![]() |
Người Nhật có xu hướng sử dụng điện thoại di động của họ một cách kín đáo. Họ giữ cuộc nói chuyện qua điện thoại ngắn gọn và im lặng nhất có thể khi ở nơi công cộng. Nếu bạn phải sử dụng điện thoại ở khu vực công cộng, hãy di chuyển đến một nơi yên tĩnh, ít người để nói chuyện vì người Nhật không thích bị làm phiền. Ảnh: Tilex. |
Tắm trước khi ngâm bồn:
![]() |
Hầu hết gia đình Nhật Bản đều trang bị bồn tắm để ngâm mình thư giãn. Trước khi ngâm mình trong bồn, bạn phải tắm sạch sẽ bằng vòi sen ở ngoài. Ngoài ra, tắm nước nóng hay tắm onsen ở Nhật cũng có quy tắc riêng, bạn không được mặc đồ tắm, tóc phải búi cao, quấn khăn, không để khăn chạm nước và không được bơi trong bồn. Tại các nhà tắm công cộng, nếu bạn xăm mình có thể sẽ không được phép vào. Ảnh: Oyster. |
Không trộn nước tương với cơm:
![]() |
Tại xứ Phù Tang, nước tương thường được đặt riêng trong bát nhỏ và không trộn cùng cơm hay các món ăn khác. Nước tương có thể được trộn cùng mù tạt hoặc gừng hồng, dùng làm gia vị chấm các món ăn. Ảnh: Oyster. |
Lưu ý về cách dùng đũa:
![]() |
Người Nhật có những quy tắc khắt khe khi sử dụng đũa trong bữa ăn mà bạn cần lưu ý. Cắm đũa dọc bát cơm được coi là biểu tượng cho tang lễ, đây là điều cấm kỵ trong bữa ăn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng giá đỡ đũa, tránh việc dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, việc cọ xát đũa được coi là hành động thô lỗ. Ảnh: Nikkei Asian. |
Không để lại tiền tip:
![]() |
Tại các nước phương Tây, để lại tiền tip là hành động lịch sự còn ở Nhật thì ngược lại. Thậm chí những người phục vụ ở nước này còn coi đó là sự xúc phạm. Mọi dịch vụ đều được tính trong hóa đơn của bạn. Vì vậy, nếu bạn để lại tiền thừa, nhân viên nhà hàng sẽ chạy theo trả lại. Ảnh: Nippon. |
Không xì mũi nơi công cộng:
![]() |
Người dân xứ Mặt Trời mọc cho rằng việc xì mũi nơi công cộng là hành động thiếu lịch sự và ngốc nghếch. Nếu bạn muốn xì mũi hay khạc nhổ có thể đến các nhà vệ sinh công cộng. Vào mùa đông, bạn sẽ thấy nhiều người đeo khẩu trang khi đi đường phố, đó là những người bị cảm cúm và họ đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh. Ảnh: Oyster. |
Văn hóa xếp hàng:
![]() |
Xếp hàng được xem là nét văn hóa đẹp của Nhật Bản. Tại các thành phố lớn, đông đúc ở xứ Phù Tang không hề có cảnh tượng nháo nhác, chen chúc, thay vào đó là hàng dài người kiên nhẫn xếp hàng chờ lên tàu, mua đồ, vào thang máy... Ảnh: Nippon. |
Không ăn khi đang di chuyển:
![]() |
Tại một số nước phương Tây, việc vừa đi đường vừa uống cà phê hay cắn miếng hamburger là hình ảnh quen thuộc. Tuy nhiên, việc vừa ăn vừa đi đường là hành động kém lịch sự khi bạn ở Nhật. Người Nhật có thói quen dùng đồ ăn ngay tại địa điểm mua hàng. Ảnh: Nikkei Asian. |
Nhận đồ bằng 2 tay:
![]() |
Người Nhật rất coi trọng lễ nghi. Việc nhận đồ bằng cả 2 tay thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người đối diện trong giao tiếp. Bất kỳ ai đưa đồ vật cho bạn, dù là món đồ nhỏ nhất như hóa đơn hay danh thiếp, đừng quên nhận lại bằng 2 tay và bày tỏ sự cảm ơn. Ảnh: Oyster. |
![]() |
Cởi dép khi vào nhà: Khi ghé thăm nhà một người Nhật, trước khi bước vào trong, bạn phải cởi bỏ giày, dép. Người bản địa cho rằng mang giày, dép đi đường vào trong nhà là đem theo sự ô uế, tạp nham. Tại các đền, chùa, bệnh viện, trường học, khách sạn... bạn cũng sẽ thấy tấm biển yêu cầu cởi bỏ giày dép khi vào trong. Ảnh: Travel tips. |
Mùa đông đến, ngôi làng cổ Shirakawa-go (Nhật Bản) đẹp như một bức tranh cổ tích.Đến
" alt=""/>Du lịch Nhật Bản: 11 điều không nên làm khi ghé thăm Nhật BảnChê thông gia quê mùa, mẹ chồng chết lặng khi con dâu cất lời
Khi tình yêu tổn thương hãy can đảm buông tay
Tôi sinh ra trong một gia đình có điều kiện. Từ nhỏ đã được cưng chiều, không phải động chân động tay làm bất cứ việc gì.
Lên đại học, không hiểu duyên phận thế nào tôi lại quen và yêu một chàng trai đúng nghĩa quê mùa.
Bố mẹ anh quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống bằng nghề nông nghiệp. Khi tôi về ra mắt gia đình anh, tôi đã giật mình.
Đó là một căn nhà cấp 4 nằm trơ trọi. Xung quanh bao bọc bởi đồng ruộng. Trong nhà, ngoài chiếc ti vi anh mua về khi mới đi làm, bố mẹ anh gần như không sắm được vật gì đáng giá.
Bữa cơm đầu tiên dọn ra, anh còn nhìn tôi ái ngại vì cả nhà 7 người nhưng chỉ có một món cá kho mặn, bát canh cua và mấy quả cà pháo.
Tôi cố ăn thật vui vẻ. Khi trở về nhà mình, tôi nằm nghĩ ngợi rất nhiều về hoàn cảnh gia đình anh. Tôi không biết mình sẽ sống sao khi trở thành 1 thành viên trong căn nhà đó.
Nhưng rồi, vì tình yêu thương dành cho anh, tôi đã bỏ qua tất cả. Chúng tôi cưới nhau khi tình yêu đã ở thời điểm chín muồi.
Cưới xong, hai vợ chồng tôi chỉ ở nhà 3 ngày rồi về Hà Nội làm việc nên mọi chuyện đều tốt đẹp. Tôi cũng quen dần với căn nhà trống hơ trống hoác và những vật dụng cũ kỹ, ọp ẹp của bố mẹ anh.
Vậy nhưng khi tôi sinh con, phải ở cữ nhà anh thì mọi việc đi quá sức chịu đựng.
Tôi biết bố mẹ anh nghèo, thu nhập hàng tháng không quá 2 triệu. Vì vậy, trước khi về nghỉ sinh, tôi đã bảo chồng khéo léo đưa cho mẹ 3 triệu mỗi tháng để bà lo ăn uống, sinh hoạt cho tôi và cháu.
Nào ngờ, bữa ăn bà chuẩn bị cho tôi không khác gì ngày thường. Có chăng, suất của tôi chỉ hơn cả nhà được quả trứng luộc.
Tôi cho con bú hoặc ôm con nằm ngủ trong buồng của mình. Trước khi ngủ, tôi đã ý tứ đóng kín cửa. Thế nhưng, bố mẹ chồng tôi vẫn thoải mái ra vào (cánh cửa chốt trong nhưng vẫn có thể được mở từ bên ngoài).
Tủ đồ 2 vợ chồng tôi mua khi cưới, bố tôi cũng vô tư dùng chung. Son phấn, áo chống nắng, mũ nón của tôi, các em chồng tôi cũng thoải mái dùng mà không bao giờ hỏi tôi.
Tóm lại, trong căn nhà ấy, mọi thứ đều là của chung. Không ai có ý tứ khi đi vào khu vực riêng tư của mẹ con tôi...
Tôi nhắn tin tâm sự với chồng thì chồng tôi gạt đi. Anh nói tôi nên thích nghi dần với thói quen nhà chồng. Nếu không, tôi sẽ khó sống sau này.
Tôi không đồng ý và muốn anh đón tôi trở lại Hà Nội ngay. Nếu không tôi sẽ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Vậy mà, anh chỉ ừ hữ cho qua chuyện rồi cố tình lấy lý do để trì hoãn đón mẹ con tôi. Tôi cảm thấy rất ức chế.
Tôi có nên nói với bố mẹ đẻ để họ đón tôi về ngoại hay không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Ở cữ nhà nghèo, cô gái tức nghẹn với hành động của bố mẹ chồngSáng 10/12, ông Nguyễn Nam Hiền - Phó Tổng Giám đốc Hung Thinh Corp đã tới trụ sở văn phòng đại diện báo VietNamNet tại TP.HCM trao tặng 350 triệu đồng xây 5 ngôi nhà mơ ước cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Đón nhận sự ủng hộ từ Hưng Thịnh, Trưởng đại diện báo VietNamNet tại TP.HCM Nguyễn Đức Liên đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tập đoàn.
![]() |
Tập đoàn Hưng Thịnh ủng hộ kinh phí xây dựng 5 căn nhà mơ ước cho người nghèo |
Ông Nguyễn Nam Hiền cho biết, bên cạnh hoạt động kinh doanh, Hưng Thịnh luôn xem các hoạt động vì cộng đồng là sứ mệnh song hành cùng chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn.
Chính vì vậy, Ban lãnh đạo luôn mong muốn nhân rộng lòng yêu thương nhân ái bằng cách giúp đỡ, sẻ chia và đùm bọc nhiều hơn nữa những mảnh đời thiếu may mắn, động viên họ vượt qua thử thách của cuộc sống, góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Theo ông Hiền, từ đầu năm 2018 đến nay, Hưng Thịnh đã thực hiện hàng loạt các chương trình nhân đạo cho cộng đồng, xã hội trên khắp mọi miền cả nước với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng. Gần đây nhất, Hưng Thịnh cũng đã dành kinh phí hơn 10 tỷ đồng để xây dựng 190 căn nhà tình nghĩa cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định…
![]() |
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước cùng ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hung Thinh Corp trao tặng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định |
Được biết, cuối tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Hưng Thịnh đã được vinh danh tại Lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018 - chương trình do báo VietNamNet cùng Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (VietNamReport) tổ chức bình chọn thường niên.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Báo VietNamNet và Vietnam Report đã phát động chương trình gây quỹ từ thiện “Ngôi nhà mơ ước” kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp thuộc top VNR500 chung tay ủng hộ cho các hoàn cảnh khó khăn với những căn nhà tình nghĩa giá trị từ 50 - 70 triệu đồng. Hung Thinh Corp là đại diện doanh nghiệp đầu tiên tại phía Nam tới tòa soạn Báo VietNamNet để ủng hộ chương trình.
Trước đó, Tập đoàn Vingroup cũng đã ủng hộ 5 căn nhà cho chương trình "Ngôi nhà mơ ước". Công ty TNHH Tập Đoàn Xây Dựng DELTA cũng trao tặng 1 căn. Việc làm ý nghĩa này không chỉ tạo niềm tin về phía các DN mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn cao cả theo đúng mục tiêu chương trình: Một mái ấm được cất lên, ước mơ được viết tiếp, để những số phận bất hạnh không còn phải lo lắng chỗ ở sau một ngày mưu sinh mệt nhọc, để những thế hệ mai sau được phát triển toàn diện hơn.
Văn Đức
" alt=""/>Hưng Thịnh tặng 350 triệu đồng xây nhà cho người nghèo