UBND tỉnh nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, địa phương “cần quán triệt chuyển đổi số là công việc khó, phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt và cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các mũi đột phá để tạo động lực cho quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”.
Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) do Bộ Công an chủ trì xây dựng là đề án quan trọng, đột phá trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.
Thành công từ Đề án 06 giúp rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cần được các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục học tập, phát huy và mở rộng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và các ngành, địa phương thuộc tỉnh nói riêng.
Một số bài học cụ thể đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận diện.
Một là quyết tâm chính trị cao. Phải có nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với tầm nhìn chiến lược và lộ trình cụ thể; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu.
Hai là phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, nhất là đối với các đề án quy mô lớn, liên ngành. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, cơ sở.
Ba là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới mục tiêu phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh. Minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia, nhất là các dịch vụ công trực tuyến, xây dựng niềm tin của người dân về cải cách hành chính nhà nước.
Bốn là xác định và tháo gỡ "điểm nghẽn". Tập trung giải quyết các vướng mắc về hạ tầng công nghệ, nhân lực, dữ liệu, bảo mật an toàn. Pháp luật cần đi trước một bước; dữ liệu gốc cần được chia sẻ, kết nối để tạo giá trị, tiết kiệm, tránh lãng phí.
Năm là bảo đảm nguồn lực. Bố trí kinh phí, tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.
“Khi xây dựng Đề án Chuyển đổi số của tỉnh cần phải nêu rõ nhiệm vụ triển khai, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả. Bảo đảm kết nối với Đề án 06 và phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia và các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh. Lựa chọn, xác định rõ các mũi đột phá và có tính khả thi để tập trung thực hiện giai đoạn 2024 - 2025, bảo đảm Đề án mang tính đột phá trong thực hiện chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, địa phương của tỉnh”, UBND tỉnh lưu ý thêm.
Bình Minh
" alt=""/>Bà Rịa Vũng Tàu xây dựng Đề án Chuyển đổi số tương tự Đề án 06Ballerina Gabi Shull đã học nhảy được 3 năm nay. Năm 9 tuổi, em bị chẩn đoán mắc căn bệnh u xương ác tính ở đầu gối , khiến bố mẹ em lo sợ rằng trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra.
Nhưng nhờ một ca phẫu thuật mang tính đột phá mà em vẫn giữ được đôi chân, nhưng một bên chân phải bị ngắn lại.
Lần đầu tiên phát hiện những dấu hiệu lạ của căn bệnh vào tháng Giêng năm 2011, bố mẹ em chỉ nghĩ là con gái bị thương nhẹ, nhưng sau 2 tuần không cải thiện, họ đưa con tới bệnh viện chụp X-Quang. Kết quả quét MRI vài tuần sau cho thấy Gabi bị ung thư.
“Chúng tôi đã rất ‘sốc’. Bác sĩ nhắc lại những gì ông ấy đã nói vì tôi không tin ông. Tôi không tin vào tai mình” – mẹ của Gabi chia sẻ.
“Gabi hỏi tôi tại sao chuyện này lại xảy ra với con bé, chúng tôi chỉ biết nói rằng đôi khi những chuyện tồi tệ xảy ra với người tốt”.
Gabi bước vào 12 tuần hóa trị liệu để thu nhỏ khối u. Các bác sĩ đã đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau và gia đình đã chọn cách cắt bỏ phần chân bị bệnh, sau đó gắn lại bàn chân vào phần đùi, để phần bàn chân ngược ra phía sau.
Chị Debbie chia sẻ: “Chúng tôi nói chuyện với Gabi và bắt đầu xem video về những đứa trẻ gặp tình trạng tương tự”.
“Chúng tôi biết rằng hoàn toàn không có khó khăn nào cả ngoại trừ cách mà bạn nhìn nó. Nếu bạn có thể vượt qua điều đó và tập trung vào chất lượng cuộc sống thì bạn có thể đạt được mọi thứ mình muốn và chẳng mất mát điều gì cả”.
![]() Đôi chân giả giúp Gaby có thể múa ba-lê ![]() |
“Sau khi bị cắt chân, mong muốn đầu tiên của cháu là được đi trở lại và ra khỏi giường bệnh” – Gabi nói.
“Nhưng thứ tạo động lực cho cháu nhất là suy nghĩ được nhảy trở lại”. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng.
Gabi tiết lộ: “Lúc đầu rất đau. Cháu sợ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên đôi chân còn lại. Cháu mất khoảng một năm và trải qua vài khóa luyện tập cá nhân để đi được những bước đi đầu tiên mà không cần hỗ trợ. Một năm sau, cháu đã có thể nhảy trên sân khấu”.
“Ca phẫu thuật cho phép cháu làm được nhiều hơn những gì cháu kỳ vọng” – Gabi nói. Hiện tại, đôi chân giả giúp khả năng nhảy ba-lê của Gabi không hề kém hơn bất kỳ ai trong lớp. Cô bé còn là nguồn cảm hứng cho các giáo viên và bạn học.
![]() ![]() |
Gaby chụp cùng gia đình |
Hiện tại, Gabi cũng đang chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình để giúp đỡ những người khác thông qua The Truth 365 – một chiến dịch truyền thông xã hội, trao cơ hội lên tiếng cho những đứa trẻ mắc bệnh ung thư. Chiến dịch này nhằm tăng nhận thức về bệnh ung thư ở trẻ em và Gabi là phát ngôn viên quốc gia của chiến dịch.
“Con bé là một đứa trẻ giàu nghị lực. Chúng tôi không xem con bé là người tàn tật. Đôi khi chúng tôi quên mất rằng con bé đang đi chân giả” – mẹ cô bé chia sẻ.
Gabi thậm chí còn có những ước mơ lớn hơn trong tương lai. “Khi lớn lên, cháu muốn học chuyên khoa nhi ở trường đại học, làm y tá hoặc nhà khoa học để tìm cách chữa bệnh ung thư. Nếu như cháu có thể đánh bại căn bệnh ung thư và sống với một chiếc chân giả, học cách tự làm được mọi thứ, thì cháu tin cháu cũng có thể làm được mọi việc khác” – Gaby khẳng định đầy tự tin.
![]() |
Gần 2 năm nay người dân sinh sống trong khu đô thị Ao Sào không có nước sạch để sử dụng |
Ở nhà cao cấp, dùng nước giếng khoan
Xách xô nước nổi cặn ra cho chúng tôi xem, bà Nguyễn Thị T sinh sống tại Khu đô thị Ao Sào bức xúc: “Khi đi mua nhà họ tư vấn ngon ngọt lắm, nào là hiện đại, nào là hạ tầng, dịch vụ tốt, nhưng gần 2 năm qua chúng tôi phải sử dụng nguồn nước như thế này đây”.
Theo bà T, cuối năm 2014 khi nhận nhà bà T phát hiện không có nguồn nước sinh hoạt để sử dụng, tuy nhiên vì đầu tư hết tiền để mua nhà nên gia đình bà T đành ngậm ngùi dọn đến ở. Để có nguồn nước sinh hoạt, bà phải bỏ tiền ra mua nguồn nước sạch của các hộ dân sinh sống cạnh khu đô thị. “Mua mỗi mét khối nước mất 50.000 đồng, tháng ít cũng hết 25 khối, tháng nào cũng mất hơn triệu tiền nước. Bức xúc lắm, phản ánh đến chủ đầu tư mấy lần rồi nhưng không thấy động tĩnh gì” - bà T cho biết.
![]() |
Nhiều hộ dân phải sử dụng nước giếng khoan |
Để có nguồn nước sử dụng, một số hộ dân ở đây đành phải “làm liều” bỏ ra hơn 50 triệu đồng để khoan giếng và cung cấp nguồn nước cho các hộ dân tại đây. Dù đã lọc qua nhưng nguồn nước vẫn đục ngầu, hôi tanh. Nhiều hộ gia đình bỏ tiền tỉ ra mua nhà nhưng không dám dọn đến ở vì không có nước sạch, con đường dẫn vào khu đô thị nham nhở ổ voi, ổ gà, ngày nắng thì bụi bặm, mưa lầy lội. Ông Quý - một hộ dân sinh sống tại đây - cho biết, theo cam kết, khi bàn giao nhà chủ đầu tư phải bàn giao sổ đỏ cho người dân nhưng đã gần hai năm nay, gần 100 hộ dân mua nhà tại đây vẫn chưa nhận được sổ đỏ. “Chúng tôi sắp không chịu nổi rồi.
Nhiều người lỡ bỏ tiền mua nhà giờ bán lại không thể nào bán được vì không ai dám mua” - ông Quý cho biết. Cũng theo ông Quý, bao quanh khu đô thị này có rất nhiều ao hồ, mương nước đen ngòm, hôi thối nên muỗi rất nhiều và ô nhiễm, người dân luôn sống trong tình trạng lo ngại sốt xuất huyết. “Chúng tôi già rồi thế nào cũng được, nhưng tội mấy đứa trẻ” - ông Quý nói.
Trước những bức xúc của người dân, mới đây Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị hữu trách. Tại đây, ông Hiếu yêu cầu, ngay trong tháng 5 này chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền địa phương, Xí nghiệp nước sạch của quận Hoàng Mai đấu nối đường ống của Khu đô thị Ao Sào với đường ống cấp nước của thành phố để cấp nước cho người dân.
Thế nhưng, chiều 31.5, các hộ dân Khu đô thị Ao Sào cho biết, chủ đầu tư vẫn chưa cấp được nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. “Mấy hôm trước có thấy một số người mang đồng hồ nước đến lắp, tuy nhiên chỉ làm mang tính đối phó, lắp cho một vài nhà rồi thôi. Mỗi tuần họ dùng xe téc chở nước sạch tới cấp miễn phí cho mỗi nhà một khối, chừng đó nước chúng tôi dùng sao đủ” - chị Lan - một người dân sống tại đây bức xúc.
Bỏ 4 tỉ đồng mua nhà tường nứt
Vì không kham nổi khoản tiền thuê nhà trọ nên gần 1 tháng nay gia đình ông Nguyễn Văn H phải chuyển về Khu đô thị Ao Sào để sinh sống. Theo ông H, ông mua một căn hộ tại đây với giá hơn 3 tỉ đồng, sửa sang, sắm sửa trong nhà xong xuôi cũng hết gần 4 tỉ nhưng vì không có nguồn nước sạch nên mấy năm qua gia đình ông không dám đến ở.
Chỉ tay vào những vết nứt trên tường nhà, ông H cho biết, ông không khỏi lo ngại về chất lượng của căn nhà. “Hồi mới mua tôi có đi hỏi một số người dân ở đây thì họ kể thợ xây họ làm nhanh lắm, chưa vào ở nhưng tường nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt, hôm rồi phải trát lại các vết nứt. Về lâu dài không biết chất lượng nhà thế nào nhưng với số tiền này mà mua được nhà nên không dám kêu” - ông H bày tỏ.
Chiều 31.5, trước phản ánh của người dân, phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 để tìm hiểu tình hình. Tuy nhiên, một lãnh đạo công ty cho biết đang đi công tác nên chưa thể trả lời về những vấn đề liên quan.
Theo Lao động
>> Cuối tháng 5 khu đô thị Ao Sào thoát cảnh ‘chết khát’" alt=""/>Khu đô thị Ao Sào (Hoàng Mai, Hà Nội): Quận nói, chủ đầu tư phớt lờ!