"Tôi không đồng ý. Trượt trường công thì vào giáo dục thường xuyên, học xong rồi đi học nghề cũng chưa muộn", anh Sơn kể.
Ở Hà Nội, chị Hương, phụ huynh một trường THCS ở ngoại thành, thuộc nhóm khoảng 10 người được cô giáo tư vấn không cho con thi lớp 10, hồi tháng 4. Căn cứ là điểm tổng kết và các bài kiểm tra của con chị, đều chỉ 2-4 điểm, ở mỗi môn Toán, Văn, Anh.
"Cô gợi ý gia đình cho con đi học nghề nhưng tôi kịch liệt phản đối", chị Hương nhớ lại. "Con mới 15 tuổi, bữa ăn, giấc ngủ còn phải nhắc, chưa làm được gì ra hồn thì sao có thể học nghề".
Chị Hương cho hay nếu trượt trường công, chị sẽ cho con học tư thục, cùng lắm thì học giáo dục thường xuyên. "Dù thế nào tôi cũng không để con vào trường nghề", chị nói.
Cả anh Sơn và chị Hương đều không muốn con phải lo toan, nghĩ về thị trường lao động sớm, trong khi bạn bè cùng trang lứa được đi học cấp ba.
Nhiều người có suy nghĩ như vậy. Theo một khảo sát VnExpressthực hiện với hơn 1.000 người tham gia hồi năm ngoái, chỉ 2% muốn bản thân hoặc con em học nghề. Còn lại, 92% chọn THPT công lập, 8% chọn tư thục, giáo dục thường xuyên.
"Phụ huynh thường nghĩ bần cùng, bất đắc dĩ không đi đâu được mới cho con học nghề", thầy Nguyễn Khả Đống, Phó hiệu trưởng trường THCS Bùi Quang Mại, huyện Mê Linh, Hà Nội, nhận định.
Lạc Dân Hy - trưởng nhóm Octoplastic cho biết, ý tưởng của nhóm xuất phát từ thực tế: Hằng năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển. Riêng ở Việt Nam, hằng năm thải ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa - chiếm 6% và đứng thứ 4 toàn thế giới - theo đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố.
“Những sản phẩm bằng nhựa ngày nay rất được ưa chuộng vì tính tiện ích và gọn nhẹ. Tuy nhiên, tính khó phân hủy của chúng đã gây tác động nặng nề đến môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Lượng rác thải từ nhựa, trong đó có nhựa PS, thải ra biển làm cho việc thu gom và xử lý trở nên khó khăn, gây mất mỹ quan đô thị đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái biển”.
Ngoài ra, với những rác thải nhựa được xử lý, phần lớn sẽ được đem vào lò đốt hoặc chôn lấp mà không được phân loại dẫn đến hiện tượng quá tải.
“Việc sử dụng lại những vật liệu nhựa không được tái chế sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng quá tải đó, cũng như hạn chế ô nhiễm đất do xử lý rác không đúng cách mang lại” - Nguyễn Lê Nguyên Phương, một thành viên của nhóm giải thích.
Đó là lý do nhóm Octoplastic đã lên ý tưởng thực hiện mô hình sản xuất gạch nhẹ từ vật liệu thải với mong muốn có thể giải quyết được vấn đề này, nữ sinh sinh năm 2000 cho biết.
![]() |
5 thành viên của nhóm Octoplastic với sản phẩm Gạch nhẹ từ rác thải nhựa. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Quy trình sản xuất gạch nhẹ của nhóm trong phòng thí nghiệm gồm 3 công đoạn chính: Rửa, cắt hộp, ly nhựa và nghiền nhỏ theo dạng hạt; Cho xi-măng và nước vào cùng với hạt PS và trộn đều hỗn hợp; Đổ hỗn hợp vào khuôn và phơi khô hoặc sấy trong vòng 24 giờ.
Phương cho biết, lượng nước thải ra khi qua giai đoạn tiền xử lý, phần lớn là từ rác nhựa sinh hoạt. Vì thế, loại nước thải này gần như không độc hại, không chứa kim loại nặng và dễ phân hủy hữu cơ. Đồng thời, nước thải có thể được trung hòa và sử dụng lại cho các quy trình tiếp theo dẫn đến việc xử lý dễ dàng hơn cho đơn vị xử lý nước thải.
Năm thành viên đến từ khoa Kỹ thuật Hoá học, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết, sau khi sản phẩm được “cho ra lò” từ phòng thí nghiệm, đã được chuyển sang các khoa Cơ khí và Xây dựng để kiểm tra khả năng chịu lực, độ cứng. Sản phẩm được đánh giá là đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam và có thể đưa vào sử dụng trong thực tiễn.
“Gạch nhẹ có thể dùng để lót sân, lót nhà trên biển hay tường cách âm ở phòng thu, khách sạn… Tùy vào từng ứng dụng và đặc tính mà sản phẩm có nhiều hình dạng khác nhau - vuông, tròn, lục giác... cũng như các tỷ lệ trộn tương ứng”.
Ngoài ra, trong thời gian tới, nhóm cũng sẽ phát triển thêm một số ứng dụng khác như làm vật dụng sinh hoạt, đồ lưu niệm...
![]() |
Sản phẩm có thể được sử dụng làm gạch lót sàn, tường cách âm, đồ lưu niệm... Ảnh: Nguyễn Thảo |
Lạc Dân Hy cho biết, hiện tại 1 viên gạch hoàn thiện của nhóm đang sử dụng 40-50% là chất liệu nhựa, còn lại là xi-măng và các vật liệu khác. Sở dĩ, sản phẩm có cái tên gạch nhẹ là vì chất liệu nhựa khiến viên gạch nhẹ hơn thông thường.
“Thời gian đầu, bọn em gặp khá nhiều khó khăn, ví dụ như trộn tỷ lệ các nguyên liệu không đạt chuẩn. Sau khi điều chỉnh, viên gạch đã đạt được độ cứng, độ chịu lực phù hợp”.
Nhóm cũng đã thực hiện khảo sát tại Hà Nội về tiềm năng sử dụng sản phẩm của nhóm thay thế các sản phẩm trên thị trường, thì có khoảng 86,7% người được hỏi cho biết muốn sử dụng sản phẩm.
Các thành viên của nhóm chia sẻ, với quy trình sản xuất đơn giản, nhiều hộ gia đình cũng có thể tự làm gạch nhẹ để xây dựng các công trình nhỏ mà không cần thiết bị phức tạp. Các nhà máy có thể đưa vào sản xuất quy mô công nghiệp với chi phí thuê nhân công thấp do không yêu cầu nguồn lực lớn.
Nhóm cũng cho biết, giá thành sản xuất của 1 viên gạch nhẹ đang khá cạnh tranh so với giá thành của gạch bán trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể sản xuất với số lượng lớn, nhóm cần thêm sự hỗ trợ từ các chuyên gia và nhà đầu tư.
Với thông điệp nhân văn về việc bảo vệ môi trường, bài hát của Frankie Morland khiến nhiều người xúc động.
" alt=""/>Sinh viên Bách khoa sản xuất gạch làm từ rác thải nhựa![]() |
Ảnh: B.N |
Tôi làm kế toán trưởng cho doanh nghiệp nhà nước, kinh tế gia đình ổn định.
Chồng tôi kém vợ 3 tuổi nhưng là người chín chắn, biết chăm sóc vợ con. Kết quả của tình yêu là hai cô con gái xinh xắn, học giỏi.
Ngoài những va chạm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày thì chúng tôi khá hòa hợp.
Chồng tôi thời còn độc thân là người ham vui, thích hào nhoáng… nhưng từ khi có gia đình anh thay đổi hoàn toàn. Lúc nào, anh cũng dành thời gian gần gũi và chăm sóc vợ con hết mực.
Cuộc hôn nhân đẹp như mơ rồi cũng bị chao đảo bởi cơn “say nắng” của tôi với mối tình đầu hồi cấp 3.
Trong cuộc sống, tôi là người quảng giao, thường xuyên giữ vị trí kết nối và tổ chức các cuộc họp lớp. Trung bình một năm, tôi tham gia khoảng 6 cuộc họp lớp, từ cấp 1 đến đại học, lớp thạc sĩ…
Chồng tôi lại tỏ ra không thích những cuộc gặp mặt như vậy. Anh chưa bao giờ tham dự bất kể các buổi họp mặt nào, mặc dù bạn bè cùng khóa vẫn gửi giấy mời.
Anh quan điểm, đó là chuyện vô bổ, mất thời gian và tốn kém tiền bạc. Tôi cho rằng anh suy nghĩ hơi cực đoan, những dịp gặp bạn bè cũ không chỉ để xả stress mà còn là cơ hội kết nối, làm ăn.
Các bạn cấp 3 của tôi đều làm doanh nghiệp hoặc tại các cơ quan quản lý nhà nước. Bản thân tôi từng được các bạn hỗ trợ rất nhiều trong công việc.
Ngày đó, trong lớp tôi có mối tình đầu với Tiến. Mọi lần họp, chúng tôi không liên lạc được với Tiến vì anh sang nước ngoài sống.
Vậy nhưng lần họp mặt gần đây, Tiến bất ngờ xuất hiện. Anh đã chuyển về Việt Nam làm ăn và trở thành doanh nhân giàu có.
Tiến vô tình gặp lại vài người cùng lớp nên đến dự cùng. Tôi những tưởng sau ngần ấy năm, mọi thứ đã trôi vào quên lãng nhưng khi gặp lại mối tình đầu, tôi vẫn bị xao xuyến.
Năm xưa, chúng tôi chia tay cũng do còn trẻ, anh lại muốn sang nước ngoài định cư. Tôi là con một, vì thế chưa bao giờ có khái niệm sẽ lấy chồng ở xa như vậy.
Giây phút bạn bè cười nói không ngớt, hỏi han Tiến về cuộc sống, tôi ngượng ngùng chưa dám lại gần vì sợ mình không kìm được cảm xúc.
Đúng lúc đó, bạn bè bất ngờ nhắc lại chuyện xưa, bông đùa hai đứa. Ai cũng nói chúng tôi từng là một cặp trời sinh. Nếu Tiến là lớp trưởng học giỏi, tôi lại là bí thư đoàn oàn năng nổ, thành tích học tập đáng nể.
Những lời nói của bạn bè khiến tôi mụ mị, quên cả tổ ấm gia đình, quên người chồng tử tế mà chỉ nghĩ đến Tiến.
Tôi uống rượu, hết chén này đến chén khác khác. Lúc đầu óc lâng lâng, tôi đã có những hành động vượt quá giới hạn với anh trước mặt bạn bè.
Tiến tận tình chăm sóc, gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ đó cũng làm tôi phải ngây ngất.
Nếu mọi chuyện dừng ở đó, có lẽ chẳng có gì xảy ra nhưng khi tiệc tan, Tiến xung phong đưa tôi về nhà.
Trên đường đi, anh khơi gợi chuyện cũ. Tiến tâm sự, sang bên kia nhiều năm, vài lần định kết hôn nhưng hình bóng tôi vẫn trong tâm trí. Lần này anh về nước, cũng là muốn tìm lại tôi.
Kỷ niệm ùa về, chúng tôi lao vào nhau. Sau buổi họp lớp là cánh cửa nhà nghỉ...
Cứ thế, hết lần này đến lần khác, cả hai lén lút qua lại. Tiến nhiều lần gợi ý tôi ly hôn, quay lại với anh.
Giữa lúc lửa tình mặn nồng, chồng tôi phát giác ra mọi sự. Anh bình thường điềm đạm là thế mà gầm rú đầy phẫn uất.
Chồng liên tục truy vấn, dằn vặt tôi. Anh còn đến nhà Tiến, nói nhiều câu xúc phạm bố mẹ anh.
Sau đó 3 tháng, chồng đệ đơn ly hôn, anh giành được quyền nuôi con. Từ đó, mỗi lần tôi đến thăm con thường bị chồng gây khó dễ.
Chẳng hiểu bố chúng nói gì mà các con quay ra lạnh nhạt với mẹ. Quà tôi mua, chúng cũng không thèm động đến.
Về phần Tiến, anh nói lời chia tay tôi. Tiến cho biết, anh có thể lấy một người đã ly hôn nhưng với tôi thì không. Vì bố mẹ anh quá ác cảm với tôi và anh không thể vượt qua được định kiến đó để đưa tôi về làm dâu.
Giờ đây, tôi đang sống trong những tháng ngày cô độc, không chồng con, sợ cả tình yêu. Tôi hi vọng rằng, đừng ai như tôi, đánh đổ cả hạnh phúc của mình.
Họp lớp là dịp để mỗi người được trở về với thuở học trò hồn nhiên, trong sáng. Tuy nhiên, cũng từ đây, một vài vấn đề không mong muốn đã xảy ra khiến nhiều người rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Bạn có câu chuyện nào về chủ đề này muốn kể cho chúng tôi? Xin gửi về địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Sau bữa tiệc họp lớp là cánh cửa nhà nghỉ