Mùa thu, mùa gặt
Mùa thu Nhật Bản từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng sắc đẹp của thế giới. Khi lá thu chuyển màu, xứ sở Phù Tang như khoác lên mình một tấm áo mới. Thời khắc chuyển từ mùa hè sang mùa thu ở Nhật Bản cũng có biết bao câu chuyện để kể.
Chớm thu còn được gọi là mùa shinmai, tức là mùa ăn lúa mới ở Nhật. Theo Japantimes, “shinmai” là từ chính thức của Bộ nông nghiệp Nhật, có nghĩa là mùa gặt. Người nông dân sẽ gặt lúa, chế biến và đóng gói thành gạo mới bán trong năm. Shinmai là gạo mới. Còn gạo năm trước gọi là komai, năm trước nữa là kokomai (cứ thêm một chữ "ko" tức là cũ đi một năm).
Người Nhật có một lễ mừng shinmai. Họ sẽ ăn gạo mới, uống trà mới thu hoạch và rượu sake mới. Lang thang trên những cánh đồng lúa vàng rực vào thời điểm lúa chín là một trải nghiệm tuyệt vời du khách nên thử.
![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Nắng thu mềm như dải lụa
Theo số liệu của một cuộc thống kê kéo dài từ năm 1981 đến năm 2010, trung bình mỗi năm Nhật Bản có khoảng 176,8 ngày nắng. Tuy nhiên, chất liệu nắng mỗi mùa lại khác nhau. Mùa hè có nắng dữ dội nhất. Nắng hè chiếu như hàng nghìn mũi kim đâm vào cơ thể, bỏng rát.
Nắng mùa đông buổi sáng thì khá mềm nhưng càng về chiều thì càng ảm đạm, nhạt nhòa. Nắng xuân nhẹ nhàng. Nắng mùa thu thì mềm mại tựa dải lụa. Từ 16-17h, trời bắt đầu ngả sang màu vàng óng, đến mức có thể nhuộm luôn màu của lá xanh.
![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]() ![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
Thưởng ngoạn lễ hội Halloween
Diễn ra vào ngày 31/10, lễ hội hóa trang Halloween cũng là một điểm nhấn rất thu hút của mùa thu Nhật Bản. Người Nhật đón Halloween rất hoành tráng và công phu. Họ sẽ tập trung ở các công viên lớn, với vô vàn phong cách hóa trang đặc sắc.
Du khách sẽ được nhìn thấy những nhân vật truyện tranh huyền thoại, những biểu tượng của quá khứ như Rocky, Kẻ hủy diệt, vịt Donald, chuột Mickey... cho tới những hình ảnh kinh dị, hài hước thậm chí là hơi lố. Người Nhật sẽ trở nên đặc biệt thân thiện vào lễ Halloween. Họ sẵn lòng chụp ảnh với bạn nếu được đề nghị thay vì từ chối như ngày thường.
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
Một ngôi làng xa xôi nằm trên đỉnh đồi ở nước Ý với dân số già đang muốn chào đón những thành viên mới.
" alt=""/>Nhật Bản đẹp mơ màng thời khắc chớm thuHiện nay, càng ngày càng có nhiều người đi du lịch. Do vậy, để thu hút khách đến lưu trú, ban quản lý và vận hành khách sạn đã tiến hành cải tạo, trang trí phòng theo nhiều ý tưởng khác nhau. Thậm chí, có khách sạn còn tạo ra các phòng theo chủ đề để thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên, cho dù bạn đến một khách sạn được thiết kế theo phong cách lãng mạn hay một khách sạn đơn giản, về cơ bản, bạn sẽ luôn thấy một chiếc ghế sofa nhỏ được đặt ở cuối giường.
Nhiều người cho rằng, mục đích của chiếc ghế là để làm đẹp căn phòng. Tuy nhiên, nhân viên ở khách sạn tiết lộ, đó không phải là lý do tồn tại của chiếc ghế này.
![]() |
Một người dọn phòng khách sạn cho biết, chiếc ghế sofa nhỏ ở cuối giường không phải chỉ để làm đẹp, làm sang trọng căn phòng. Lý do tồn tại thực sự của chiếc ghế này là để cung cấp chỗ để quần áo cho khách.
Thông thường, sau khi nhận phòng khách sạn, nhiều người sẽ đi tắm. Những bộ quần áo được khách thay ra sẽ cần có chỗ để hợp lý. Và chiếc ghế sofa nhỏ này sẽ làm nhiệm vụ đó.
Một chức năng khác là khi khách ngủ, chăn bông chắc chắn sẽ bị xô lệch. Vì vậy, chức năng của chiếc ghế sofa nhỏ là ngăn chăn bông rơi khỏi giường.
Lý do được nhân viên cấp cao của một khách sạn tiết lộ có thể sẽ khiến bạn phải rùng mình.
" alt=""/>Tại sao khách sạn cao cấp thường đặt một chiếc ghế sofa ở cuối giường?Cha mẹ nào cũng yêu thương con và đều có những kế hoạch sâu rộng khi nuôi dưỡng con cái, mong con cái có thể nghe theo lời dạy của mình và ngày càng ngoan hơn.
Tuy nhiên, vì quá nóng vội, nhiều bậc cha mẹ dùng những từ ngữ thiếu chính xác khi rao giảng, khiến con cái ngày càng trở nên bướng bỉnh, thậm chí không muốn giao tiếp với cha mẹ.
Nếu điều này xảy ra, cha mẹ cần suy nghĩ xem mình có đang sai lầm trong cách giáo dục con cái hay không, ngôn ngữ của bạn có làm tổn thương đứa trẻ không?
Dưới đây là 4 câu nói làm tổn thương trái tim và lòng tự trọng của trẻ nhưng cha mẹ vẫn thường nhắc đến.
1. "Sao con ngốc thế?"
Trong quá trình học tập, trẻ sẽ luôn gặp phải một số vấn đề và cha mẹ với tư cách là người tư vấn cho con sẽ thường mất kiên nhẫn.
Nhiều phụ huynh còn cho rằng, dạy kèm con học bài còn khó hơn đi làm. Trước mặt con, nhiều phụ huynh thường thốt lên: "Sao con ngốc thế?”.
Trên thực tế, cha mẹ đã bỏ qua một vấn đề. Trẻ đang trong giai đoạn học hỏi nên việc trẻ không biết một điều gì đó là việc bình thường. Ngoài ra, trẻ không hiểu vấn đề có thể là do bạn chưa biết cách truyền đạt, hướng dẫn cho trẻ.
Đối với trẻ em, câu nói "Sao con ngốc thế?" tương đương với sự mắng mỏ, chối bỏ của cha mẹ. Một số đứa trẻ sẽ nổi giận và nói: “Vâng, con dốt, con không làm được”. Hoặc trong lòng chúng sẽ có sự tự nghi ngờ và phủ nhận bản thân. Điều này sẽ gây nên tác hại rất lớn với trẻ.
2. “Việc này con không làm được đâu”
Trẻ em vốn có tâm lý tin tưởng và ỷ lại vào cha mẹ. Khi được cha mẹ tin tưởng, chúng sẽ tự tin hơn. Tương tự, nếu cha mẹ luôn phủ nhận và nói rằng trẻ không tốt, không giỏi, trẻ sẽ dần nghĩ rằng mình không tốt.
Sự hỗ trợ của gia đình là rất quan trọng đối với trẻ em, và sự hỗ trợ này cũng là nguồn giúp trẻ tự tin.
![]() |
3. "Nhìn con nhà người ta kia kìa"
Để động viên con cái tiến bộ, nhiều bậc cha mẹ luôn lấy con nhà người khác ra làm tấm gương. Họ luôn nói với con rằng, hãy nhìn bạn kia kìa, bạn ấy ngoan và giỏi, còn con thì sao?
Trong tâm trí của các bậc cha mẹ, kiểu so sánh này nhằm khiến con cái học hành chăm chỉ và ngày càng giỏi giang hơn, nhưng đối với trẻ nhỏ, điều đó sẽ chỉ khiến chúng cáu kỉnh, lo lắng, thậm chí chán nản.
Cách so sánh đó cũng dễ khiến chúng có suy nghĩ, đằng nào mình cũng kém rồi thì kém hơn cũng là chuyện bình thường.
4. Bố/mẹ không cần con nữa
Trẻ em rất phụ thuộc vào cha mẹ, khi cha mẹ nói ra lời này trẻ sợ rằng mình sẽ bị cha mẹ bỏ rơi. Từ đó, nội tâm của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Trẻ sẽ trở nên nhạy cảm và tự ti.
Do vậy, khi giáo dục con cái, cha mẹ phải quan tâm, điều tiết lời nói và việc làm của mình. Trước khi nói phải suy nghĩ xem lời nói đó có ảnh hưởng xấu đến trẻ hay không? Cha mẹ đừng coi thường lời nói của mình, bởi rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của con cái.
Với 2 huy chương vàng toán học thế giới, chàng trai trẻ được Đại học MIT (Mỹ) chiêu mộ, cấp học bổng toàn phần. Tuy nhiên, anh lại có một quyết định khiến ai cũng bất ngờ.
" alt=""/>4 câu nói khiến trẻ tổn thương nhiều bố mẹ đang mắc phải