Thời tiết mưa phùn, độ ẩm cao ở miền Bắc thời điểm hiện tại là điều kiện thuận lợi để virus Covid-19 phát triển, lây lan, bên cạnh các loại virus, vi khuẩn có hại khác đang gây ra nhiều dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài chứng viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, một số căn bệnh thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa này phải kể đến: dị ứng, viêm phổi, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, sốt virus…Chị Thu Trang (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Các con tôi có sức đề kháng không được tốt, vào giai đoạn giao mùa như thế này là lại mắc cúm. Bên cạnh việc giữ ấm cho con, tôi luôn cố gắng vệ sinh nhà cửa, làm sạch trang phục, nhất là đồ chơi như thú bông của các bé.”
Ngoài việc vệ sinh cơ thể và tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo y tế, việc khử khuẩn trang phục và không gian sống cũng cần thiết trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh. Bởi lẽ, một trong số các nguyên nhân khiến vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển trong thời điểm chuyển mùa chính là áo quần dễ ẩm mốc, không gian sống ẩm ướt.
 |
Bảo quản áo quần khỏi nấm mốc, hút ẩm cho căn phòng là ưu tiên hàng đầu trong mùa nồm ẩm |
Những ngày nồm ẩm kéo dài, trang phục có thể xuất hiện mốc trên bề mặt vải cùng mùi hôi khó chịu.
“Khi mặc quần áo bị ẩm mốc trong thời gian dài, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng viêm da dị ứng, những bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, khó thở, mệt mỏi, … Vì vậy, cần sấy khô, khử khuẩn trang phục trước khi mặc cũng như giữ cho nhà cửa luôn khô ráo, sạch sẽ”, chị Minh Hường - bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết.
Nhờ tính năng khử khuẩn, hút ẩm trên áo quần và không gian sống, nhiều gia đình đang lựa chọn LG Styler, trợ thủ công nghệ giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh.
Khác với các phương pháp giặt tẩy thông thường chỉ có khả năng làm sạch, nhờ công nghệ hơi nước Truesteam độc quyền, Styler có thể loại bỏ đến 99,9% các chất gây dị ứng, bụi mịn và vi khuẩn (đặc biệt là E. coli và S. epidermidis - hai loại khuẩn dễ gây ngộ độc, dị ứng và các bệnh hô hấp) trên trang phục. Tính năng này đã được chứng nhận bởi tổ chức Intertek - tập đoàn toàn cầu đứng đầu về giám định, chứng nhận và Hiệp hội về các bệnh dị ứng Anh (BAT- The British Allergy Foundation). Chỉ cần treo trang phục, chăn ga hay đặt thú bông vào trong Styler, lựa chọn 1 trong 4 chế độ khử trùng Sanitary, bạn sẽ yên tâm với áo quần, vật dụng được khử khuẩn hoàn toàn sau khoảng thời gian từ 53 - 113 phút.
 |
Dễ dàng lựa chọn các chế độ chăm sóc phù hợp cùng smartphone đã cài đặt ứng dụng LG SmartThinQ |
Biết đến LG Styler đã lâu, Hoa hậu Giáng My vẫn bất ngờ khi trực tiếp trải nghiệm công nghệ ưu việt của chiếc tủ chăm sóc trang phục thông minh này. Không chỉ chăm sóc hoàn hảo những trang phục dự sự kiện, món đồ công sở “khó chiều”, Styler còn chứng minh sự hữu ích với khả năng bảo quản, khử khuẩn vượt trội cho áo quần.
 |
LG Styler là trợ lý chăm sóc phục trang không thể thiếu của Giáng My |
 |
Khử khuẩn cho áo quần với Styler là cách Giáng My bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh |
LG Styler cũng góp mặt trong căn nhà của nhiều doanh nhân thành đạt, phong cách. Với ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê, Styler không chỉ là chiếc tủ chăm sóc hoàn hảo những bộ suit lịch lãm mà còn là trợ thủ công nghệ đắc lực với tính năng khử khuẩn, diệt virus và các tác nhân gây dị ứng trên áo quần.
Bên cạnh đó, Styler dễ dàng trở thành một chiếc máy hút ẩm không khí cho cả căn phòng. Chỉ cần bỏ trang phục, vật dụng ra bên ngoài, mở cửa tủ một góc 45 độ và chọn chế độ Dehumidify (thuộc chức năng Gentle Dry), độ ẩm của môi trường xung quanh có thể giảm đi 10% sau 2 giờ đồng hồ, giúp không khí trong căn phòng trở nên khô thoáng, dễ chịu.
 |
LG Styler giúp giới doanh nhân không chỉ tự tin, lịch lãm khi bước ra ngoài mà còn cảm thấy an tâm, thư thái khi trở về nhà |
“Trong thời tiết nồm ẩm làm vi khuẩn, virus dễ sinh sôi như hiện nay, Styler giúp tôi cảm thấy yên tâm hơn khi làm sạch trang phục và không gian sống để phòng tránh hiệu quả các dịch bệnh”, doanh nhân Lê Quốc Vinh nói.
Doãn Phong
" alt=""/>Diệt khuẩn, khử trùng với tủ hấp sấy quần áo LG Styler
Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả Bryan Robinson đã chia sẻ một số lời khuyên trên tờ Forbes.1. Chọn một không gian riêng biệt trong nhà để bạn có thể tập trung và không làm phiền cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình. Hãy chọn một nơi ít người qua lại nhất để ngồi, thay vì kiểm tra email, nghe thư thoại, gõ bàn phím ngay trước tivi hay trên bàn bếp.
2. Xác định tinh thần từ trước, yêu cầu tâm trí bạn không được ‘đi lung tung’. Hãy thiết lập ranh giới tâm lý để bạn không liên tục bị cám dỗ bởi những thứ xung quanh như: có bánh sô-cô-la trong tủ lạnh, còn vài việc nhà chưa làm xong… Tuyệt đối không làm việc cá nhân trong giờ làm việc.
3. Đặt ranh giới cho các thành viên trong gia đình. Hãy làm việc như thể bạn đang ngồi ở văn phòng, và yêu cầu các thành viên trong nhà cũng làm như thế. Tuyệt đối không để ai can thiệp vào khoảng thời gian này trừ khi là trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt, nếu bạn là giáo viên hay bác sĩ, mọi người có thể nghĩ rằng khi làm việc ở nhà sẽ hoàn toàn khác. Hãy thông báo cho mọi người biết rằng dù làm việc ở nhà, bạn cũng cần sự riêng tư và tập trung.
4. Sau khi hoàn thành một ngày làm việc, hãy cất các thiết bị công nghệ ra khỏi tầm mắt của bạn. Việc đó sẽ giúp bạn thư giãn và ‘sạc lại pin’ cho một ngày làm việc mới.
5. Làm việc ở nhà đồng nghĩa với việc bạn sẽ sử dụng rất nhiều công nghệ để liên lạc. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc kết nối đó. Nếu bạn cảm thấy khó khăn với công nghệ, hãy lập một nhóm để chia sẻ, hướng dẫn nhau những cách sáng tạo để làm việc hiệu quả trong môi trường mới này.
6. Đừng chỉ nhốt mình trong nhà. Khi bạn đã phải nhốt mình trong phòng để làm việc thì ngoài giờ làm việc, hãy ra thăm vườn hoặc đi dạo. Đã có những nghiên cứu cho thấy rằng việc dành thời gian tiếp xúc với thiên nhiên sẽ giúp giảm căng thẳng và giải toả tâm lý.
Sau nhiều giờ làm việc, hãy xem một bộ phim, đọc một cuốn sách, nấu một bữa ăn. Hãy sử dụng công nghệ để kết nối cả với người thân, bạn bè, đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường nhất có thể.

Chồng mắc Covid-19, vợ mang thai nhận giúp đỡ từ cộng đồng mạng
Hàng chục thùng quà liên tục được gửi tới cho vợ của một bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch.
" alt=""/>Làm việc ở nhà thời Covid
Tôi năm nay 59 tuổi, là người Hưng Yên. 15 năm trước, vì nghèo khó, vợ tôi đã ngoại tình, ôm con bỏ đi vùng kinh tế mới.Tôi suy sụp nhưng không biết phải làm thế nào.
Năm đó, làng tôi có vài người lên Hà Nội làm nhân viên bốc vác vật liệu. Họ rủ tôi đi cùng vì trông tôi khỏe mạnh.
Một lần, nhân lúc không có việc, chúng tôi ra chợ người, xem có ai kêu gì thì làm đó.
Tại đây, tôi được một phụ nữ thuê về dọn nhà. Đó là căn nhà 5 tầng mới hoàn thiện nhưng vật liệu xây dựng thừa còn bỏ ngổn ngang.
Tôi phải làm cật lực suốt 3 ngày mới xong xuôi mọi thứ.
Lúc thanh toán tiền, cô chủ nhà xin số điện thoại của tôi. Tôi không có điện thoại nên cho số của chủ nhóm bốc vác.
Ít ngày sau đó, cô chủ này nhắn tôi đến khuân giúp đồ đạc. Lúc xong việc, cô ấy cho tôi một cái điện thoại cũ.
Từ đó, cứ có gì cần hỗ trợ, cô ấy lại gọi tôi. Khoảng 3 tháng như thế, cô ấy hỏi hoàn cảnh của tôi rồi bảo tôi ở lại. 2 người nương tựa vào nhau.
Thấy gia cảnh của cô ấy cũng éo le, chồng mất vì tai nạn giao thông, con gái mới 12 tuổi, bố mẹ chồng liên tục đến chửi bới, đòi lại căn nhà, tôi thương cảm nên gật đầu đồng ý.
Chúng tôi ở với nhau không hôn thú, cũng không có hợp đồng gì nhưng vẫn gọi nhau là vợ - chồng.
Tôi cũng không nghĩ quá nhiều, chỉ biết chăm chỉ làm lụng, sống tận tâm, chăm sóc cho 2 mẹ con cô ấy.
Tiền kiếm được mỗi tháng, tôi xin cô ấy được trích 40% để gửi vợ cũ nuôi con. Còn lại, tôi đưa cho cô ấy giữ. Tôi không cầm 1 đồng nào.
Năm 2015 con gái cô ấy lấy chồng và sinh đôi 2 đứa con. Tuy nhiên, bọn trẻ chưa được 1 tuổi thì bố mẹ chúng bỏ nhau.
2 đứa trẻ được đưa về cho chúng tôi nuôi. Cô con gái sang Nhật, học và làm theo diện tự túc.
Cuối năm 2018, vợ tôi phát hiện ung thư phổi. Tôi gọi cho con gái của vợ, bảo con về Việt Nam với mẹ và dành thời gian chăm bọn trẻ. Nhưng con bé nói, công việc của cháu bên Nhật đang tốt, nếu về sẽ mất hết cơ hội.
Tôi không biết nói gì thêm. Chỉ biết nỗ lực hết sức để chạy chữa cho vợ và chăm sóc các cháu.
Cũng may, ngoài căn nhà đang ở, vợ tôi còn một căn nhà 4 tầng với 8 phòng cho thuê nên kinh tế không quá eo hẹp.
Dịp Tết 2020, con gái cô ấy mới về thăm mẹ. Trước mặt tôi và con gái, cô ấy dặn con không được đối xử tệ với tôi. Cô ấy còn nói, 2 căn nhà của cô ấy, nếu chia làm 4 phần, thì tôi được nhận 1 phần.
2 sổ tiết kiệm gần 400 triệu, cô ấy cho tôi 100 triệu, còn lại là của 2 cháu nhỏ.
Tôi nói với cô ấy, không nên nhắc chuyện chia tài sản lúc này, vì tôi tin cô ấy sẽ vượt qua bệnh tật. Nhưng rồi cô ấy không qua khỏi.
Khi cô ấy mất, vì tôi không cầm bất cứ đồng tiền nào nên mọi chi phí tang ma, con gái cô ấy đứng ra lo liệu.
Sau đó, tiền phúng điếu, con gái cô ấy cầm và không nói với tôi là được bao nhiêu. Tôi cũng không hỏi vì ngại nhắc chuyện tiền nong.
Hàng ngày, ngoài việc hương khói cho vợ, tôi đi kiếm việc làm thuê, vì từ khi vợ ốm nặng, tôi nghỉ ở nhà chăm vợ và 2 cháu nhỏ.
49 ngày vợ mất, tôi và con gái của vợ đứng ra lo lắng chu đáo.
Tối hôm đó, sau khi hoàn tất mọi việc, con gái của vợ gọi tôi ra nói chuyện.
Con bé đưa cho tôi 1 xấp tiền, khoảng 10 triệu rồi nói tôi ra khỏi nhà. Cháu nói, mẹ của cháu đã mất, căn nhà không cần tôi nữa.
Tôi bị bất ngờ nên chưa nói được câu nào thì cháu đã bảo, tôi đừng hy vọng sẽ được chia chác gì ở căn nhà này. Vì thực tế, chúng tôi ở với nhau không hôn thú. Mẹ con bé cũng không làm di chúc nên lời nói của cô ấy lúc sắp lâm chung không có giá trị.
Cháu cho tôi thời hạn 3 ngày để dọn khỏi nhà.
Tôi bây giờ rất buồn và cũng không biết phải đi đâu. Vì sau khi nhận lời ở lại đây, tôi bị người ở quê đàm tiếu nên không dám về nữa. Bố mẹ tôi cũng đã mất từ lâu.
Tôi phải làm gì lúc này?

Tôi bất an vì anh trai phải lòng cô bạn thân từng làm 'tiểu tam'
Trang là một trong những đồng nghiệp thân thiết của tôi ở công ty. Cô ấy sàn sàn tuổi tôi, tính tình dễ gần, phóng khoáng.
" alt=""/>Người đàn ông bị con riêng của vợ đuổi khỏi nhà lúc nửa đêm