Các nhân viên thuộc nhóm nguy cơ bị sa thải sẽ không tham gia chuyến du đấu Mỹ của Man Utd. Theo đó, CLB chỉ đem 125 nhân viên - gồm cả bộ phận bóng đá - trong chuyến đi này. Quân số này giảm mạnh so với mùa trước và ít hơn đáng kể so với 200 nhân viên mà Man Utd mang theo trong giai đoạn tiền mùa giải thời HLV Louis van Gaal giai đoạn 2014-2016.
Đánh giá của Ratcliffe về hoạt động của CLB cho thấy Man Utd có số lượng nhân viên cao nhất tại Ngoại hạng Anh. Tỷ phú người Anh còn tìm cách cắt giảm chi phí ở các lĩnh vực khác và loại bỏ hầu hết các phúc lợi dành cho nhân viên, từ khi Man Utd vào chung kết Cup FA cuối tháng 5.
Xin thưa rằng, không ai có thể bắt ép con bạn phải đi học thêm, đó hoàn toàn là tự nguyện và quyền quyết định thuộc về mỗi người. Bản thân với con mình, tôi luôn nói rằng: "Con muốn đi học thêm thì đi, chứ cha mẹ hay thầy cô không ai có quyền bắt ép con cả".
Ngay cả tôi cũng làm giáo viên chủ nhiệm lớp 12 và tôi vẫn luôn giải thích rõ ràng cho học sinh của mình rằng các em hoàn toàn có quyền lựa chọn học thêm hoặc không tùy theo nhu cầu và nguyện vọng của mỗi người. Và kết quả là gần như cả lớp tôi chủ nhiệm không có em nào đi học thêm cả.
Về câu chuyện lương và thu nhập của nhà giáo, tôi cũng nghe nhiều người nói rằng giáo viên ở các thành phố lớn có lương rất cao, thu nhập vài chục đến cả trăm triệu đồng một tháng. Tôi nghĩ điều đó là có, nhưng xin thưa rằng đó chỉ là các giáo viên môn chính đi dạy thêm bên ngoài nhiều nên mới kiếm được như vậy thôi.
>> Con tôi ở Pháp không biết học thêm là gì
Chẳng nói đâu xa, tôi là giáo viên có thâm niên 20 năm đi dạy, nhưng lương thực nhận đến giờ cũng chỉ có 14 triệu đồng một tháng, chưa trừ một số thuế, phí này nọ. Vậy, thử hỏi mức lương này có gọi là cao không? Cá nhân tôi nghĩ như vậy là không cao. Tất nhiên, nhìn chung ra cả xã hội, lương giáo viên như tôi cũng không hẳn là thấp so với nhiều ngành nghề khác.
Nhiều phụ huynh mỗi khi bàn về lương giáo viên, họ lại cho rằng giáo viên kiếm được nhiều tiền vì dạy thêm, học thêm. Nhưng theo tôi, thực trạng này hoàn toàn do phụ huynh đang "tiếp tay" để cho con mình đi học thêm tối ngày. Tại sao các bậc cha mẹ không kiên quyết cho con mình không đi học thêm, để các giáo viên "chạy sô" dạy thêm hết đường kiếm tiền?
Tóm lại, tôi cho rằng, chúng ta không nên có cái nhìn định kiến về thu nhập của giáo viên, nhất là khi số lượng những thầy cô làm giàu từ việc dạy thêm chỉ là thiểu số. Thay vào đó, hãy nhìn vào thực tế số đông giáo viên học bốn năm đại học ra trường, tốn biết bao nhiêu kinh phí học tập, mà giờ lương chỉ ba cọc ba đồng. Như vậy đã thật sự hợp lý và xứng đáng chưa?
Đừng chỉ nhìn vào thu nhập của một số rất ít giáo viên dạy thêm để đánh đồng với toàn thể những người thầy đang vật lộn với công việc và cuộc sống mỗi ngày.
" alt=""/>Giáo viên như tôi dạy học 20 năm lương chỉ 14 triệu đồng
|
|
Có rất nhiều người cứ chờ xem bên kia cư xử thế nào đã, hoặc người nọ chăm chăm chờ người kia nhượng bộ trước và "chiến tranh lạnh" bắt đầu diễn ra.
Rất nhiều người thường coi nhân nhượng là sự cam chịu mà không biết nhân nhượng chính là quy tắc vàng ứng xử trong hôn nhân. Nhân nhượng làm cho đời sống hôn nhân thay đổi theo chiều hướng tốt và củng cố hạnh phúc gia đình. Nhưng phải là nhân nhượng tích cực, nghĩa là bạn ý thức rõ lợi ích của sự nhân nhượng và chủ động thực hiện nó. Trong đời sống vợ chồng, không phải người yếu hơn cần nhân nhượng người mạnh hơn. Đây không phải là đặc quyền của kẻ mạnh, cũng không phải là sự yếm thế của kẻ yếu. Nhân nhượng là bí quyết triệt tiêu mọi xung đột gia đình.
Khi có xung đột gia đình, bạn cũng nên lưu tâm đến những điều sau để giúp cả hai cùng "hạ hỏa":
1. Đừng vội thất vọng. Nếu cả hai chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng để người bạn đời có thời gian suy nghĩ.
2. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa người bạn đời bằng ly hôn.
3. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương, buộc người bạn đời phải câm miệng.
4. Không lôi con cái vào phe mình, vì lời nói của chúng rất ít tác dụng đối với các bậc phụ huynh. Vả lại để con trẻ biết những xung đột của bố mẹ, chúng sẽ rất buồn, và nhiều khi có những hành vi tiêu cực.
5. Không được nhân dịp cãi nhau để kể chuyện "cổ tích", rằng hôm kia anh nốc rượu say nôn đầy nhà, tôi phải hầu anh cả đêm, hoặc hôm nọ, anh đi ăn tối với con nọ con kia mà không thèm gọi điện thoại cho tôi. vv và vv. Những câu chuyện "cổ tích" như thế sẽ đẩy cuộc đấu khẩu nhanh chóng lên đỉnh cao và câu chuyện sẽ bị lạc đề.
6. Hết sức hạn chế việc lấy bạn bè, họ hàng và gia đình làm trọng tài phân xử. Người xưa nói: "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại". Chuyện xung đột vợ chồng, chẳng hay ho gì mà cho thiên hạ biết.
7. Không bao giờ được tái diễn cuộc cãi vã ngày hôm trước. Cuộc tái đấu khẩu bao giờ cũng quyết liệt hơn trận lượt đi. Âm hưởng của cuộc đấu hôm trước còn lâu mới tan.
8. Đừng phóng đại quá tầm quan trọng của vụ xung đột từ lần trước. Nó chỉ làm cho những vấn đề thêm tồi tệ chứ không ích lợi gì. Trong khi bốc hỏa, ai cũng có thể nói quá lời. Đừng vin vào lời nói quá đó để đẩy xung đột lên cao hơn.
9. Xác định điều quan trọng đối với đời sống hôn nhân không chỉ là phát hiện ra cái gì ở người bạn đời mà tìm ra cách sống phù hợp nhất với người bạn đời của mình.
Phải giải quyết đống đồ hỏng vì tích trữ thực phẩm quá nhiều; dừng họp online để cho con đi vệ sinh… là những tình huống bi hài trong mùa dịch.
" alt=""/>Vợ chồng cãi nhau, chỉ cần nhớ điều này sẽ giúp hai người 'hạ hỏa' ngay lập tức