
Từng bị khán giả ném chai lọ, đòi đuổi xuống
- Hồ Quang Hiếu ở ngoài đời và trên sân khấu khác nhau như thế nào?
- Ở ngoài tôi không ngơ ngơ như trên truyền hình, tùy trường hợp mà lựa chọn sẽ sống lý trí hay tình cảm. Trên sân khấu, tôi rất vui vì có khán giả chào đón, nhưng khi về nhà, tôi thấy cô đơn vô cùng. Đi diễn về đã 2-3h sáng, bạn bè cũng đã ngủ, nhiều khi muốn nói chuyện cũng chẳng có ai, nhất là nhiều câu chuyện trong showbiz không dễ để chia sẻ.
- Vậy điều gì của showbiz là khó nói, là khác xa so với tưởng tượng của khán giả?
- Mọi người cứ nghĩ showbiz hào nhoáng, sung sướng, toàn xe hơi, đồ hiệu, nhưng thuyền to sóng lớn, nhiều người cũng nợ nần, chỉ là họ giấu đi. Tôi thì lựa chọn cuộc sống bình thường như bao người: Mặc đồ cũng “dởm dởm”, không có thói quen mặc đồ hiệu, ăn uống cũng thế, tôi thích ngồi lề đường hoặc những quán thoải mái thôi.
- Có kỷ niệm đặc biệt nào với fan mà Hồ Quang Hiếu còn ghi nhớ?
- Kỷ niệm với fan nhiều lắm. Khi mới bắt đầu ca hát, tôi gặp rất nhiều khó khăn, muốn gục ngã và bỏ về quê. Đi hát không có show, nhưng có những bạn fan nhắn tin: "Anh Hiếu ơi cố lên, em thích anh hát bài này lắm" thế là mình lại có lý do ở lại.
 |
|
- Nhưng người ta nói Hồ Quang Hiếu là... đại gia ngầm của showbiz, anh phản hồi gì về tin đồn trên?
- Tôi không giàu đâu, đủ sống thôi, nhưng mọi người hay chọc thôi. Quan trọng của Hiếu là giàu sức khỏe, tinh thần, lúc nào cũng vui vẻ là giàu rồi.
- Áp lực nhất trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật là gì?
- Thời gian đầu, cuộc sống và sự nghiệp rất bấp bênh, tuổi ngày càng lên mà tiền không có để đầu tư. Bỏ vốn vào làm MV, lúc nào cũng suy nghĩ về sự rủi ro, nếu không nổi tiếng thì mất trắng. Nhưng từ khi may mắn được khán giả biết đến thì mọi thứ… dễ thở hơn, tôi được làm những thứ mình thích và kiếm tiền được từ nghề mình ước mơ.
- Có nhiều bản hit, nhưng vắng bóng trên các giải thưởng chính thống, anh nói gì về các nhận xét nhạc của Hồ Quang Hiếu là nhạc chợ?
- Bài hát của tôi không có nhiều chất nghệ thuật, có thể mọi người bảo đó là nhạc chợ, nhạc thị trường thì tôi cũng không quan tâm đến lắm, vì mỗi ca sĩ sẽ có mảnh đất riêng để vùng vẫy. Tôi không có giải thưởng cũng được, nhưng tôi có khán giả. Không có tấm bằng nào quan trọng hơn sự bằng lòng của khán giả.
- Ai là chỗ dựa lớn nhất để anh vượt qua những ngày giông bão của sự nghiệp?
- Gia đình rất quan trọng với tôi. Mẹ không rành về nghệ thuật, nên không cho lời khuyên gì, những lúc khó khăn trong nghề, tôi không tâm sự với mẹ. Nhưng khi nhìn thấy sức khỏe mẹ ngày càng yếu, tóc càng bạc hơn, thì tôi quyết tâm cạnh tranh để thành công.
- Vậy có lần bị chơi xấu nào nào trong lúc cạnh tranh ở showbiz mà anh còn nhớ?
- Có ca khúc tôi hát đầu tiên, nhưng nghệ sĩ đàn anh họ nói với ban tổ chức cấm tôi hát, để họ hát. Tôi thấy vô lý khi đó là bài của mình, nhưng cũng thôi kệ.
Đi hát đôi khi ca sĩ cạnh tranh từng chút một hình ảnh trên poster, tôi thì ngày nào rảnh, thấy ca sĩ khác bận thì nhường cho họ hát trước cũng được, kể cả ca sĩ trẻ mới vào nghề, tôi cũng hay hỏi thăm và nhường nhịn. Vì tôi cũng từ hát lót đi lên, tôi hiểu tâm trạng của các bạn.
Hồi xưa, có lúc tôi đợi cả ngày còn không được hát vì ngôi sao tới sớm, nhưng có hôm ca sĩ chính đến trễ, tôi phải hát mấy chục bài. Khán giả ném chai, ném lọ lên, đòi đuổi xuống.
- Tuổi thọ của nghề ca sĩ ngắn, tâm thế của anh thế nào cho chặng đường không còn đứng trên sân khấu nữa?
- Tôi dành thời gian cho kinh doanh. Trước tôi làm nghệ thuật để mưu sinh, giờ sử dụng vốn đó để kinh doanh. Hai lĩnh vực này bổ trợ cho nhau. Tôi làm rất nhiều nghề, xây trường quay cho thuê, làm bất động sản, khách sạn, nhà hàng… để bổ trợ cho nghệ thuật, tôi không còn phải chạy show nhiều. Tôi cũng muốn làm phim, không ai mời mình đóng thì tôi tự bỏ tiền, tự làm phim vậy.
Kinh doanh nhiều khó khăn, phải học hỏi, tích lũy kiến thức. Tôi muốn khi có gia đình, tôi ổn định rồi, không làm nghệ thuật nữa, vì phải đi lông bông suốt, thiếu đi sự chăm sóc vợ con thì nhanh đổ vỡ.
Tôi đã đặt chân tới 160 quốc gia
- Vì sao lại lựa chọn viết 100% sự thật trong cuốn tự truyện thay vì anh có thể chọn viết khác đi?
- Như bạn thấy đó, 100% sự thật - đó cũng là lý do cuốn sách gây tranh cãi. Chẳng ai muốn bôi xấu hình ảnh của mình, nhất là một ca sĩ vốn được yêu thích bởi hình tượng hiền lành như tôi, nhưng khi bắt tay vào dự án, tôi muốn khán giả được nhìn thấy tuổi trẻ tôi từng trải qua một cách xác thực nhất.
Fan khá sốc vì luôn nghĩ người hiền lành như anh Hiếu sao có thể làm những điều ấy. Tôi chấp nhận rủi ro, để kể câu chuyện của mình. Có nhiều người làm chuyện xấu nhưng họ giấu đi, tôi thì chọn kể lại như một cách truyền cảm hứng đến các bạn trẻ cũng đang trải qua thời kỳ như tôi từng có, để các bạn tìm được ánh sáng mới. Tôi từng có một tuổi trẻ ngông cuồng và trưởng thành từ đó.
- Điều ngông cuồng nhất anh từng làm trong tuổi trẻ là gì?
- Tôi từng đi du lịch hơn 160 quốc gia. Ngông cuồng nhất là xách balo lên du lịch, mà không cần nghiên cứu nơi đến. Tôi đến Venezuela, Iran, Triều Tiên, Cuba – những nước đang chiến tranh, sụp đổ về chính trị. Tôi thích đến những nơi mọi người sợ, không tới.
Tôi đi và chứng kiến sự đói khát ở Venezuela, đất nước bị loạn, không ai bảo vệ, kiểm soát ai được nữa. Tôi ngồi trong xe mà rất sợ, cả ban ngày cũng không dám ra đường. Tôi muốn xác thực sự khốc liệt ở những nơi chiến tranh này. Tôi đến Cuba để hiểu về đất nước bị cấm vận là như thế nào.
- Tuổi trẻ dữ dội đã qua dạy anh bài học gì?
- Trân trọng mọi thứ của hiện tại. Tôi đi lên từ nghèo khó, nên trân trọng đồng tiền, từng đổ vỡ gia đình nên trân trọng tình yêu đang có. Và âm nhạc đã cho tôi tất cả, nên tôi trân trọng khán giả của mình, không ngừng phấn đấu để tốt hơn mỗi ngày.
- Thế còn về tình cảm, trước những tin đồn về sự tái hợp người yêu cũ - Bảo Anh, anh muốn chia sẻ gì?
- Tôi không thích nói nhiều về chuyện riêng tư, mọi người cứ tự đồn thổi và mặc định. Tạm thời, tôi chưa muốn nói về tình cảm và Bảo Anh. Mong khán giả cho tôi khoảng không riêng.
- Nếu anh muốn kết hôn nhưng người yêu còn vướng bận sự nghiệp, anh sẽ giải quyết thế nào?
- Nếu tôi thấy đối phương cho mình tương lai hạnh phúc, tôi sẽ chờ. Còn họ chỉ xem tôi là cuộc vui hoặc người thay thế nhất thời lúc đang buồn, tôi không chờ mà sẽ đi lấy vợ.
- Quan niệm về tình yêu và cuộc sống của anh thay đổi như thế nào so với thời trẻ?
- Tôi giải quyết ngay những việc trước mắt, hồi xưa, chuyện chia ly sướt mướt cũng ảnh hưởng tâm lý tôi. Nhưng giờ, mình trưởng thành hơn, những chuyện tình yêu chỉ để trong lòng, thất tình không đáng sợ bằng thất nghiệp. Tôi luôn sống tích cực để đối mặt mọi thứ.
Hồi nhỏ, chỉ nghĩ yêu là yêu, nhưng khi muốn có gia đình thì nghĩ nghiêm túc hơn về những ràng buộc. Trước thì chỉ cần cuộc sống vừa đủ thôi, nhưng giờ muốn hưởng thụ hơn. Tôi muốn ở nhà vườn, đi xe đẹp hơn, du lịch nhiều hơn. Tôi luôn phấn đấu, tham vọng vừa đủ với mình và cố gắng đạt được.
- Hồ Quang Hiếu sẽ là một người bố như thế nào?
- Tôi sẽ là người bố rất hiền, mềm mỏng, chăm sóc tốt cho con cái. Cũng đã đến lúc mình hưởng thụ cuộc sống, dành thời gian cho con cái nhiều hơn, những ngày quan trọng của con, tôi đều xuất hiện. Tôi không nhậu nhẹt, chơi bời mà dành trọn thời gian cho gia đình.
Theo Zing.vn

Hồ Quang Hiếu công khai đăng ảnh 'vợ sắp cưới', fan khẳng định là Bảo Anh
- Dù đã khéo léo che mặt người mà nam ca sĩ gọi là vợ sắp cưới, nhiều người hâm mộ vẫn đồn đoán đó chính là ca sĩ Bảo Anh.
" alt=""/>Hồ Quang Hiếu: 'Chuyện với Bảo Anh, hãy cho tôi không gian riêng'

- Đào tạo - tuyển sinh đụng đâu sai đó, thu học phí gửi ngân hàng lấy lãi suất, quản lý, đầu tư, xây dựng dàn trải, không tập trung, mục đích đầu tư chưa thực hiện được… Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ký kết luận thanh tra tổ chức bộ máy nhân sự, thực hiện nhiệm vụ, tài chính, công tác quản lý đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Mở TP.HCM giai đoạn 2010-2012.Tuyển sinh - đào tạo: Đụng đâu sai đó
Theo kết luận của thanh tra chính phủ, việc tuyển sinh đào tạo sau đại học liên kết với nước ngoài của Trường ĐH Mở TP.HCM nhiều học viên trúng tuyển thiếu điều kiện yêu cầu về kinh nghiệm công tác, thiếu chứng chỉ ngoại ngữ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không đúng yêu cầu; một số trường hợp thiếu cả hai điều kiện về ngoại ngữ và kinh nghiệm.
Học viên trúng tuyển đào tạo thạc sĩ trong nước chưa đảm bảo điều kiện dự thi theo Quyết định của Bộ GD-ĐT và Quy chế của Trường. Số lượng học viên nhiều nhưng lực lượng giảng viên giảng dạy và cán bộ quản lý còn thiếu, tài liệu và sách tham khảo còn ít... đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Trong việc tuyển sinh, đào tạo đại học, cao đẳng chính quy, đại học văn bằng 2 và đào tạo đặc biệt, lực lượng giảng viên cơ hữu của Trường thiếu về số lượng, trình độ một số giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên còn hạn chế…
 |
ĐH Mở TP.HCM |
Đối với việc tuyển sinh, đào tạo ĐH, Trường Đại học Mở TP.HCM tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với số lượng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt: Năm 2010 vượt 1.082 sinh viên (33,3%); năm 2011 vượt 1.026 sinh viên (40,2%).
Đối với hệ đào tạo vừa làm - vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn tại trường,trước khi liên kết đào tạo tại địa phương Trường không lập hồ sơ liên kết đào tạo đề nghị Bộ GD-ĐT phê duyệt. Năm 2010 trường tự ra đề thi khối C cho 2 kỳ thi tuyển sinh ngành Luật Kinh tế trái với quy định Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm, vừa học.
Nhà trường thiếu giảng viên nắm vững phương pháp giảng dạy, chưa xây dựng được chương trình đào tạo cho mỗi loại hình…
Hoạt động trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường chưa đúng với quy chế nội bộ, Trường tự khoán cho trung tâm 25% chi phí số thu cho tổ chức lớp học. Hiệu trưởng ủy quyền cho cá nhân sử dụng tiền của trường để mua đất cho dự án nhưng đứng tên cá nhân không đúng quy định.
Trường Đại học Mở TP.HCM cho Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và trường chuyển kinh phí hoạt động thông qua tài khoản tiền gửi với số tiền lớn, không kiểm soát việc chi tiêu, thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm dẫn đến khoản nợ phải thu qua nhiều năm chưa thu hồi được.
Thu học phí gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất
Cũng theo kết luận của TTCP, Trường Đại học Mở TP.HCM tự ban hành và thực hiện một số mức thu học phí, lệ phí vượt quy định của nhà nước; một số khoản thu có tính chất phí, lệ phí ngoài danh mục quy định của nhà nước. Thu học phí chương trình đào tạo đặc biệt khi chưa có ý kiến cho phép của Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhà trường chưa nộp đầy đủ tiền thu học phí, lệ phí vào Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi theo quy định, mà gửi có kỳ hạn từ 3-6 tháng vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất trong đó số tiền gửi có kỳ hạn gửi ngân hàng thương mại gồm cả nguồn tiền thuộc ngân sách nhà nước và nguồn không thuộc ngân sách.
Về chi, Trường không thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giảng viên theo quy định của Bộ GD-ĐT. Ngược lại, một số giảng viên cơ hữu và giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo tại một số khoa và ban có thù lao giảng dạy cao hơn 3-5 lần so với lương cấp bậc và phụ cấp chức vụ Nhà nước quy định. Một số giảng viên cơ hữu có số giờ dạy (sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giảng dạy theo quy định) vượt quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm.
Trường trích lập quỹ học bổng 3 năm không đảm bảo mức tối thiểu 15% thu học phí chính quy theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tổng số trích còn thiếu trong 3 năm 2010-2012 là trên 20,7 tỷ đồng; trong đó năm 2010 Kiểm toán Nhà nước kiến nghị trên 8,87 tỷ đồng nhưng trường chưa thực hiện, năm 2011 thiếu trên 7,6 tỷ đồng, năm 2012 thiếu 4,24 tỷ đồng (không kể chương trình đào tạo đặc biệt).
Trường sử dụng quỹ ổn định thu nhập không đúng quy định. Cụ thể, năm 2010 ĐH Mở TP.HCM tự bổ sung từ quỹ ổn định thu nhập vào quỹ phúc lợi 15 tỷ đồng và quỹ khen thưởng 8 tỷ đồng để chi cho cán bộ giảng viên. Sau khi kiểm toán nhà nước kiến nghị Trường ĐH Mở TP.HCM đã bố trí hoàn trả quỹ ổn định thu nhập 8 tỷ từ quỹ khen thưởng, còn 15 tỷ quỹ phúc lợi chưa hoàn trả...
Ngoài ra, kết luận TTCP cũng chỉ rõ các công tác về quản lý, đầu tư, xây dựng của ĐH Mở TP.HCM cũng có nhiều sai phạm dàn trải, không tập trung, mục đích đầu tư chưa thực hiện được; các gói thầu thi công đều chậm. Chủ đầu tư không quản lý chặt chẽ, khiến hầu hết nhà thầu đều bộc lộ những vi phạm nghiêm trọng...
Kết luận TTCP chỉ rõ những sai phạm này trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực phân công thời kỳ 2007-2012, lãnh đạo các khoa, phòng trung tâm thời kì 2010-2012.
Với sai phạm trên TTCP kiến nghị Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các Bộ GD-ĐT, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành các quy định, quy chế phù hợp. Yêu cầu Bộ GD-ĐT chấn chỉnh công tác quản lý, chấm dút việc đào tạo không đúng quy định…
Lê Huyền
" alt=""/>Nhiều sai phạm tại ĐH Mở TP.HCM