Cần cù, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, nhiều gia đình từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên diện tích đất sẵn có của gia đình.Mạnh dạn làm kinh tế với mô hình mới
Chị Nguyễn Thị Doan ở tổ dân phố 8, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cùng chồng đều làm công nhân nhiều năm nay. Dù rất chăm chỉ nhưng thu nhập của 2 vợ chồng chỉ đủ ăn. Chị luôn trăn trở hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình, thoát đói nghèo.
Năm 2013, chị Doan quyết định nghỉ việc, ở nhà làm vườn. Từ 2,5 sào trồng lúa, chị chuyển sang trồng các loại rau. Do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rau, chị gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên chị không ngừng tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng rau, đặc biệt cuối năm 2017, chị được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng hỗ trợ thực hiện mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới.
 |
|
Với 300m2 trồng rau sạch các loại, sau 1 tháng cho thu hoạch lứa rau đầu tiên được 800 kg, bán được 4,8 triệu đồng, trừ chi phí công và phân bón 3,5 triệu đồng, chị thu lãi 1,3 triệu đồng. Từ mô hình này, chị đã nhân rộng thêm diện tích trồng rau của gia đình với đủ các loại rau cải ngọt, cải thái, rau thơm, mồng tơi, hành lá, rau xà lách… trên toàn bộ diện tích 2,5 sào, thu lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Theo chị Doan, trong quá trình trồng, chăm sóc các loại rau, chị luân phiên các loại rau màu, cho đất nghỉ và xử lý đất cẩn thận trước khi trồng lứa rau mới. Vậy nên chị canh tác được 9 tháng/năm với lợi nhuận khoảng 90 triệu đồng/năm.
Chị Doan là một trong những tấm gương của phong trào thi đua phát triển kinh tế, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng với mô hình trồng rau sạch đầu tiên. Chị mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của địa phương để nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu rau sạch cho người dân địa phương.
Không ngừng học hỏi, sáng tạo
Nuôi 7 người con, thu nhập chỉ dựa vào 3 sào ruộng, gia đình ông Trần Văn Luận vốn thuộc hộ nghèo ở thôn Hưng Mỹ 1, xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, Bình Định. Không cam chịu đói nghèo, ông quyết tâm tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế.
Sau một thời gian buôn hoa để kiếm thêm thu nhập, vợ chồng ông Luận nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa từ các chủ vườn, ông quyết định tận dụng diện tích đất sẵn có để trồng hoa.
Năm 2008, nhờ Hội Nông dân xã tạo điều kiện vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Quỹ hỗ trợ nông dân, ông Luận thuê máy làm đất, đào giếng, mua giống hoa cúc và lay ơn về trồng trên diện tích 0,5 ha. Được chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn hoa của ông sinh trưởng, phát triển tốt và bước đầu cho thu nhập khá với mức lãi trên 20 triệu đồng/sào/vụ, cho thu nhập 200 triệu đồng/năm.
Ngoài 0,5ha trồng hoa ổn định 1 vụ/năm, ông Luận tiếp tục đầu tư máy móc, thâm canh, tăng vụ - trồng hoa, khổ qua trên diện tích 3 sào đất lúa của gia đình. Mô hình này của ông vừa đáp ứng được gạo ăn cho gia đình và còn thêm thu nhập 70 triệu đồng/năm. Ngoài ra, tận dụng diện tích đất bỏ trống sau trồng 1 vụ hoa/năm, ông còn trồng cỏ và đầu tư xây dựng chuồng mua 6 con bò lai sinh sản về nuôi để tạo nguồn phân chuồng bón cho cây trồng, thêm thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm.
Với mô hình trồng hoa luân canh rau màu, kết hợp chăn nuôi bò, gia đinh ông Luận thu về khoảng 300 triệu đồng/năm. Gia đình ông không những đã thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá ở địa phương.
Cần cù, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, chị Doan, ông Luận là những tấm gương sáng về ý chí thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
M.M - Phương Cúc - Thanh Hà (tổng hợp)
" alt=""/>Những nông dân không cam chịu đói nghèo
Sư cô Chúc Từ cưu mang những cô gái trẻ bị chính người yêu, gia đình ruồng bỏ sau khi họ mang thai ngoài ý muốn.Những cô gái trót dại...
Ngôi nhà nằm ở con hẻm nhỏ trên đường Điện Biện Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Ở đó, những cô gái trẻ xa lạ đến từ nhiều nơi khác nhau… Họ đều có chung nỗi đau bị người yêu ruồng bỏ, gia đình xa lánh vì trót mang thai ngoài ý muốn.
Thế nhưng, những cô gái này đều gọi trìu mến một người phụ nữ là người mẹ thứ hai. Không ai khác, đó chính là sư cô Lê Thị Thu Hoa (40 tuổi, pháp danh Chúc Từ).
 |
Sư cô Chúc Từ ru một em nhỏ ngủ. |
Sư cô Chúc Từ cho biết, bà tu ở chùa Bồ Đề (quận 4). Do các cô gái tìm đến đông nên sư cô phải tìm nhà trọ ngoài gần các bệnh viện như bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương…, để đủ chỗ cho mọi người. Theo sư cô, 'nếu lỡ các con có trở dạ đột ngột thì có thể kịp thời đưa đến bệnh viện'.
Duyên tình cờ, tháng 3/2018, qua lời kể của một người bạn, sư cô Chúc Từ tìm đến và giúp đỡ một cô gái trẻ mang thai đang gặp khó khăn.
Sư cô cho biết, cô gái trẻ này tên Võ Thị Kim H. (23 tuổi, quê Đồng Nai). H. và người yêu tự đăng ký kết hôn và chung sống với nhau, không tổ chức đám cưới.
Chồng của H. là con trai trưởng nên gia đình anh khao khát có con trai đầu lòng. Tuy nhiên, sau khi đi siêu âm, biết vợ mang thai con gái, người chồng lập tức ruồng bỏ. Gia đình của H. vốn dĩ không chấp nhận mối lương duyên này. Vì vậy, biết cô rơi vào hoàn cảnh đó, bố mẹ cô cũng không đoái hoài.
Sư cô Chúc Từ nhớ lại, khi bà tìm đến, cô gái đang sống một mình ở trong một phòng trọ tối tăm. Thấy vậy, sư cô đưa về chăm sóc. Tuy nhiên, kể từ khi bị ruồng bỏ bởi những người thân, nhiều lúc H. rơi vào tuyệt vọng.
Dần dần, cô gái bị trầm cảm. Hằng ngày, cô không tiếp xúc với bất kỳ ai, giam mình ở trong phòng kín.
Từ nhỏ, sư cô Chúc Từ sống ở chùa nên kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu gần như không có. Vì vậy, bà phải lên mạng tìm kiếm thêm những thông tin về chế độ dinh dưỡng, cách giúp đỡ mẹ bầu trước, trong và sau khi sinh.
Sau nhiều lần trò chuyện, H. dần dần cởi mở, chia sẻ nhiều hơn với sư cô. Sau một thời gian, H. sinh con một cách thuận lợi.
Hôm đến gặp sư cô Chúc Từ, chúng tôi may mắn gặp H. khi người mẹ trẻ này bế con quay trở về thăm sư cô.
Đứa bé rất kháu khỉnh, bụ bẫm. H. cho biết, cuộc sống của cô giờ khá tốt. Hiện tại, cô nhận hàng đặt may về phòng trọ làm để vừa có thể trông con vừa có thu nhập trang trải cho cuộc sống của họ. Cô biết ơn sư cô khi đã cứu mang cô trong lúc khó khăn nhất.
Ngôi nhà thiếu thốn vật chất nhưng đầy ắp tình thương
Sau trường hợp đầu tiên, nhiều người biết đến sư cô Chúc Từ nên đã tìm đến để xin sự giúp đỡ.
Sư cô Chúc Từ cho biết, mọi người ở đây đa phần là những cô gái trẻ bị người đàn ông của mình ruồng bỏ khi mang thai hoặc trốn tránh gia đình vì không muốn họ biết. Ngoài ra, những cô gái có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện sinh nở cũng nương nhờ sư cô.
Cũng chính từ đó, sư cô Chúc Từ trở thành người mẹ thứ hai của những bà mẹ đơn thân, không nơi nương tựa.
Sư cô Chúc Từ chia sẻ, cuộc sống của mấy "mẹ con" khá khó khăn. Mỗi tháng, họ phải trả tiền nhà, chi tiêu cho nhiều khoản chi phí khác nhau. Do vậy, nhiều ngày, họ chỉ có thể ăn cháo thay cơm.
 |
Người mẹ trẻ chăm sóc hai con sinh đôi. |
Tuy vậy, trời không phụ lòng người, khi những việc làm thiện tâm của sư cô được chia sẻ, nhiều mạnh thường quân biết đến, đã giúp họ vơi đi phần nào những khó khăn. Ngoài ra, những phật tử thân thiết cũng ủng hộ đồ dùng cá nhân cho các mẹ bầu, trẻ nhỏ.
Có lẽ, nhờ vậy mà gần một năm qua, sư cô Chúc Từ đã giúp đỡ nhiều cô gái trẻ sinh nở thành công. Hiện giờ, ngôi nhà nhỏ mà sư cô thuê có 15 người mẹ trẻ chung sống với nhau.
Khi kể về những câu chuyện vừa qua, sư cô Chúc Từ cho hay, một trường hợp bà nhớ nhất là cô gái đang gần ngày gần sinh nhưng lại một mình đi ra ngoài. Cô gái này tính cách vô tư, không quan tâm đến bản thân. Cho nên, bị băng huyết cả ngày, cô cũng không để tâm. Đến tối khuya, mọi người phát hiện mới nhanh chóng đưa cô đến bệnh viện.
Sau khi sinh, da đứa bé bị thâm tím nên phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Hơn một tuần sau, hai mẹ con mới được xuất viện. Giờ đứa bé trai đó kháu khỉnh, đáng rất yêu.
Sư cô Chúc Từ cho biết, sau khi thấy tự lo được cho bản thân và con, những người mẹ này trở về với cuộc sống thường nhật. Sau đó, thỉnh thoảng, họ vẫn đưa con về thăm sư cô.
Bên cạnh đó, từ khi bén duyên với việc chăm lo cho những bà mẹ bầu, sư cô Chúc Từ chia sẻ, có không ít lần, những cô gái trẻ rơi vào bế tắc, gọi điện đến xin sư cô cho lời khuyên.
Họ phân vân trong việc lựa chọn phá bỏ hay giữ lại cái thai trong bụng khi họ bị người yêu ruồng bỏ, gia đình không chấp nhận. Khi đó, sư cô khuyên, hãy giữ lại những sinh linh bé bỏng đó. Nếu cần sự giúp đỡ thì hãy tìm đến sư cô bất kỳ lúc nào.
Theo sư cô Chúc Từ, hiện nay, các bạn trẻ sống thử rất nhiều. Vì vậy, sư cô mong các cô gái hãy biết trân trọng và giữ lấy bản thân mình, tránh lâm vào tình trạng khi buông không được mà khi bỏ cũng không xong.

Hoa hậu bị chồng đánh
'Những cơn giận dữ không cần lý do, những cơn ghen tuông tệ hại, những cú đánh xây xẩm mặt mày, cảm giác đối mặt với cái chết khi cổ bị bóp chặt tới mức đầu óc mê man… Tôi bất giác sờ lên cổ mình và run rẩy'...
" alt=""/>Những cô gái trót dại, nương náu sư cô chờ ngày sinh