
Với CNTT - Viễn thông, nghiên cứu của Navigos Search cho thấy, so sánh với nửa cuối năm 2023, nhu cầu tuyển dụng các vị trí chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong nhóm ngành này có sự giảm nhẹ, tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng các cấp quản lý lại gia tăng.
Tuy có sự tác động nhẹ của làn sóng sa thải toàn cầu, song nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước và sự đầu tư của các dự án nước ngoài vào Việt Nam được nhận định là những yếu tố tạo môi trường thuận lợi để CNTT Việt Nam tiếp tục phát triển thời gian tới.
Thị trường lao động ngành CNTT - Viễn thông trong nửa đầu năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với nhân sự có kinh nghiệm, để có thể đáp ứng các yêu cầu chuyên biệt của từng dự án.
Về Điện - Điện tử, xu hướng sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên toàn cầu tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện tăng trưởng cho nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành. Từ cuối năm ngoái, nhóm ngành Điện - Điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với việc mở rộng sản xuất các thiết bị điện tử tiêu dùng, các loại xe điện cũng như công nghệ lưu trữ năng lượng.
Khảo sát của Navigos Search cho thấy, thị trường lao động nhóm ngành Điện - Điện tử cũng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất với nhân sự có kinh nghiệm, chiếm hơn 74,4%. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí quản lý và vị trí khác đang chiếm một phần không nhỏ trong tổng nhu cầu tuyển dụng, lần lượt là 16,42% và 8,1%.
Ngoài ra, xu hướng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đang chuyển dịch sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp, điện tử, ô tô… Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường nhân lực nói tiếng Trung cũng vì thế trở nên sôi động hơn, phản ánh rõ nét qua nhu cầu tuyển dụng gia tăng với nhân sự tiếng Trung.
Theo khảo sát của Navigos Search, tương tự như 2 nhóm ngành trên, thị trường lao động ngành sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc cũng có sự ưu tiên lớn với nhân sự có kinh nghiệm (68,26%) và nhân sự có kinh nghiệm quản lý (21,94%).
Các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển và mở rộng hoạt động sản xuất, đòi hỏi nguồn nhân lực đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhận định trên của Navigos Search cũng khá tương đồng với các số liệu được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị Nhân sự và công nghệ nhân sự - TalentX 2024 chủ đề “Nhân sự trong kỷ nguyên số: Thích ứng, đổi mới và phát triển", vừa được VINASA tổ chức tại Hà Nội.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam là nước có nhu cầu tuyển dụng cao trong nửa đầu năm nay. Trong đó, có tới 71,42% doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự có kinh nghiệm, trong khi nhu cầu tuyển dụng nhân sự chưa có kinh nghiệm chỉ chiếm 5,84%. Còn theo TopJob, có tới 70% các công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự có kỹ năng phù hợp.
Những người biết sử dụng AI sẽ thay thế nhóm không dùng AI
Trao đổi tại TalentX 2024, nhiều chuyên gia có chung nhận định rằng, trong thời đại số, AI, đặc biệt là GenAI đã và đang làm thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực tuyển dụng.
Cụ thể, sự phát triển mạnh mẽ của AI và các ứng dụng AI tác động rõ nét đến công việc, quy trình, đòi hỏi nguồn nhân lực cần có các kỹ năng khác biệt so với trước đây. Các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ phục vụ cho mọi mặt của cuộc sống, công việc đều được tích hợp và ứng dụng AI khiến cho nhu cầu nguồn nhân lực, chuyên gia cấp cao về AI đang gia tăng mạnh mẽ.
Theo báo cáo của KPMG, người sử dụng lao động tại Mỹ cho rằng 23% công việc sẽ bị thay đổi, 50% các công việc mới sẽ được tạo ra và 25% công việc sẽ bị mất đi trong vòng 5 năm tới.
Báo cáo thường niên về Chỉ số xu hướng công việc năm 2024 từ Microsoft và Linkedln chỉ ra rằng, 71% lãnh đạo sẽ tuyển dụng ứng viên ít kinh nghiệm nhưng có kỹ năng AI, hơn là ứng viên nhiều kinh nghiệm nhưng không có kỹ năng này. Đặc biệt, 66% lãnh đạo cho biết sẽ không tuyển dụng người không có kỹ năng AI.
Dẫn thông tin từ Diễn đàn kinh tế thế giới hồi đầu năm nay, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT Hoàng Nam Tiến cho hay, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, gần 40% việc làm trên toàn thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của AI.
Từ quan sát và trải nghiệm của bản thân, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng: “AI không thay thế con người. Chính những người biết sử dụng AI sẽ thay thế nhóm còn lại”, “Những người 'mù chữ' ngày hôm nay là những người không chịu học, không hiểu về công nghệ, không sử dụng được AI”. Đồng thời, ông Tiến cũng khuyến nghị mọi người hãy biến tất cả ứng dụng AI thành “con sen” của mình.
Trên cơ sở phân tích nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam nửa đầu năm nay, các chuyên gia Navigos Search khuyến nghị, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, các ứng viên tìm việc trong giai đoạn này cần bổ sung các kỹ năng thiết yếu như trí tuệ nhân tạo - AI, máy học - Machine learning để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Với các ứng viên ngành Điện - Điện tử, để thành công trong thị trường lao động cạnh tranh hiện nay, họ còn cần trang bị những kỹ năng đặc thù, nâng cao hiểu biết về công nghệ năng lượng tái tạo và hệ thống quản lý năng lượng. Bởi lẽ, toàn cầu đang có sự chuyển dịch, hướng tới các giải pháp năng lượng bền vững và tiết kiệm.
" alt=""/>Sử dụng AI, Machine Learning là những kỹ năng thiết yếu các ứng viên cần bổ sungTại 3 phiên chuyên đề diễn ra vào chiều 14/11, các doanh nghiệp đã trình bày nhiều tham luận về câu chuyện chuyển đổi số của mình trong thời gian qua. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng chuyển đổi số là vấn đề quyết định sự tồn tại trong giai đoạn hiện nay.
Đại diện Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình (TBS Group) – doanh nghiệp được xem là ‘ông lớn’ trong ngành giày da tại Việt Nam, cho biết cách đây khoảng 14 năm, các số liệu trong hoạt động sản xuất công ty đều thực hiện trên giấy một cách thủ công, mất nhiều thời gian và cần nhiều nhân lực, trong khi lại dễ xảy ra sai sót do vấn đề con người.
Sau đó, công ty quyết định bỏ ra hàng triệu USD để thực hiện một cuộc ‘cách mạng’ chuyển đổi số. Từ một ngành nghề với đặc thù thâm dụng lao động, sản xuất thủ công thì nay việc sản xuất đã được tự động hóa, số liệu cũng được số hóa để ban lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của chuỗi doanh nghiệp.
Đáng chú ý, công ty cũng áp dụng công nghệ thực tế ảo để làm việc với các đối tác nước ngoài, rút ngắn thời gian và mang đến hiệu quả trông thấy.
Theo doanh nghiệp này, mấu chốt của chuyển đổi số là tư duy số, con người số và hạ tầng số, cả 3 nội dung này đã được công ty thực hiện đồng thời đến nay.
Cũng là đơn vị áp dụng công nghệ số, YooLife - Mạng xã hội thực tế ảo ‘Make in Việt Nam’ đã mang tới diễn đàn nền tảng số mở YooLife IoT Platform, được thiết kế để tích hợp hầu hết các thiết bị IoT trong một ngôi nhà như nhóm thiết bị điện, điện thông minh, thiết bị an ninh, an toàn, gia dụng, thiết bị điện lạnh,… của nhiều hãng sản xuất khác nhau lên chung nền tảng.
Từ đó xây dựng các kịch bản và chức năng giám sát, điều khiển, vận hành ngôi nhà một cách thông minh, hợp nhất và có ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, nhà sáng lập và điều hành YooLife, cho hay đơn vị mang đến công nghệ ảo hóa thông minh, phục vụ cho nhu cầu của mọi người, mọi nhà.
Theo đó, người dùng có thể kiểm soát mọi thiết bị điện thông minh trong ngôi nhà thông qua ứng dụng YooLife, từ đèn, điều hòa, cửa ra vào cho đến hệ thống an ninh, tất cả đều được kết nối và điều khiển từ xa với vài thao tác trên smartphone.
Bên cạnh đó, YooLife triển khai các giải pháp IoT và có sẵn công cụ ảo hóa bằng hình ảnh 360 độ, đẩy mạnh các dự án cộng đồng như ảo hóa không gian và hiện vật các công trình nổi bật lên Internet để những người chưa có cơ hội đến trực tiếp, đặc biệt các bạn vùng sâu, vùng xa, sinh sống nước ngoài cũng có thể trải nghiệm.
Điển hình là vào đầu tháng 11 vừa qua, YooLife ra mắt không gian "ảo hóa" tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên không gian số và đã thu hút hàng triệu lượt truy cập trực tuyến, cùng nhiều phản hồi tích cực ngay sau khi ra mắt.
Chính thành công này đã giúp ứng dụng thuần Việt vươn lên vị trí top 9 trên bảng xếp hạng mạng xã hội của App Store, top 4 phổ biến trên Google Play, vượt qua những ứng dụng như Google Meet, Skype,..
Các phiên chuyên đề của diễn đàn cũng đã thảo luận các nội dung liên quan đến kích cung cho kinh tế số thông qua chuyển đổi số các doanh nghiệp; kích cầu cho kinh tế số thông qua kích cầu tiêu dùng số; đo lường kinh tế số các ngành, các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế số; mở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số; thúc đẩy sản xuất thông minh; phát huy vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ số lớn trong chuyển đổi số; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; phát triển kinh tế số xanh và bền vững.
![]() |
Vị trí dự kiến xây dựng khách sạn trên bản đồ |
Văn phòng UBND TP vừa có văn bản số 5584/VP-ĐT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng về việc triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về quy hoạch kiến trúc Dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Theo kết luận của Thường trực Thành ủy, đồng ý về mặt chủ trương với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND TP về quy hoạch kiến trúc Dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Phương án kiến trúc xây dựng công trình phải đảm bảo phù hợp các quy định về quy hoạch và bảo tồn, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc có liên quan; cố gắng kiến trúc mặt ngoài đảm bảo hình thái kiến trúc của công trình hiện có; thiết kế hài hòa, phù hợp với kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ Gươm và phụ cận; bố trí cây xanh và chiếu sáng mặt tiền nhằm tạo điểm nhấn về kiến trúc tại khu vực Hồ Gươm.
Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tổ chức thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng.
Thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng giao các sở, ngành: Quy hoạch và Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, VH-TT&DL; UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kết luận của Thường trực Thành ủy; hướng dẫn, tạo điều kiện giúp nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và kế hoạch khởi công xây dựng công trình trong tháng 9-2016.
Sở Quy hoạch và Kiến trúc có trách nhiệm dự thảo văn bản của UBND TP xin ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT&DL trước ngày 10-7-2016.
UBND TP đề nghị Công ty CP Intimex Việt Nam (chủ đầu tư dự án) chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của thành phố để tổ chức thực hiện dự án đúng tiến độ và quy định của pháp luật. Được biết, vị trí dự kiến xây dựng khách sạn hiện là một siêu thị của Công ty CP Intimex Việt Nam.
Hồng Khanh
Vị trí dự kiến xây dựng khách sạn trên bản đồ