ hình PET/CT sử dụng 18F-FDG nay đã trở thành kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán - điều trị các bệnh về ung thư, tim mạch và thần kinh tại Việt Nam.
Tiếp theo, trong lĩnh vực công nghiệp, các kết quả nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công thiết bị chụp ảnh cắt lớp thế hệ 3 và thiết bị CT/SPECT đã được ứng dụng hiệu quả trong ngành công nghiệp dầu khí.
Trong nông nghiệp, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới trong nghiên cứu về đột biến tạo giống, điển hình cho các nghiên cứu này là từ các nhà khoa học thuộc Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Hạt nhân Tp Hồ Chí Minh…
Ở lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong năm qua 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành và nộp lưu trữ bản đồ phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Hơn nữa, thực hiện Kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bản đồ phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:200.000 cho 5 khu đô thị, dân cư lớn đã được xây dựng và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020. Đến nay, 27 trạm quan trắc phóng xạ đã được xây dựng tại các mỏ có chứa phóng xạ trên 16 tỉnh/thành phố. Trong công tác dự báo và phòng ngừa thiên tai, đã và đang tiến hành quan trắc một số thông số bức xạ tự nhiên tại 14 trạm khí tượng bề mặt, 3 trạm ozon - bức xạ cực tím...
Trong các lĩnh vực thủy - hải sản và nông sản, các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bức xạ và năng lượng nguyên tử nói chung đã được triển khai, đặc biệt là triển khai chiếu xạ hoa quả phục vụ xuất khẩu, khử trùng dụng cụ y tế... Với 9 máy chiếu xạ ở quy mô công nghiệp ở TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có số lượng các thiết bị chiếu xạ tương đối nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị chiếu xạ Co-60 và đã cử chuyên gia sang hỗ trợ cho Cuba trong việc triển khai dự án khôi phục thiết bị chiếu xạ tại Viện Nghiên cứu thực phẩm La Habana.
Tại cuộc Hội thảo quốc gia về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đang nói đến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: Hậu quả của năng lượng nguyên tử cũng gây cho nhân loại những lo lắng nhưng thế giới sẽ không được như ngày nay nếu không có những ứng dụng của năng lượng nguyên tử. Đối với những nước đã và đang phát triển, năng lượng nguyên tử đã được ứng dụng sâu rộng và ngày càng phổ biến. Đối với các quốc gia đi trước, ngành năng lượng nguyên tử được coi như một đầu tàu để kéo theo sự phát triển của các ngành khác.
Ở cuộc Hội thảo vừa diễn ra, tình hình ở Việt Nam cũng được đề cập tới cụ thể. Ở nước ta, năng lượng nguyên tử là một ngành rất mới nên các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các viện, trường... đã và đang nỗ lực cao, từ việc xây dựng các văn bản pháp quy đến sự thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng của ngành năng lượng nguyên tử cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, năng lượng nguyên tử đã được ứng dụng trong điều trị, chiếu xạ, thực phẩm, công nghiệp, nông nghiệp, môi trường... nên không còn xa lạ trong các viện nghiên cứu, trường đại học.
Trong báo cáo của mình, ông Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử cho biết, cả nước hiện có 1.169 cơ sở bức xạ, sử dụng 6.877 nguồn phóng xạ, trong đó, công nghiệp chiếm 55%, cơ sở kinh doanh chiếm 22%, y tế chiếm 6%... Trong y tế, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ được sử dụng chủ yếu ở ba lĩnh vực là y học hạt nhân, xạ trị và điện quang. Hiện cả nước có 32 cơ sở y học hạt nhân với 43 thiết bị xạ hình. Các kĩ thuật xạ hình bằng SPECT và SPECT/CT đang được thực hiện có hiệu quả cho hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm trong điều trị ung thư và di căn, các bệnh tim mạch, tiêu hoá, hô hấp, xương khớp... Ngoài ra, cả nước còn 25 cơ sở xạ trị với 53 máy xạ trị (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm trên 30 máy), sử dụng trong điều trị ung thư, đặc biệt là các khối u ác tính khó can thiệp bằng phẫu thuật thông thường như u não, u tuyến giáp...
Ông Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân ung thư gia tăng nhanh chóng. Việt Nam đã có nhiều thiết bị sử dụng bức xạ ion hoá hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ trình độ cao, thực hiện được các kĩ thuật chẩn đoán và điều trị tiên tiến như xạ trị trong chọn lọc hạt vi cầu phóng xạ Y-90, xạ phẫu bằng dao gamma quay, cấy hạt phóng xạ....Tuy nhiên, số trang thiết bị này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần trang bị thêm 60 máy xạ hình và khoảng gần 50 máy xạ trị. Không chỉ vậy, nước ta hiện nay đang thiếu dược chất phóng xạ. Thống kê cho thấy, tổng nhu cầu dược chất phóng xạ trong y tế của nước ta hiện nay là gần 1400Ci/năm, trong khi Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt chỉ đáp ứng được gần 400Ci/năm, sản xuất trên các máy cyclotron có thêm khoảng 250Ci/năm. Việc nâng công suất đối với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt không thực hiện được do các lò phản ứng nghiên cứu đã vận hành đến mức tối đa.
Ở nhiều quốc gia, ứng dụng năng lượng nguyên tử có đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội trên cả hai lĩnh vực: dứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và điện hạt nhân. Tại Mỹ, hằng năm, doanh thu từ ứng dụng năng lượng nguyên tử đạt tới 175 tỉ USD. Ở Nhật, doanh thu từ công nghệ bán dẫn cũng lên tới vài chục tỉ USD. Tại Việt Nam, ngoài lĩnh vực y tế, ứng dụng công nghệ bức xạ cũng được triển khai trong các lĩnh vực thuỷ hải sản và nông sản, đặc biệt là hoa quả phục vụ xuất khẩu...
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có số lượng thiết bị chiếu xạ tương đối nhiều trong khu vực Đông Nam Á. Đầu năm 2016, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội đã hoàn thành việc nâng cấp dây chuyền công nghệ chiếu xạ công suất 300 tấn/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu chiếu xạ thực phẩm, nông sản phía Bắc. Doanh thu từ chiếu xạ ở quy mô công nghiệp có thể lên tới hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.
Nhìn chung, tình hình ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế xã hội đã đạt ở mức độ khá so với nhiều nước trong khu vực. Tuy vậy, nhu cầu càng ngày càng cao và đòi hỏi sự đầu tư của Nhà nước tăng lên hơn nữa trong thời gian tới.
Minh Trần
" alt=""/>Kỹ thuật hạt nhân và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội