Theo nhà sản xuất Nokia, 3720 sẽ được phân phối trên thị trường trong mùa hè này và máy đạt tiêu chuẩn bền IP-54 cho thiết bị dùng trong quân đội Mỹ như chống thấm nước, bám bụi, sốc và nắp mở pin được bắt đinh ốc.
Trước khi chính thức ra mắt sản phẩm này, Nokia đã có những video thử nghiệm cho độ bền của máy. Các thông số kỹ thuật khác của 3720 bao gồm:
- Màn hình 2,2 inch với độ phân giải 240 x 320 pixel, thiết kế dạng thanh thuộc series 40 của hãng.
- Máy tương thích với 3 băng tần của mạng GSM (900 / 1800 / 1900 MHz) và hỗ trợ kết nối Bluetooth 2.1 cùng khả năng chơi nhạc, mở vide dưới các định dạng thông thường.
" alt=""/>Nokia chính thức ra “dế” siêu bền![]() |
Cháu Ngô Minh Phú 9 tuổi bị ung thư phần mềm ác tính |
Anh Huy từng làm công nhân tại một công ty giày da ở huyện. Vợ anh là giáo viên mầm non, thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng. Cuộc sống của họ vốn dĩ không mấy khá giả song cả hai cùng cố gắng xoay sở, lao động chăm chỉ để các con được đủ ăn, đủ mặc.
Vốn dĩ gia đình họ rất vui vẻ, hạnh phúc. Anh Huy quan niệm: “Thôi thì chưa giàu nhưng vợ chồng đồng lòng, con cái ngoan ngoãn cũng là quý lắm rồi. Tiểu phú do cần cù. Vợ chồng tôi cố gắng căn cơ để các con đầy đủ. Nào ngờ…”.
Nhắc đến bi kịch khủng khiếp ập xuống gia đình mình, anh không giấu nổi sự đau lòng. Tháng 11/2019, bé Ngô Minh Phú (9 tuổi), con trai đầu của anh chị xuất hiện triệu chứng sưng vai. Ban đầu, tưởng con hiếu động sưng tấy bình thường, anh Huy chỉ bôi thuốc. Nhưng tình trạng mỗi ngày một trầm trọng hơn.
Quá sốt ruột, vợ chồng anh đưa con lên bệnh viện tuyến trung ương thăm khám. Qua nhiều lần xét nghiệm, một ngày cuối tháng 11/2019, chị Hoàng Thị Chi (35 tuổi, vợ anh Huy) ngã gục khi nghe bác sĩ nói: "Chúng tôi không muốn giấu gì gia đình nữa, cháu Phú bị u vỏ thần kinh ác tính. Tôi nghĩ gia đình hiểu bệnh này như thế nào rồi. Chúng tôi cũng không biết nói gì hơn chỉ mong anh chị cố gắng vững vàng lo cho cháu chữa bệnh”.
Động viên vợ bình tĩnh lại để cùng lo cho con, anh Huy chủ động xin nghỉ việc để đưa con đi chữa bệnh. Anh xác định căn bệnh ung thư phải chữa lâu dài nên không thể đảm bảo được công việc.
Cũng bởi lí do đó, gia đình anh đã khó khăn nay càng thêm vất vả hơn khi thiếu đi một trụ cột kinh tế. Đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ anh chỉ đủ lo bữa cơm qua ngày.
Trước khi bước vào hành trình tìm sự sống cho con, anh Huy phải vay khắp họ hàng số tiền đến gần 70 triệu đồng. Sau khi lấy kết quả phẫu thuật sinh thiết, các bác sĩ tại Bệnh viện K Tân Triều tiến hành xét nghiệm, kết luận bé Minh Phú mắc bệnh ung thư phần mềm.
Phác đồ điều trị thay đổi, cháu bé mới 9 tuổi tiếp tục bước vào những ngày tháng đầy đau đớn trên giường bệnh. Tác dụng phụ từ hoá chất làm giảm sức đề kháng của cháu, những sợi tóc rụng dần đến trắng đầu.
Tuy không có điều kiện bên cạnh con nhưng nhìn ảnh con mỗi lần chồng gọi điện thoại về, chị Chi rất đau đớn. Chị chỉ biết giấu đi những giọt nước mắt mỗi lần nói chuyện với con. Lúc chồng cúp máy, chị rưng rưng cầm bát cơm cũng chẳng yên.
![]() |
Hoàn cảnh đáng thương của cháu Ngô Minh Phú đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Trải qua rất nhiều lần điều trị hoá chất, số tiền 70 triệu đồng anh Huy vay họ hàng đã cạn sạch. Chị Chi ở nhà phải liên tục hỏi mượn tiền. Số nợ đến nay đã lên đến gần 100 triệu đồng.
Mỗi đợt truyền hoá chất, dù được bảo hiểm hỗ trợ thanh toán nhưng chi phí thuốc ngoài danh mục bảo hiểm lên đến 10 triệu đồng/đợt, thậm chí có đợt phát sinh lên đến 17 triệu đồng, mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 1-2 tuần.
Đến nay, gia đình anh Huy hoàn toàn cạn kiệt về tiền bạc. Anh cũng không thể vay mượn thêm được chỗ nào nữa. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh các khu vực lân cận nơi anh sinh sống diễn biến phức tạp, Phú phải ở nhà chưa thể lên Hà Nội điều trị tiếp tục được.
Tới đây, nhiều khả năng anh phải thế chấp mảnh đất duy nhất mà mình đang sinh sống để lấy tiền cho con chữa bệnh. Hai vợ chồng lúc này đang rất cần sự hỗ trợ từ cộng đồng để tiếp tục hành trình tìm kiếm sự sống cho con.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Ngô Quốc Huy, Ở thôn Cẩm Hoàn, xã Thanh Sơn, Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Số điện thoại:0989816016. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.051(Ngô Minh Phú) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Căn bệnh ung thư xương không những rình rập, đe dọa tính mạng Xuân mà còn đẩy gia đình em vào cảnh khốn cùng.
" alt=""/>Không còn tiền, bố đau đớn nhìn con vật lộn với bệnh ung thư hiểm nghèo![]() |
Năm nay, Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng nhận hồ sơ xét tuyển từ 19 đến 22.
Trước đó, Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, điểm chuẩn ngành Y khoa lên tới 28,45 điểm. Kế đó là điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt với 28 điểm.
Như vậy đến hiện tại gần như tất cả các trường đào tạo ngành Y đã công bố điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nhiều trường có điểm chuẩn cao như Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Khoa Y - ĐH Quốc gia Hà Nội, Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch...
Lê Huyền
Thông tin tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng năm 2020 Báo VietNamNet cập nhật đầy đủ tin tức về các phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, phương án xét tuyển của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
" alt=""/>Điểm chuẩn Trường ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà NẵngChúng tâm sự, hồi phổ thông em chỉ là học sinh trung bình – khá, thích học môn Toán và Vật lý. “Em thích cả môn Văn mặc dù em không giỏi Văn. Em tự thấy vốn tiếng Việt của mình còn kém, nên muốn học Văn để biết thêm những từ hay”.
Ngày học phổ thông, Chúng học nội trú. Trường cách nhà hơn 20km nên mỗi tháng em chỉ về nhà 1 lần để tập trung cho việc học.
Bố mẹ làm nông nhưng đều quyết tâm cho em học đến bậc học cao nhất có thể. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại ở tít trên núi, nhưng chị em và em đều được học hành đến nơi đến chốn. Cũng chính vì thế mà bằng mọi giá Chúng phải học tập thật tốt.
Tốt nghiệp Trường THCS và THPT Nội trú huyện Mường Khương, Chúng xuống Hà Nội nhập học với vốn tiếng Việt “đủ dùng”. Thời gian đầu, việc hạn chế về ngôn ngữ cũng khiến em chật vật với những kiến thức mới. Với môn tiếng Anh, nếu như các bạn học được 1 bài thì em chỉ tiếp thu được một phần nhỏ trong số đó. “Bí quyết của em là chăm chỉ và tự học, tự tìm tòi thêm kiến thức ở trên mạng”. Nhờ thế mà kết quả học tập của Chúng rất đáng nể - điểm tổng kết năm học 2019 là 3,8/4,0.
Khi được hỏi một ngày dành bao nhiêu thời gian với máy tính, Chúng bảo, em chỉ sử dụng máy tính cho việc học tập, còn giải trí thì gần như không. “Trước kia, em có dùng nhiều Facebook, nhưng sau em thấy dùng nhiều mạng xã hội quá thì thành ra lười đi. Nhiều lúc mải mê, em còn không nghe thấy cả người khác gọi. Từ đó, em bỏ dần”.
Nhận xét về Cư Chúng, thầy Bùi Danh Hiếu – trưởng khoa Công nghệ thông tin, người trực tiếp dạy Chúng nhiều môn học – cho biết: “Chúng là một học sinh dân tộc thiểu số có ý chí và nỗ lực lớn. Điều mà tôi ấn tượng nhất ở em là sự chăm chỉ cả trong học tập lẫn cuộc sống”.
“Tôi còn nhớ, trong thời gian trường phải học online vì Covid-19, lúc đó em đang ở quê và có gọi điện cho tôi bảo là em phải lên tận trên đồi mới có sóng để kết nối. Gia đình em ở miền núi, hoàn cảnh cũng rất khó khăn nên ngoài việc học, em cũng cố gắng đi làm thêm, từ phục vụ bàn cho tới rửa bát, phục vụ ở quán hát…”
Thầy Hiếu cho rằng, những sinh viên người dân tộc thiểu số như Chúng, khi lên Hà Nội học, thường không tránh khỏi những tự ti, mặc cảm. Nhưng Chúng đã vượt qua được những rào cản đó để khẳng định năng lực của bản thân. “Chúng tôi chọn em vào đội tuyển đi thi tay nghề cũng vì những tố chất đó của em”.
“Vào thời điểm đó, các thí sinh tham gia kỳ thi tay nghề thế giới là những vị anh hùng đối với sự phát triển của đất nước chúng tôi… Người dân Seoul đổ ra đường chào đón họ”.
" alt=""/>Chàng trai người Mông không ‘sõi’ tiếng Kinh trở thành sinh viên tiêu biểu toàn quốc