Sau Tyrell Malacia và Christian Eriksen, cũng như Lisandro Martinez đang trên đường gia nhập, MUgiờ đây tập trung vào việc bổ sung nhân sự hành lang phải.
Kế hoạch của MU là chiêu mộ Denzel Dumfries, cầu thủ thi đấu rất toàn diện của Inter Milan và đội tuyển Hà Lan.
Diogo Dalot và Aaron Wan-Bissaka đều không được HLV Erik ten Hag tin tưởng. MU cần một cầu thủ nhanh nhẹn và tham gia tấn công tốt hơn.
Màn trình diễn của Dumfries hoàn toàn thuyết phục được HLV Ten Hag. Cầu thủ 26 tuổi này phù hợp với hệ thống tấn công 4-3-3 yêu thích của nhà câm quân người Hà Lan.
Theo The Sun, Achraf Hakimi cũng nằm trong danh sách mục tiêu yêu thích của MU để gia cố biên phải.
Mặc dù vậy, Dumfries phù hợp hơn với tình hình tài chính của "Quỷ đỏ", cũng như môi trường bóng đá Hà Lan mà HLV Ten Hag đang xây dựng.
Chelsea tìm cách lôi kéo Rafael Leao
Không thành công với mục tiêu Serge Gnabry, người vừa chính thức gia hạn hợp đồng với Bayern Munich đến 2026, Chelseachuyển hướng tập trung vào Rafael Leao.
CalcioMercato tiết lộ, Chelsea đang tiếp cận AC Milan cũng như Jorge Mendes, người đại diện của cầu thủ bóng đá quốc tế Bồ Đào Nha.
Rafael Leao vừa có mùa giải xuất sắc, khi giúp Milan giành Scudetto và anh được bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất Serie A.
Từ thành công ấy, Mendes yêu cầu nhà vô địch Italy gia hạn Leao với mức lương 7 triệu euro. Đây là con số mà Milan không chấp nhận, nên Chelsea vào cuộc và hy vọng đạt được thỏa thuận chuyển nhượng.
Các nguồn tin từ Italy cho biết, Milan không chấp nhận xuống nước trong cuộc đàm phán với Chelsea, khi hợp đồng của Rafael Leao còn thời hạn đến 2024, cùng mức giải phóng được ấn định 150 triệu euro.
Không loại trừ khả năng Chelsea sử dụng Hakim Ziyech để đàm phán với Milan về Leao.
Ajax có tham vọng ký Memphis
Ajax thể hiện tham vọng lớn trong thời hậu Erik ten Hag - người vừa chuyển đến MU - khi xây dựng dự án bóng đámới với mục tiêu quan trọng Memphis Depay.
Telegraaf đưa tin, Ajax hiện đang thuyết phục Memphis trở lại Ajax, khi anh không nằm trong kế hoạch của HLV Xavi Hernandez trong bối cảnh Barca có Raphinha và Lewandowski.
Cựu tiền đạo Klaas-Jan Huntelaar, một trong số nhân viên kỹ thuật phụ trách mảng bóng đá sau khi Marc Overmars từ chức vì bê bối quấy rối đồng nghiệp nữ, vừa có những liên hệ với Barca cũng như Memphis.
Ưu tiên của Memphis là trở lại Premier League để khẳng định mình, sau khi được Tottenham liên hệ. Tuy vậy, HLV Conte đã có Richarlison nên cơ hội cho cựu ngôi sao MU không cao.
Steven Bergwijn, người vừa chuyển từ Tottenham sang Ajax, chủ động thuyết phục Memphis về Amsterdam. "Nếu anh ấy thực sự đến đây sẽ rất tuyệt vời. Memphis hoàn hảo với Ajax, nhưng tôi không biết liệu điều đó có xảy ra hay không. Chúng tôi có tình bạn tuyệt vời từ khi còn ở PSV".
Bergwijn là người kế tục Memphis tại PSV và họ đá cùng nhau mùa 2014-15. Tuy vậy, cả hai không thành công khi đến với bóng đá Anh.
2. Kết thúc trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Indonesia, người hâm mộ bày tỏ sự thất vọng với màn thể hiện, cũng như kết quả mà thầy trò HLV Troussier vừa phải nhận trên mạng xã hội một cách vô cùng nặng nề.
Có thể hiểu nỗi thất vọng này khi thất bại của tuyển Việt Nam chẳng khác gì “gáo nước lạnh” dội vào niềm tin, niềm vui từ trận ra quân mà các học trò của ông Troussier thể hiện trước Nhật Bản, trong đó có 2 bàn thắng của Đình Bắc và Tuấn Hải.
Dù vậy, trận thua mà thầy trò HLV Troussier vừa nhận ở một góc nhìn khác cũng mang ý nghĩa tích cực hơn cho người hâm mộ khi tái khẳng định lần nữa rằng: Tuyển Việt Nam chưa phải mạnh nhất khu vực để muốn thắng sẽ thắng.
Sự thật này chẳng phải bây giờ mới xảy ra, mà ngay thời điểm hoàng kim nhất với sự dẫn dắt của ông Park Hang Seo cũng đã thấy. Những trận thua Thái Lan ở AFF Cup với các cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá Việt Nam là minh chứng không thể cụ thể hơn.
3. Với đội hình mang đến Asian Cup, kể cả là HLV Park Hang Seo cầm quân thì tuyển Việt Nam cũng khó tái lập những chiến tích như các giải đấu trước, nhưng chắc chắn không dễ Indonesia qua mặt.
Thế nên thất bại vừa nhận, chắc chắn lỗi của chiến lược gia người Pháp rất lớn vì quá tự tin trước một Indonesia đang lên hay cách sử dụng nhân sự không hợp lý…
Tuy nhiên vào lúc này khi đã xảy ra thì trách cứ, đổ lỗi… cũng chẳng thể giúp tuyển Việt Nam thay đổi kết quả. Thế nên có lẽ điều cần hơn hết ông Troussier cần nhìn thẳng vào vấn đề và rút ra những bài học cho mình lẫn đội nhà nhằm lấy lại niềm tin từ người hâm mộ.
Có lẽ, thuyền trưởng người Pháp cần hiểu bóng đá Việt Nam không giống như Nhật Bản hay những nơi mình từng thành công, bởi đặc thù rất riêng trong đó có chuyện người hâm mộ chỉ thích chiến thắng.
![]() |
Ông Trump ra điều kiện giảm cấm vận Triều Tiên |
Để có thể đi đến được những bước tiến tích cực này, Mỹ và Triều Tiên đã phải trải qua một con đường đầy chông gai.
Dưới đây là những mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Mỹ - Triều:
- Năm 1945: Sự thống trị của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên chấm dứt khi Nhật Bản đầu hàng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (được Liên Xô ủng hộ) và Hàn Quốc (được Mỹ hậu thuẫn).
- Từ năm 1950 đến 1953: Sau khi binh sỹ Mỹ và Liên Xô rời bán đảo Triều Tiên, chiến tranh nổ ra giữa Triều Tiên và Hàn Quốc làm khoảng 4 triệu người thiệt mạng. Mỹ ủng hộ Hàn Quốc trên danh nghĩa là một phần của lực lượng Liên hợp quốc, trong khi đó Trung Quốc đứng về phía Triều Tiên.
- Tháng 7/1953: Cuộc chiến chấm dứt bằng một hiệp định đình chiến.
- Năm 1988: Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Triều Tiên sau khi đưa quốc gia này vào danh sách các nước tài trợ khủng bố.
- Năm 1994: Nguy cơ của một cuộc chiến tranh Mỹ-Triều nổ ra khi Triều Tiên tháo dỡ các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng từ lò phản ứng Yongbyon. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Jimmy Carter đã tháo ngòi nổ căng thẳng bằng chuyến thăm tới Bình Nhưỡng. Theo một thỏa thuận với Mỹ, Triều Tiên tuyên bố đóng băng và từ bỏ chương trình hạt nhân của mình, để đổi lại viện trợ năng lượng.
- Năm 1997: Khởi động đàm phán 4 bên giữa Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc nhằm tìm kiếm hiệp ước hòa bình mới thay thế hiệp định đình chiến năm 1953 để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.
- Năm 1998: Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo tầm xa lần đầu tiên.
- Năm 1999: Đàm phán giữa các bên sụp đổ.
- Năm 2002: Tổng thống Mỹ G.Bush đưa Triều Tiên vào danh sách các nước thuộc “Trục ma quỷ.” Thỏa thuận năm 1994 sụp đổ sau khi Mỹ cáo buộc Triều Tiên có chương trình vũ khí hạt nhân bí mật.
- Năm 2003: Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
- Tháng 8/2003: Các cuộc đàm 6 bên (gồm Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga) về chương trình hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
- Năm 2005: Lần đầu tiên, Triều Tiên tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân.
- Tháng 10/2006: Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên.
- Tháng 12/2006: Đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên được nối lại sau 13 tháng gián đoạn.
- Tháng 6/2007: Triều Tiên phá hủy các cơ sở hạt nhân, để đổi lại việc nhận được viện trợ về kinh tế và nhượng bộ về ngoại giao.
- Tháng 10-2008: Mỹ đưa Triều Tiên ra khỏi “danh sách các nước khủng bố."
- Tháng 4/2009: Triều Tiên thực hiện vụ phóng tên lửa tầm xa; tuyên bố rời khỏi vòng đàm phán 6 bên và tái khởi động lò phản ứng Yongbyon.
- Từ tháng 5/2009 đến tháng 9/2017: Triều Tiên thử hạt nhân thêm 5 lần. Trong năm 2017, Triều Tiên còn tiến hành thêm nhiều vụ thử tên lửa khác. Mỹ vì thế đã áp dụng tới gần 250 biện pháp trừng phạt với Triều Tiên.
Do đó, năm 2017, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã leo thang cực độ với những tuyên bố "trút lửa thịnh nộ" và những tuyên bố mang tính đối đầu của hai bên nhằm vào nhau, đẩy bán đảo Triều Tiên cận kề "miệng hố chiến tranh."
- Năm 2018:
+ Tháng 1: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố nước này hoàn thành các nhiệm vụ hạt nhân.
+ Ngày 12/6: Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un trở thành những nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đầu tiên gặp mặt trực tiếp nhằm tìm giải pháp cho một nền hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiênm tại Singapore.
+ Sau ngày 12/6: Mỹ tuyên bố sẽ ngừng tập trận chung với Hàn Quốc. Các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn từ lâu đã bị Triều Tiên chỉ trích và coi là diễn tập chiến tranh.
+ Ngày 16/7: Triều Tiên nhất trí trao trả 55 bộ hài cốt được cho là của lính Mỹ bị thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.
+ Ngày 23/7: Hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên bắt đầu triển khai hoạt động tháo dỡ các cơ sở quan trọng tại Trạm vệ tình Sohae - địa điểm được sử dụng để phát triển động cơ cho tên lửa đạn đạo.
+ Ngày 19/9: Tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, nhà lãnh đạo Triều Tiên lần đầu tiên vạch ra một lộ trình cụ thể hơn về phi hạt nhân hóa, trong đó đề cập khả năng đóng cửa vĩnh viễn cơ sở hạt nhân Yongbyon, đồng ý để các thanh sát viên quốc tế tới bãi thử tên lửa của nước này. Đây được xem là một bước tiến dài so với Tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore hồi tháng 6-2018.
- Năm 2019:
+ Ngày 1/1: Trong thông điệp Năm mới, Chủ tịch Kim Jong Un cho biết sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump bất cứ lúc nào, đồng thời kêu gọi Mỹ có những biện pháp phù hợp đối với đàm phán phi hạt nhân hóa.
+ Ngày 8/2: Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28/2/2019.
Theo TTXVN/ Vietnam+