Bạn là một chàng trai lần đầu biết mùi da thịt hay đã kinh qua nhưng chưa đủ bản lĩnh thì sơ sẩy đêm động phòng (và một số đêm sau đó) gần như khó tránh khỏi. Đừng quên cớ sự còn do lỗi chưa quên trận mạc, chính ê-kíp sinh lý bên trong từ thần kinh, nội tiết đến các xoay xở tại chỗ, cái không thể duy ý chí mà được. Biết chấp nhận hoàn cảnh, còn giúp các chàng tránh đưa mình vào sai lầm: bặm môi bặm lợi “thua keo này bày keo khác” liên hồi kỳ trận để rồi tình hình thêm be bét.
Hầu hết tân lang cho rằng: trong đêm tân hôn, tân nương đang căng mắt quan sát, cho điểm, coi giò coi cẳng nội lực đàn ông của chàng, trong khi thật ra các cô cũng đang “bấn” lên với loạt các vấn đề của riêng mình (xấu hổ, hồi hộp, đau đớn, lo lắng) chẳng còn mấy tâm trí mà làm giám khảo(tất nhiên trừ những cô dâu ít nhiều đã có kinh nghiệm tình trường trước đó). Đa phần các cô chỉ đủ bình tâm làm việc này ít ngày sau đó. Gồng mình lên cố chứng tỏ như một cậu sinh viên mới ra trường trước nhà tuyển dụng vừa thừa vừa làm hại chính sự thoải mái của mình.
Cũng vậy với các tân nương mới tò te, sự lúng túng và đặc biệt cảm giác khó chịu, đau đớn tại chỗ là không tránh khỏi. Thừa nhận sự hiển nhiên này sẽ giúp ích nhiều chàng trai trẻ trong việc lựa chọn thái độ với cách hành xử: chẳng màng “tiếc ngọc thương hoa” hoặc ngược lại cẩn thận, nhẹ tay thái quá. Chẳng hạn, kiểu cách nhẹ nhàng sợ làm đau người dưới gối đến mức… rị mọ gần như cầm chắc sẽ biến đêm ra mắt thành màn “trói gà không chặt”.
Không ít chàng trai tin rằng phải “mạnh tay bạo chân” trong màn ra mắt mới khiến kẻ dưới gối tâm phục khẩu phục. Thực tế, như đã nói, với quá nhiều điều chẳng vui vẻ gì, hầu hết tân nương chỉ mong đêm qua đi với sự nhẹ nhàng, bình yên hơn là sóng gió (tất nhiên sau đó ít hôm thì khác). Cố ưỡn ngực lên làm gì để rồi đấm vào không khí.
Sẵn sàng nghĩ tới việc đình hoãn nếu đêm động phòng bị động bởi quá nhiều thứ ngáng chân. Kinh điển là cảnh tân lang “quắc cần câu”, lè nhè, hắt hơi rượu vào mặt vợ, giữ thăng bằng còn khó nói chi thi thố trên giường. Tương tự cảnh tân nương rơi đúng “ngày của tháng” hay đơn giản chính cô cũng thở không ra hơi. Việc gác lại cũng có thể được ra khi điều kiện không gian, phòng ốc không cho phép thẳng chân thẳng cẳng. Thà hoãn còn hơn dở dở ương ương, nhưng đây là quyết định chẳng dễ dàng bởi chẳng cam tâm chút nào khi phải ngưng lại một sự kiện trọng đại chỉ vì một lý do có vẻ trời ơi.
(Theo BS. Đỗ Minh Tuấn/SK&ĐS)
" alt=""/>Đêm tân hôn và kỹ năng xoay chuyểnVới 2 gói còn lại là Đỉnh 30G và Đỉnh 15G, khách hàng sẽ có lần lượt 30GB (1GB/ngày) và gần 15B (500MB/ngày) với giá cước 90.000đ/tháng và 70.000/tháng. Khách hàng có thể cân nhắc theo mức độ sử dụng thực tế để đăng ký gói cước phù hợp nhất.
![]() |
“Soi” cả về dung lượng và giá cước, các gói Data Đỉnh của VinaPhone đều là những lựa chọn khó có thể bỏ qua. Khi “cân” cùng các gói Data tháng trong cùng tầm giá, các gói Đỉnh có dung lượng cao hơn từ 3 đến 5 lần. So sánh trực tiếp với các gói Data ngày, gói Đỉnh cũng rẻ hơn đến 60%, đặc biệt không giới hạn dung lượng càng tiết kiệm hơn cho khách hàng.
Để đăng ký 3 gói cước Đỉnh của VinaPhone, khách hàng soạn tin theo cú pháp theo tên gói D60G, D30G hoặc D15G gửi 888. Ví dụ, đăng ký gói Đỉnh 60G, các bạn soạn D60G gửi 888. Gói cước dành cho tất cả thuê bao VinaPhone trả trước, trả sau hòa mạng mới.
![]() |
Cung cấp nguồn Data khổng lồ cho nhịp sống online năng động của những người dùng 4.0, VinaPhone gây đột phá với sự ra mắt của các gói Data Đỉnh. Không chỉ sở hữu dung lượng lớn mỗi ngày, gói cước còn miễn phí vượt cước, giúp khách hàng online không giới hạn.
Thay vì phải liên tục bật, tắt 4G để tìm kiếm wifi, dung lượng « đỉnh » của gói cước sẽ giúp tín đồ Internet luôn vào mạng nét căng tại bất cứ đâu. Cơn ác mộng cứ cuối tháng là cạn sạch Data cũng chẳng còn ám ảnh những mọt phim, fan bóng đá hay các game thủ “ngốn” nhiều dung lượng. Cùng gói Đỉnh không hạn chế truy cập cả khi hết dung lượng, người dùng sẽ được tùy thích sử dụng Data cho mọi hoạt động học tập, làm việc, giải trí online của riêng mình.
Thông tin chi tiết về gói cước, truy cập website https://vnpt.com.vn hoặc gọi đến tổng đài 18001091.
Ngọc Minh
" alt=""/>VinaPhone ra mắt gói cước Đỉnh 60G data/tháng1. Thấy Christian bước đi tập tễnh, tôi vồ vập hỏi mới biết, anh bạn đến từ Đức và đã sống ở Việt Nam 3,5 năm vừa gặp tai nạn xe máy.
Như một phản xạ vô điều kiện, tôi nói xin lỗi và đoán rằng, anh bị một chiếc xe vi phạm giao thông tông phải.
Thật bất ngờ khi Christian thú nhận, anh đã vượt đèn đỏ và rồi bị một chiếc taxi tông phải. Christian còn thật thà thừa nhận rằng, anh đã rất nhiều lần vượt đèn đỏ ở Hà Nội và chưa bao giờ bị công an bắt.
Christian là giáo viên tiếng Đức. Anh sinh ra ở Thụy Sỹ, sang Đức sống từ năm 12 tuổi và 3,5 năm trước thì sang Việt Nam dạy tiếng Đức theo một thỏa thuận giữa trung tâm du học Đức và phía Việt Nam.
Thời mới sang, giao thông ở Hà Nội là cơn ác mộng với Christian. Ở Đức, luật giao thông vô cùng nghiêm ngặt. Người Đức dừng đèn đỏ ở một con đường nằm giữa cánh đồng, xung quanh bán kính 5 km không một bóng người.
![]() |
Nhiều người Tây khi sang Việt Nam cũng "quên" mất ý thức giao thông. Ảnh minh hoạ |
Nhưng sang Việt Nam, Christian được chính những cậu học sinh người Việt dạy rằng: Ở Hà Nội cứ vượt đèn đỏ, công an sẽ không bắt vì họ không biết nói tiếng Anh.
Và Christian vượt. Anh thậm chí cảm thấy thích thú vì không còn bị ràng buộc bởi luật giao thông nữa.
2. Tâm sự thêm với cậu bạn người Đức tôi chợt hiểu ra: Thật ra trong sâu thẳm mỗi con người đều không thích sự ràng buộc, ghét những quy tắc, luật lệ.
Ví dụ: Bạn thích phải cuốc bộ 10 – 15 phút để tìm một cái thùng rác vứt lon coca hay vứt đại ra đường?
Bạn thích rút điếu thuốc ra hút bất kỳ đâu, gạt tàn vào bất kỳ chỗ nào và vứt bừa một chỗ nào đó hay tiếp tục phải cuốc bộ cả chục phút để tìm một chỗ cho phép hút thuốc?
Tôi nghĩ tất cả đều muốn được thoải mái, chí ít là thi thoảng cũng muốn vứt đại một lon coca ra đường thay vì đi tìm thùng rác.
Tương tự như Christian. Anh đôi khi cảm thấy mệt mỏi vì luật giao thông ở Đức quá nghiêm túc và anh cảm thấy như được trả tự do khi sang Việt Nam.
Vậy tại sao cùng một con người, nhưng ở Đức thì anh ta dừng đèn đỏ giữa một cánh đồng không bóng người, còn ở Việt Nam anh lại vượt xuyên qua một ngã tư đông đúc?
Tôi nghĩ ở Việt Nam, chúng ta đang chấp nhận sự vô ý thức là một phần của cuộc sống.
Những người cảnh sát giao thông vì sợ không nói chuyện được với Tây mà để mặc họ vi phạm, là hình ảnh đại diện cho sự lỏng lẻo của pháp luật.
Những người xúi giục Christian vượt đèn đỏ, là đại diện cho sự vô ý thức, coi thường pháp luật. Tất cả tổng hòa tạo nên một bức tranh giao thông hỗn độn hiếm có trên thế giới.
Christian nói rằng, anh luôn vượt đèn đỏ khi có rất nhiều người Việt… vượt cùng, chứ chưa từng tự vượt.
Rất rõ ràng, chúng ta đang biến những vi phạm giao thông thành chuyện bình thường ở Hà Nội, khiến người vi phạm không còn cảm thấy xấu hổ, lén lút nữa. Họ đã bắt đầu khuyên nhau nên… vượt đèn đỏ.
![]() |
Chính chúng ta đã "dậy" người Tây biết thế nào là vượt đèn đỏ |
Ở các nước phát triển, khi cả cộng đồng tuân thủ, người không tuân thủ tự động sẽ bị đào thải. Christian nói với tôi điều này: Anh ta không sợ bị phạt tiền nếu vi phạm. Anh chỉ sợ trở nên khác biệt so với tất cả.
Có lẽ chúng ta cũng nên hướng tới xây dựng một cộng đồng thế này. Tôi biết nhiều người không muốn vượt đèn đỏ, không muốn đi ngược chiều, nhưng khi tất cả cùng làm, họ bị cuốn theo.
Tôi tin rằng số lượng người có ý thức giao thông vẫn đông hơn thành phần vô ý thức. Hãy khiến những kẻ vô ý thức trở nên lạc lõng giữa tất cả.
(Theo Thế giới trẻ)
" alt=""/>Chuyện chàng Tây: 'Người Việt bảo tôi cứ… vượt đèn đỏ'