Ý tưởng của giải pháp công nghệ là sử dụng các thụ thể sinh học gắn vào cảm biến điện tử nano để phát hiện những hạt nano virus Covid-19 trên bề mặt. Cụ thể, các nhà khoa học của GE đang phát triển công nghệ cảm biến có khả năng tích hợp vào thiết bị di động như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh và những bề mặt như máy quét vân tay, bàn phím máy tính, cảm biến gắn trên tường…
Trong suốt thập kỷ qua, ông Radislav Potyrailo và các cộng sự đã có nhiều bước tiến ấn tượng trong việc phát triển công nghệ cảm biến thu nhỏ có hiệu suất vượt trội và khả năng cảm biến chính xác tương tự như các thiết bị phân tích lớn cao cấp mà bạn có thể tìm thấy trong một phòng thí nghiệm thông thường.
“Chúng tôi đã phát triển các cảm biến nhỏ hơn đầu ngón tay có khả năng phát hiện y như các thiết bị phân tích cao cấp có kích thước bằng một chiếc lò vi sóng. Nhờ đó, chúng tôi có thể xem xét đến việc ứng dụng cảm biến để dò qua các bề mặt thông qua một chiếc điện thoại di động hoặc thậm chí những thiết bị còn nhỏ hơn thế”, nhà nghiên cứu Radislav Potyrailo cho biết.
Ông Radislav Potyrailo cũng lưu ý rằng công nghệ cảm biến đột phá đang trong quá trình phát triển này rất đáng tin cậy và hiệu quả trong việc phát hiện và dò tìm virus mà không cần sự can thiệp của các yếu tố khác. “Cảm biến của chúng tôi giống như những mật thám, được huấn luyện để phát hiện ra một thứ cụ thể và chúng có thể làm tốt điều đó mà không bị những thứ xung quanh làm xao nhãng”.
Được biết, dự án nghiên cứu của nhóm nhà khoa học GE dự kiến kéo dài trong 2 năm, trong đó nhóm phát triển công nghệ cảm biến sẽ thử nghiệm độ tin cậy về khả năng phát hiện hạt nano mục tiêu - chẳng hạn như những hạt liên quan đến Covid-19 khi có sự tồn tại của nhiều yếu tố gây nhiễu khác.
M.T
Sản phẩm hỗ trợ điều trị y tế thời Covid-19 ở Nhật Bản bao gồm áo đo nhịp tim của bệnh nhân, giường thông minh theo dõi chức năng hô hấp, hay đồng hồ thông minh đánh giá độ bão hòa oxy trong máu.
" alt=""/>Phát hiện virus CovidĐó là một sáng chế mới của Viện Khí tượng thuỷ văn và Môi trường.
Để tìm hiểu về thiết bị này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Viết Hân, Phó trưởng phòng Nghiên cứu Thí nghiệm Công nghệ Đo đạc Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Viện Khí tượng thuỷ văn và Môi trường, tác giả của thiết bị. TS Hân cho biết: “Thiết bị này được “đặt tên” là VH-022R, đã lắp đặt thí điểm từ tháng 3/2007, đến nay sau hơn 15 tháng vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số thiết kế. Hiện VH-022R đã có ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Tĩnh, Ninh Thuận dùng cho việc đo mưa và cảnh báo lũ quét.
Lũ quét là hiện tượng thiên tai bất ngờ và gây tác hại rất lớn, nhưng từ trước đến nay, công tác dự báo kiểm soát của chúng ta đang ở mức độ nào, thưa ông?
Việc kiểm soát lượng mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiệp vụ của ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV), nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quy hoạch và phát triển của hầu hết các ngành kinh tế quốc dân cũng như an ninh quốc phòng. Cường độ mưa quá lớn là nguyên nhân chính của các loại hình thiên tai như lũ lụt, lũ quét. Mạng lưới đo mưa của ngành KTTV có số lượng khá lớn, được tổ chức chặt chẽ, nhưng hầu hết thiết bị còn lạc hậu và chưa tự động hóa, do đó rất khó dự báo khả năng lũ quét xảy ra trong thời gian ngắn.
Vậy đây có phải là động lực để thiết bị cảnh báo lũ quét ra đời?
Có thể nói như vậy. Bước đột phá đầu tiên, năm 2003 chúng tôi bảo vệ và thực hiện đề tài cấp cơ sở về tự động hóa thiết bị đo mưa. Năm 2005 được chấp nhận đề tài “Xây dựng hệ thống đo mưa thời gian thực tại lưu vực sông Ngàn Sâu-Ngàn Phố” (Hà Tĩnh). Các đề tài trên đã được nghiệm thu và đánh giá khá cao. Nhưng trong quá trình thực nghiệm tại các địa phương có địa hình phức tạp những công nghệ đo đạc dự kiến và truyền tin hữu tuyến (thế hệ 1) bộc lộ nhiều nhược điểm và cần phải chuyển sang công nghệ mới hiện đại hơn (thế hệ 2), đồng thời đáp ứng truyền tin hữu tuyến và vô tuyến (có thể sử dụng mạng truyền tin di động và vệ tinh Inmasat, Vinasat). Các sản phẩm đầu tiên của thế hệ thứ hai đã được hoàn thiện từ đầu năm 2006, sau đó được lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá khả quan.
Các thiết bị đo mưa của thế hệ thứ hai qua từng bước thử nghiệm được cải tiến, hoàn thiện. Đến nay với phiên bản thứ 8, các tính năng của thiết bị đo mưa VH-022R đã đạt được yêu cầu dự kiến. Thiết bị đã được kiểm định chất lượng tại Trung tâm đo lường Việt Nam (cấp Nhà nước) và Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT (cấp ngành) và đạt yêu cầu chất lượng đo đạc.
Xin ông giới thiệu vài nét sơ lược về thiết bị này?
Thiết bị đo mưa VH-022R gồm các bộ phận chính: bộ cảm biến lượng mưa, pin mặt trời, loa báo động, bộ giá lắp đặt; bộ hiển thị và xử lí số liệu VH-022R (Datalogger do Viện KTTV&MT chế tạo). Có hai phương án lắp đặt thiết bị: Một là các bộ phận của hệ thống thiết bị được lắp đặt ngoài trời, dùng cho những nơi không có nhà trạm. Nhược điểm là khi cần quan trắc mưa, bắt buộc quan trắc viên phải ra ngoài trời. Hai là lắp đặt bộ hiển thị và xử lý số liệu trong nhà trạm, rất tiện lợi cho quan trắc viên khi đọc số liệu mưa (không phải đi ra ngoài khi mưa gió).
" alt=""/>Truyền dẫn tín hiệu bằng sóng di động
Anh Nguyễn Chạm (ngụ quận 5) đang sở hữu ô tô Suzuki Swift sản xuất năm 1998 cho biết, xe nhà ít đi nên mới chạy khoảng 80.000km. Nếu theo quy định này thì sẽ bị đánh dấu đỏ ở mức 1. Các xe sản xuất ở Việt Nam nếu áp tiêu chuẩn kỹ thuật so với xe sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu thì cách nhau một trời một vực. Vậy chiếc taxi đời mới cùng hiệu chạy mới 2 năm đã hơn 300.000km thì xét theo tiêu chuẩn nào?
Về đời xe - năm sản xuất, anh Ngô Văn Tuấn (ngụ quận Tân Bình) đang sở hữu xe Lexus đời 2001 cho rằng nên kiểm tra thực tế xe, chứ không nên dùng năm sản xuất để đánh giá. Vì năm đăng ký lần đầu khác xa với năm sản xuất, số kilômét mà xe thực tế đã chạy, chế độ bảo hành, bảo dưỡng của các chủ xe là khác nhau, xe nhập khẩu chất lượng khác xa với xe sản xuất tại Việt Nam…
Nhiều chủ xe băn khoăn: một chiếc ô tô gia đình ở tỉnh lẻ đi ít, hơn 10 năm mới đi hơn 5.000km, so với ô tô dùng chạy dịch vụ ở thành phố chỉ 3 năm đã đi gần 40.000km - chênh lệch rất lớn. Nên chăng có máy kiểm tra lúc đăng kiểm, 4 năm sau xuống mức 1 mà không cần đợi đến 10 năm. Ngoài ra, để tiếp tục được vận hành, xe phải qua kiểm tra vết nứt ở tất cả các bộ phận, đặc biệt là động cơ. Nếu phát hiện vết nứt hoặc hàn lại động cơ, đề nghị không cho lưu hành - như ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Vì sao có loại ô tô vẫn theo tiêu chuẩn cũ?
Về việc này, Cục Đăng kiểm Việt Nam giải thích, do từ ngày 1-8-1999 mới bắt đầu thực hiện kiểm tra khí thải xe cơ giới tham gia giao thông theo Quyết định 1397 của Bộ GTVT. Đối với dòng xe sản xuất sau năm này, nếu tiêu chuẩn khí thải không đạt thì phải đi bảo dưỡng, sửa chữa để kiểm tra đạt mới được cấp chứng nhận đăng kiểm. Ô tô sản xuất trước năm 1999 vẫn chỉ áp dụng tiêu chuẩn khí thải hiện nay, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, vì nhóm xe này được sản xuất theo công nghệ cũ nên khó đáp ứng được tiêu chuẩn cao hơn.
Ông Trần Anh Quân, Quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), cho biết từ 1-1-2020, các loại ô tô sản xuất từ năm 2008 trở lại đây phải đáp ứng mức tiêu chuẩn khí thải mới, cao hơn hiện nay, mới được cấp chứng nhận đăng kiểm để tham gia giao thông. Theo ông Quân, việc kiểm soát khí thải ô tô được thực hiện theo Quyết định 16/2019 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ 15-5-2019.
Theo đó, lộ trình các xe sản xuất trước năm 1999 tiếp tục thực hiện theo tiêu chuẩn hiện nay, còn xe sản xuất từ sau năm 2008 áp dụng theo tiêu chuẩn mới. Từ năm 2021, áp dụng với xe sản xuất trong giai đoạn từ năm 1999-2008. Cụ thể, ô tô sản xuất từ sau năm 2008 chỉ được tối đa 3,5% nồng độ CO (carbonmonoxit); còn xe dùng nhiên liệu diesel động cơ 4 kỳ có giới hạn tối đa chất HC (hydrocarbon) là 800ppm thể tích và tỷ lệ khói HSU tối đa là 60%.
Hiện nay, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc kiểm tra khí thải ô tô đang lưu hành được thực hiện theo chu kỳ đăng kiểm phương tiện và kiểm tra trong trạng thái xe chạy chế độ không tải. Tiêu chuẩn khí thải hiện hành thấp hơn gần 1/3 so với mức sắp áp dụng và tiêu chuẩn này đã áp dụng hơn 10 năm qua.
Thời điểm đó, số lượng ô tô trên cả nước chưa đến 1 triệu xe, nhưng nay lượng xe tăng gấp 4 - 5 lần khiến tổng lượng phát thải chất độc hại (như NOx, CO) có trong khí thải ô tô tăng lên, nhất là tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Vì vậy, phải đặt ra yêu cầu nâng tiêu chuẩn khí thải cao hơn để giảm ô nhiễm không khí từ khí thải ô tô. Theo lộ trình này, năm 2020 có hơn 2,4 triệu ô tô sản xuất từ sau năm 2008 phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới.
Theo Bộ GTVT, các ô tô tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng mức 1. Tuy nhiên, các xe này sẽ bị đánh dấu đỏ trên tem kiểm định. Việc này tạo điều kiện cho người dân lựa chọn tiếp tục sử dụng phương tiện có chất lượng khí thải thấp, với dấu hiệu nhận biết riêng, hoặc có kế hoạch thay thế phương tiện mới, chất lượng khí thải tốt hơn.
Theo saigondautu
Không chỉ bị phạt tiền và tước quyền sử dụng GPLX, điều khiển xe quá hạn kiểm định còn gây ảnh hưởng đến sự an toàn và tính mạng của người lái cũng như các phương tiện tham gia giao thông xung quanh.
" alt=""/>Ô tô đạt chuẩn khí thải mới được cấp đăng kiểm