, các streamer hoạt động tự do trên mạng. Đây là một phần trong chiến dịch làm sạch ngành giải trí và văn hóa thần tượng độc hại bắt đầu từ tháng trước.</p><p>Cho tới hết năm nay, những nghệ sĩ có thu nhập cao mà tự nguyện khai báo chính xác thu nhập có thể được giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn trừ tội danh trước khi cơ quan thuế Trung Quốc vào cuộc.</p><table class=)
 |
Các streamer sẽ trở thành đối tượng truy thu thuế tiếp theo từ Trung Quốc. |
Cuộc điều tra được lên kế hoạch gọi là ngẫu nhiên kép, trong đó đối tượng điều tra và thanh tra viên được chỉ định ghép ngẫu nhiên với nhau, theo thông báo của Tổng cục thuế vụ quốc gia Trung Quốc hôm thứ bảy.
Cơ quan này đặt ra hạn chót là cuối năm nay cho các ngôi sao thu nhập ‘khủng’, với những ai không tuân thủ sẽ bị trừng phạt nặng nề bởi cơ quan quản lý lẫn hiệp hội giải trí.
Theo luật pháp Trung Quốc, không nộp thuế quá hạn và các khoản tiền phạt trong thời gian quy định theo yêu cầu của cơ quan chức năng sẽ phải đối mặt với cáo buộc hình sự.
Dựa trên phân tích dữ liệu thuế năm 2020, cơ quan thuế của Trung Quốc hiện đã đưa vào tầm ngắm một số nghệ sĩ đồng thời trừng phạt nghiêm khắc những kẻ tiếp tay cho người khác trốn thuế.
Những người có tầm ảnh hưởng nhờ sự phát triển của các nền tảng phát trực tuyến ở Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo, sau khi các công ty Internet đứng sau các nền tảng này liên tục bị trấn áp thời gian qua. Đó có thể kể tới nữ hoàng livestream Vi Á (Viya), ông hoàng son môi Lý Giai Kỳ (Austin Li)...
 |
Trịnh Sảng trở thành ngôi sao mới nhất bị truy thu thuế 'khủng'. |
Tháng trước, cơ quan thuế Thượng Hải công bố Trịnh Sảng không kê khai khoản thu nhập 191 triệu nhân dân tệ (29,5 triệu USD) và nợ 72 triệu nhân dân tệ tiền thuế còn thiếu trong năm tài chính 2019-2020. Kết quả, ngôi sao này phải nộp 299 triệu nhân dân tệ (46,2 triệu USD) tiền quá hạn và tiền phạt tội trốn thuế.
Tuy vậy, kỷ lục nộp phạt hiện nay thuộc về Phạm Băng Băng, người đã bị phạt số tiền 884 triệu nhân dân tệ (130 triệu USD) vào năm 2018 vì làm hợp đồng ‘âm dương’ để trốn thuế.
Phương Nguyễn (Theo SCMP)

Trung Quốc yêu cầu Big Tech phải mở cửa nền tảng
Giới chức Trung Quốc tiếp tục đưa ra quy định buộc những ông lớn công nghệ như Alibaba hay Tencent phải bỏ chặn liên kết truy cập đến website khác trên nền tảng của mình.
" alt=""/>Trung Quốc lên kế hoạch truy thu thuế hàng triệu streamer

-Hàng tỷ USD đổ vào vùng lõi 930ha, sức nóng của bất động sản trung tâm TP.HCM kéo theo cuộc đua đẩy giá. Đây là khu vực hiếm hoi mà mức giá căn hộ chênh nhau gấp đôi, thậm chí gần gấp 3, chỉ trong bán kính chưa đầy 1km.Theo đồ án quy hoạch được duyệt cuối năm 2012, khu trung tâm TP.HCM có diện tích khoảng 930ha, bao gồm: Q.1 (phường Nguyễn Thái Bình, Bến Thành, Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão, một phần phường Cầu Ông Lãnh, một phần phường Đa Kao), Q.3 (phường 6, một phần phường 7), Q.4 (phường 9, 12, 13, 18), Q.Bình Thạnh (phường 22 và một phần phường 19). Quy hoạch này đã mở rộng so với trung tâm cũ và phát triển “ôm” sát bờ Tây sông Sài Gòn.
 |
Một góc trung tâm TP.HCM |
Chỉ 1 thời gian ngắn sau khi công bố quy hoạch, khu 930ha trở thành vực nóng nhất ở phân khúc cao cấp và hạng sang, xét về nguồn cung cũng như quy mô đầu tư. Đầu năm 2014, dự án Icon 56 chào bán, đánh dấu sự trở lại của phân khúc cao cấp tại trung tâm. Tiếp đó, hàng loạt dự án khủng mặt tiền sông Sài Gòn, Bến Nghé, vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, liên tục bung hàng.
Cùng với lượng hàng mới, mức giá trung bình ở khu trung tâm cũng tăng nhanh từ năm 2009 đến nay. Tính riêng tại Q.1, theo thống kê của CBRE Việt Nam, giá chào bán trong giai đoạn này đã tăng từ từ khoảng 4.300 USD/m2 lên khoảng 5.700 USD/m2. Những dự án hạng sang như Madison, Saigon Me Linh Tower, Vinhomes Golden River… là nhân tố đẩy giá lên mặt bằng mới.
Về mức giá cho thuê, nghiên cứu của CBRE Việt Nam, cho biết, đã có sự cải thiện từ khoảng đầu năm 2014, đến nay mức giá này đang ở khoảng 35 USD/m2/tháng. Tuy nhiên, đơn vị này cũng lưu ý, trong khoảng 2 năm nữa khi những dự án mới bàn giao căn hộ, sự cạnh tranh sẽ tăng lên và chỉ những dự án có lợi thế đặc biệt mới giành ưu thế để có tỉ suất lợi nhuận cao.
 |
Nghiên cứu giá bán và giá cho thuê của CBRE |
Anh Lê Dũng, nhà đầu tư từ Hà Nội, chia sẻ: “Một số dự án đã quá lạc quan về mức giá mà thị trường có thể chấp nhận và hấp thụ được. Nếu lấy tâm điểm của Sài Gòn là khu Nguyễn Huệ, chỉ cần so sánh 1 vài dự án lân cận là thấy giá đã đẩy lên thế nào. Đơn cử như dự án căn hộ Saigon Royal, mặt tiền đường Bến Vân Đồn với 2 view sông Sài Gòn và Bến Nghé, có mức giá chỉ từ 60 triệu/m2. Trong khi đó, cũng trong khu trung tâm 930ha, cách Saigon Royal khoảng 300m qua Cầu Mống, dự án Saigon One có giá dự kiến lên đến 7.800 USD/m2, cao gấp 2,7 lần”.
Ông Trần Minh Nhật, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Thời Đại, cho rằng, thị trường đã tăng trưởng theo quy luật. Những năm 2013, 2014 thị trường đang khó khăn thì căn hộ bình dân là nền tảng, bước sang 2015 là thời điểm phát triển mạnh căn hộ cao cấp và 2016 là phân khúc hạng sang. Cuộc chơi ở phân khúc càng cao càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi uy tín, năng lực tài chính, kinh nghiệm mới chinh phục được khách hàng thuộc nhóm khó tính nhất.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu, cho rằng, hiện nay đang có tình trạng phát triển lệch pha giữa các phân khúc. Tuy nhiên, khách hàng ngày càng thông minh hơn, chủ đầu tư vẫn chưa quên những bài học của giai đoạn thị trường “đóng băng”. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh để phù hợp với thị trường, còn với nguồn cung như hiện nay, khả năng xảy ra thổi giá như thời 2007 rất khó xảy ra.
Quốc Tuấn
" alt=""/>Chóng mặt với chiêu thổi giá căn hộ trung tâm Sài Gòn