Chàng bệnh nhân đặc biệtSáng sớm, những tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng bệnh. Hà Ngọc Trường (29 tuổi), bệnh nhân “đặc biệt” của Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) thức dậy.
Búi tóc lên, đeo bao tay y tế, Trường đến bên giường các bệnh nhân thăm hỏi, xem họ cần hỗ trợ những gì. Những đêm trước, Trường dường như không thể ngủ. Nỗi đau mất mẹ hằn in trên đôi mắt của chàng thanh niên đang là niềm động viên của hơn 70 người bệnh tại đây.
Trường nhiễm Covid-19 trong một lần đi mua cà phê. Sau đó, cả nhà anh gồm người em trai sinh đôi, em dâu và bố mẹ đều dương tính với Sars-Cov-2 rồi nhập viện điều trị ở những bệnh viện khác nhau.
Ngày bệnh tình trở nặng, Trường được đưa vào khu ICU (chăm sóc tích cực) điều trị. Anh sốt triền miên rồi ho, khó thở, mất vị giác.
 |
Sau khi chiến thắng Covid-19, Trường tình nguyện ở lại bệnh viện để hỗ trợ các bệnh nhân. |
Những ngày đầu, Trường mất hết sức lực, tưởng chừng đến việc đứng lên cũng khiến anh chao đảo, ngã nhào. Thế nhưng, Trường không tuyệt vọng. Anh nghĩ về gia đình, về các y bác sĩ, về việc mọi người đang cùng nhau nỗ lực chống lại bạo bệnh. Cùng với đó, Trường nhớ mẹ. Anh muốn về với gia đình và lấy đó làm sức mạnh vực dậy tinh thần.
Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Anh được chuyển lên Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Trở về từ cửa tử, Trường biết ơn các y bác sĩ và thấu hiểu sự khó khăn vất vả của họ trong việc giành giật sự sống cho bệnh nhân. Trường nói: “Họ tất bật trong sự nóng nực, bất tiện của bộ đồ bảo hộ. Suốt 3-4 tiếng đồng hồ, họ không dám uống nước, ăn cơm… để giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân. Nhìn cảnh ấy, tôi nghĩ khi khỏe lại, tôi sẽ ở lại bệnh viện hỗ trợ họ trong việc chăm sóc bệnh nhân”.
Nguyện vọng của Trường được lãnh đạo bệnh viện chấp thuận. Những ngày đầu, khi sức lực chưa thật đầy đặn, Trường đảm nhận việc thay các bình nước lọc phục vụ bệnh nhân. Khỏe hơn một chút, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường…
 |
Tại đây, Trường dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường, hỗ trợ bệnh nhân trong việc ăn uống. |
Khi sức khỏe cho phép, Trường tự biến mình thành một điều dưỡng bất đắc dĩ của bệnh viện. Anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay tã, tắm gội, thay bình oxy… cho bệnh nhân. Trường chia sẻ: “Đây là khoa dành cho người lớn tuổi, bệnh nặng, có bệnh nền”.
“Nhiều người trong số họ không thể tự vệ sinh, chăm sóc bản thân nên tôi quyết định hỗ trợ. Ban đầu, tôi chỉ đút cho họ ăn. Sau đó, tôi tình nguyện thay tã cho họ. Dần dần quen việc, quen người, tôi thay drap giường, lau mình, tắm gội cho họ luôn”, anh nói thêm.
Biến đau thương thành sức mạnh
Mỗi buổi sáng, Trường đi một vòng khắp các phòng bệnh trong khoa. Anh hỏi thăm từng bệnh nhân, kiểm tra việc sinh hoạt cá nhân, bình truyền nước, bình oxy của họ để xem ai cần gì thì giúp. Trời nắng, ấm, Trường luân phiên tắm gội, lau mình cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân.
Trường nói, anh thấu hiểu cảm giác khó chịu, bức bối đến nhường nào khi lâu ngày không được tắm gội. Anh trải qua cảm giác này trong thời gian điều trị tại khu ICU. Tại đây, sau 8 ngày Trường mới được tắm gội một lần.
“Được tắm gội sau nhiều ngày liền “nín nhịn”, các cô chú, ông bà vui lắm. Ai cũng vui vẻ hợp tác và không ngại ngùng gì. Có người còn nói vui rằng, nhiều lúc người thân, con cái của họ cũng chưa chắc chăm sóc họ được như thế”, Trường chia sẻ.
 |
Trường tình nguyện luân phiên tắm gội cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân. |
Mỗi lần gội đầu cho một bệnh nhân nữ lớn tuổi, Trường lại nghĩ đến mẹ. Đã hơn một tháng, Trường không được gặp bà. Mẹ Trường chuyển biến nặng và phải thở máy. Khi hay tin các thành viên khác trong gia đình đã được xuất viện, chỉ có mẹ chưa được về, anh càng lo lắng hơn.
Thế rồi điều không may xảy đến. Trường nhận tin mẹ không đủ sức vượt qua bạo bệnh. Trường kể: “Hơn 1 tháng qua, tôi không được gặp mẹ vì mẹ đang phải điều trị bệnh. Khi được thấy mặt thì mẹ tôi đang nằm trên giường bệnh, thở loại máy thở cuối cùng - loại máy dành cho các bệnh nhân nặng giành giật sự sống”.
“Rồi mẹ tôi ra đi…Khi làm tình nguyện viên ở đây, tôi vẫn hi vọng mẹ vượt qua nhưng không có phép màu nào cả. Tôi phải chấp nhận sự thật ấy dù rất đau đớn. Tôi chỉ mong mẹ thấy được công việc của tôi đang làm và yên nghỉ. Kiếp sau, tôi vẫn muốn được làm con của mẹ”, Trường nghẹn ngào chia sẻ.
Đau đớn nhưng Trường không để nỗi bi thương cùng sự tàn khốc của dịch bệnh quật ngã. Trường biến đau thương thành sức mạnh, quyết cùng người bệnh giật lại sự sống từ Covid-19.
Trường lấy việc chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân làm niềm vui mỗi ngày. Anh nói, tinh thần lạc quan rất quan trọng trong quá trình điều trị Covid-19. Thế nên, anh luôn tìm cách động viên, củng cố tinh thần cho bệnh nhân.
 |
Trường nói, anh rất vui khi có thể hỗ trợ các y bác sĩ chăm sóc người bệnh. |
Mỗi ngày, ngoài việc dọn vệ sinh, tắm gội, anh luôn miệng động viên bệnh nhân ăn uống, vững tâm điều trị để “nhanh được về nhà”. Trường cũng thường xuyên liên lạc với người thân bệnh nhân để họ trò chuyện với cha, mẹ, ông bà mình đang nằm trên giường bệnh qua các ứng dụng gọi video.
Đêm về, Trường gần như thức trắng bên giường bệnh của những ca chuyển nặng để họ không cảm thấy cô đơn. Anh cũng nấu cháo, nấu mì, đút nước, thay bình nước muối vô khuẩn cho những bệnh nhân khác…
Anh nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi có thể làm được gì đó cho những người đang điều trị bệnh tại đây. Có trường hợp, tôi chăm sóc họ từ lúc mới vào viện đến khi xuất viện”.
“Đó là khoảng thời gian tôi vui và hạnh phúc nhất. Những lúc như thế, tôi cảm thấy như mình vừa hoàn thành một nhiệm vụ gì đó, dù nhỏ nhoi trong cuộc chiến chống dịch đầy cam go này”, Trường nói.
Hãy giữ vững tinh thần Hà Ngọc Trường cho biết: “Covid-19 rất nguy hiểm nên mọi người không được chủ quan mà phải tuyệt đối tuân thủ công tác phòng dịch. Chúng ta cần uống nhiều nước, uống viên Vitamin C, tập thể dục hàng ngày, ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe. Khi nhiễm bệnh, phải điều trị, người bệnh không nên bi quan mà hãy lạc quan, giữ vững tinh thần chúng ta sẽ vượt qua đại dịch”. |
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp

Người lính bế cụ bà F0: 'Má đừng ngại, cứ ôm lấy con'
Bế cụ bà dương tính với Sars-CoV-2 không mặc đồ bảo hộ từ tầng 4 ra xe, anh lính biên phòng liên tục động viên người bệnh. Anh nhắn nhủ: “Má đừng ngại, cứ ôm lấy con”.
" alt=""/>Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid

 |
Ở xứ sở Kim Chi, nói đến hai từ tình yêu giữa chồng Hàn Quốc – vợ Việt Nam là điều thật xa xỉ nhưng chị Bùi Thị Huyền may mắn khi từng ngày anh đã chinh phục, làm ấm lên con tim e dè của chị. |
Chị bảo: “Từ bé tới lớn, đó là nỗi đau, sự tủi hổ thứ 2 mà mình phải hứng chịu. Lúc đó mình sợ phải gặp lại một tình huống tương tự nên không dám yêu một ai”.
Buồn chán về gia đình, thất vọng về tình yêu, một ngày, nghe mọi người nói chuyện, chị đánh liều thử đi thi tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Và sự liều lĩnh này đã khiến cuộc đời của chị bước sang một trang mới.
Hôm đó, chị cùng rất nhiều cô gái khác đứng chật kín trong một căn phòng. Rồi có nhiều người buồn bã rời khỏi phòng, nhưng chị nằm trong số người ở lại. Rồi anh Lee Seon Jae chọn chị.
Tính tới thời điểm đó, cuộc hôn nhân của chị và anh lúc đó cả hai chưa hề có tình yêu, cảm xúc với nhau. Nhiều khi chị lo lắng thật sự khi nghĩ đến cảnh tương lai sống chung với người đàn ông xa lạ đó mà không biết sẽ gắn kết với nhau vì cái gì, vì điều gì…
 |
Tình yêu đơm hoa kết trái sau khi cưới
Ở xứ sở Kim Chi, nói đến hai từ tình yêu giữa chồng Hàn Quốc - vợ Việt Nam thật xa xỉ. Nhưng chị may mắn khi từng ngày anh đã chinh phục, làm ấm lên con tim yếu mềm của chị.Hiện tại, nếu được chọn lại, chị Huyền khẳng định chị sẽ vẫn mong được anh Lee Seon Jae chọn làm vợ. Gia đình bé nhỏ của chị đang sinh sống ở Gyeonggi-do Pyeongtaek (miền Bắc Hàn Quốc).
“Thời gian thấm thoát trôi qua nhanh thật nhanh. Nhớ lại ngày nào vợ chồng mình còn nhìn nhau như 2 kẻ xa lạ mà giờ chúng mình đã xây nên 1 gia đình hạnh phúc rồi. Đôi khi mình hạnh phúc biết bao khi nhìn lại những gì vợ chồng mình đã và đang có với nhau” - chị hạnh phúc chia sẻ.
Chị không dám nhận là gia đình hưởng trọn vẹn hạnh phúc một cách hoàn hảo. Song chị chỉ cần thế, chỉ cần gia đình luôn tràn ngập tiếng cười nói của bố mẹ già, tiếng khóc của đứa con thơ, tiếng vui đùa sau những giờ làm việc căng thẳng mà anh dành cho chị hàng ngày. Với chị thế là đủ.
Chị và anh - hai người đến từ hai đất nước mang trong mình hai dòng máu, hai phong tục, hai cách sống và hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Nhưng với chị những thứ ấy chỉ là yếu tố khách quan bên ngoài.
Chị - cô gái Việt dịu dàng, duyên dáng, mảnh mai như chiếc áo dài truyền thống mang đậm chất Việt Nam, anh - chàng trai Hàn Quốc, cao to khoẻ mạnh như bộ Hanbuk mang đậm chất Hàn Quốc. Anh chị gặp gỡ, yêu nhau, đến bên nhau qua 1 lần gặp mặt do mai mối chẳng một chút yêu thương hay quen biết. Nhưng không phải vì thế mà anh chị không có một thứ tình yêu trọn vẹn như bao cặp đôi khác.
Trong con mắt của chị, chồng chị không đẹp trai, không còn trẻ, không nổi bật, cũng chẳng giàu có nhưng không phải vì thế mà chị không yêu anh. Chị dần dần yêu anh, đơn giản vì trong anh, chị luôn giữ một vị trí nhất định. Vì anh chân thành, ngọt ngào, anh luôn muốn những điều tốt nhất cho chị.
“Tuy chỉ cưới nhau chưa đầy 2 năm nhưng niềm hạnh phúc mình thu được trong suốt 2 năm ấy không phải là ít. Những lúc mình ốm, mệt, anh luôn chăm sóc mình chu đáo, ngọt ngào. Lấy anh, mình chưa bao giờ nấu được một bữa cơm hoàn chỉnh. Nhưng không vì thế mà anh chê bao trách móc mình” - Chị nói.
Giờ đây niềm hạnh phúc của cả gia đình như được nhân đôi khi anh chị có với nhau một cô công chúa nhỏ tên Lee Su Yeon (Tên Việt Nam là Lee Nhật Khánh My). Con gái chị giống anh như đúc. Chị tự hào vì con như bản sao của anh, chị nhìn được điều này hiện lên trong mắt anh, niềm hạnh phúc rạng ngời trong gương mặt của mọi thành viên trong gia đình.
Khi được hỏi, điều gì trong anh mà chị cảm thấy khó chịu nhất. Chị hóm hỉnh kể: “Đó là những lúc nằm cạnh và nghe anh ngáy ro ro. Có những lần mình định bụng sẽ bóp mũi chồng cho anh tỉnh dậy để bảo mình không thể nào ngủ được.
Nhưng mình chợt nhận ra khuôn mặt khắc khổ đang say trong giấc ngủ, tim mình chợt nhói đau khi thông cảm với anh còn biết bao nhiêu gánh nặng… Mình biết, anh mệt mỏi nên mới vậy. Dần dần mình cũng quen và cảm thấy yêu tiếng ngáy ấy. Giờ đây vắng tiếng ngáy ấy có khi mình mất ngủ cho xem”.
 |
Công chúa nhỏ của vợ chồng chị |
Yêu mẹ chồng như mẹ đẻ
Khi lấy anh, sự thay đổi tập quán, cách sống là điều chị trải qua đầu tiên. Bước đầu chị phải thích nghi với điều này. Chị cười tâm sự: “Mình có nói vui là lấy chồng Việt thì ăn trông nồi ngồi trông hướng. Nhưng lấy chồng Hàn thì ăn bằng chậu, miếng to, ăn phồng miệng để người ngoài thấy mình ăn ngon miệng. Mình từ trước quen ăn bé, nói nhỏ, khép nép, giờ ăn miếng to cũng thấy vừa lạ vừa khó”.
Khi mới sang Hàn, người mà Huyền ái ngại, e dè, lo lắng nhất đó chính là mẹ chồng. Nhìn mẹ chồng, chị lo lắng vô cùng. Nhưng khác với khuôn mặt nghiêm túc của bà, bà lại là một người mẹ hết lòng yêu thương con cháu.
 |
Chị Huyền và mẹ chồng. |
Lần đầu chị gặp chồng, chị không nghĩ mẹ sẽ đón nhận chị. Bà không đẹp, không sang trọng như trong tưởng tượng của chị. Nhưng hơn cả, bà lại có một trái tim bao dung. Với chị điều đó là may mắn, hạnh phúc của chị.
Bà bảo, bà thích nhất nhìn chị trong bộ áo dài Việt Nam truyền thống. Vì thế những dịp gì chụp ảnh kỷ niệm gia đình, bà cũng bảo chị: “Con mặc áo dài truyền thống chụp cho đẹp nhé!”.
Bà không thích con dâu làm việc nhà. Cứ thấy chị cặm cụi quét nhà, rửa bát, bà lại giành lấy làm bằng được.
Chị nhớ như in ngày chị sinh con, ngoài chồng, bà là người ở bên cạnh cầm tay động viên chị từ đầu cuộc chiến đến khi bé cất tiếng khóc chào đời. Khi bé chào đời, bà nhẹ nhàng hôn lên trán chị và bảo: “Mẹ cảm ơn con, em bé xinh đẹp vô cùng. Mẹ cảm ơn con”.
Chị tâm sự: “Mẹ chồng chẳng sinh ra mình, chẳng mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày nhưng trong lòng mình, mẹ là người mẹ vĩ đại. Mình yêu mẹ nhiều hơn tất cả, mẹ cho mình biết thế nào là tình mẫu tử. Mẹ bù đắp cho mình tất cả những thiếu thốn mà trước kia mình không có cơ hội để hưởng.
Mẹ dạy mình cách trở thành 1 người vợ 1 người mẹ tốt, mẹ dạy mình từng điều, từ những điều nhỏ nhất. Mẹ dạy mình biết yêu thương, chia sẻ. Mẹ không nuôi mình bằng dòng sữa ngọt nhưng mẹ đã yêu thương mình bằng cả trái tim của mẹ. Mình hạnh phúc biết bao mỗi lần gọi 2 tiếng ‘ơm ma".
Có người đã từng bảo rằng khi yêu cần phải có lý trí, nhưng trước hết đó là câu chuyện của trái tim. Thế nhưng chị lại chọn lý trí trước.
Người ta thường bảo, yêu nhau cũng giống như cùng nhau chơi một trò chơi, một trò chơi của số phận. Chị nghiệm thấy điều đó không sai.
Hiện tại, chị Huyền đang say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. Với chị, hạnh phúc đôi khi đơn giản chỉ là mỗi sáng thức giấc nhận được một tin nhắn của ai đó, một cái nhìn, cái cầm tay âu yếm, một lời chúc ngủ ngon trước mỗi tối…
(Theo Afamily/PLXH)" alt=""/>Chuyện về người phụ nữ “liều mình” lấy chồng Hàn Quốc