Năm 18 tuổi, Từ Vinh nhận thấy đại học không phải là con đường phù hợp với mình. Nhưng vì thương mẹ, cô vẫn đành “thi cho có” vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Năm đó, Vinh trượt đại học.
“Tôi không thấy có cảm hứng trước những công thức tính toán mà mình không hiểu, cũng không biết chúng sẽ được áp dụng như thế nào. Trong suốt ba năm cấp 3, môn tôi học giỏi nhất, có lẽ là Thể dục”.
Vinh trượt đại học, cả nhà ra sức thuyết phục cô ôn luyện để thi lại. Chiều ý mẹ và các chị, Từ Vinh vẫn tiếp tục ôn thi. Nhưng lần này, cô chuẩn bị cho mình “phương án 2” bằng cách luyện thêm tiếng Anh.
“Đây là điều tôi làm nghiêm túc nhất vì tôi nghĩ rằng tiếng Anh sẽ là công cụ mở ra cho mình nhiều cơ hội”.
Nguyễn Thiện Từ Vinh hiện đang làm việc ở New Zealand
Đến năm thứ 2, Từ Vinh tiếp tục trượt đại học do kết quả không mấy khả quan. Nhưng cô lại trúng tuyển vào một chương trình liên kết giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Victoria Wellington của New Zealand nhờ kết quả thi tốt nghiệp và điểm IELTS. Đây cũng là cơ hội giúp Vinh được theo học chuyển tiếp 2 năm tại New Zealand.
Quả thực, môi trường đại học ở New Zealand khiến cô gái Việt có cảm hứng với việc học hơn rất nhiều.
Nhưng một rào cản khác Từ Vinh gặp phải chính là cú sốc về ngôn ngữ. Với IELTS 6.5, khả năng nói lưu loát và tự tin, nhưng khi qua New Zealand, cô lại không thể trò chuyện và nghe giảng. “Nếu phải thi lại, điều này là quá sức với tôi do học phí tại đây vốn đã cao hơn rất nhiều so với thu nhập của gia đình”.
Không muốn tốn kém và trở thành gánh nặng cho mẹ, vì thế nữ sinh đã xin đi dự thính những môn mình chuẩn bị học để được “nghe trước”. Mỗi môn được học kỹ tới 2 – 3 lần, nhờ vậy kiến thức sẽ càng khắc sâu hơn.
Ngoài ra, để phát triển ngôn ngữ, nữ sinh Việt cũng xin vào câu lạc bộ thuyết trình của trường. Đây cũng là nơi Từ Vinh vẫn tiếp tục tham gia, đến nay được hơn 7 năm dù cô đã sử dụng tiếng Anh thuần thục.
Vinh là người cá tính, ưa trải nghiệm
Vì gia đình chỉ có thể chu cấp học phí, trong khi mức sống tại New Zealand khá cao, Vinh phải đi làm thêm - chủ yếu là làm lao công trong siêu thị - để có chi phí trang trải cuộc sống.
Không coi đó là một trở ngại hay khó khăn, Từ Vinh cho rằng, dù trong hoàn cảnh nào cũng cần phải suy nghĩ lạc quan thì sẽ nhìn ra cơ hội cho mình.
“Vì luôn nhìn đó như một cơ hội nên dù làm lao công, tôi vẫn làm việc rất nghiêm túc. Tôi nói với người quản lý rằng mình học ngành Quản trị Kinh doanh. Nếu như có cơ hội, tôi rất muốn được làm những công việc liên quan đến lĩnh vực này”.
Được tạo cơ hội, Từ Vinh đã áp dụng những kiến thức được học vào việc cải thiện quy trình hoạt động của siêu thị, hệ thống hóa mọi thứ để giảm tối đa thời gian thực hiện công việc. Nhờ đem lại những hiệu quả rõ rệt, cô đã được lên chức quản lý chỉ sau 1 tháng.
Biến thất bại thành công cụ để thành công
Năm 2014, New Zealand chỉ cho phép sinh viên ở lại một năm để tìm việc. Điều này một lần nữa đẩy Vinh vào tình huống đầy áp lực. Gọi điện về Việt Nam, cả nhà khuyên Vinh nên quay trở về vì cho rằng cô không thể tìm được việc tại New Zealand.
Trong suốt 1 năm, cô gái Việt dốc sức gửi hồ sơ tới gần 200 công ty lớn nhỏ. Một số công ty đồng ý cho Vinh phỏng vấn, nhưng cuối cùng vẫn từ chối.
“Có những lúc tôi vô cùng chán nản, nhưng một luồng suy nghĩ khác đã vực tôi dậy, là nếu như mình bỏ cuộc có nghĩa mình đã chấp nhận thất bại”.
Vì thế, thay vì nghĩ đến từ bỏ, Từ Vinh thường dành một ngày để tự suy nghĩ, làm những điều mình thích lấy lại tinh thần, sau đó tiếp tục cố gắng.
Bị từ chối 200 lần, theo Từ Vinh, đây là những bài học vô cùng giá trị. “Tôi luôn tự nhủ, sẽ có lúc nào đó, thất bại lại trở thành công cụ để giúp mình thành công. Mỗi lần phỏng vấn xong và biết mình tiếp tục bị đánh trượt, tôi thường hỏi nhà tuyển dụng lý do và xin lời khuyên để phát triển. Nhờ những điều đó, tôi tự rút ra bài học để lần sau làm tốt hơn.
... Tôi cũng không ngần ngại chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng mình đã từng bị đánh trượt 200 lần. Thay vì bị đánh giá thấp, tôi lại nhận được sự trân trọng, bởi họ thấy được tôi là người biết chấp nhận mình sai và sửa sai, chịu học và chịu đi lên từ thất bại” - Từ Vinh nói.
Cũng trong thời gian này, Từ Vinh nhận thấy mình có thế mạnh về mảng nghiên cứu dữ liệu và quản lý hệ thống. Trong khi đó, lĩnh vực hệ thống số hóa và quản lý dữ liệu đang rất thiếu nhân lực tại New Zealand. Vì vậy, cô gái Việt thường xuyên tham gia các hội nhóm, kết bạn để học hỏi những người có kinh nghiệm, từ đó tham khảo ý kiến, nhờ kết nối, nhận xét về những điều bản thân cần cải thiện.
Bên cạnh đó, tham gia vào các khóa học online ngắn hạn để nâng cao trình độ.
Tháng 9/2016, cơ hội đến với Từ Vinh khi cô nhận được lời mời làm việc từ 3 Bộ của New Zealand cho vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu là Bộ Giáo dục, Bộ Điện lực, Bộ Thương mại, Sáng tạo và Việc làm. Cuối cùng, 9X Việt lựa chọn làm việc tại Bộ Điện lực.
Sau 18 tháng làm việc tại Bộ Điện lực, năm 2018, cô ứng tuyển vào Bộ Thương mại, Sáng tạo và Việc làm với vị trí chuyên viên phát triển kho dữ liệu. Cô gái Việt một lần nữa đã thuyết phục được hội đồng tuyển dụng.
Nhìn lại chặng đường đã qua, Vinh nói, bản thân từng tốt nghiệp với bằng trung bình khá và có điểm số dở tệ. Nhưng điểm số hay bằng cấp, điều đó không quá quan trọng khi bước chân vào thị trường lao động.
“Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, chưa có nhà tuyển dụng nào hỏi tôi về bảng điểm hay bằng cấp. Những câu hỏi của họ đều xoay quanh kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Đó mới là điều nhà tuyển dụng cần tìm kiếm ở một ứng viên.
Có một điều tôi luôn ghi nhớ, thất bại một lần không có nghĩa là thất bại mãi mãi. Cho dù cho bản thân có từng bị đánh trượt 200 lần, nhưng tôi vẫn luôn tin, nếu có sự kiên trì theo đuổi, chắc chắn bản thân vẫn có thể đạt được thành công bằng chính thực lực của mình”, Từ Vinh nói.
Thúy Nga
Giáo dục 'cá nhân hóa', cũng như giúp trẻ xây dựng nhân cách từ lứa tuổi tiểu học là những điều khiến cô giáo trẻ người Việt ở xứ Kiwi cảm thấy hứng thú.
" alt=""/>Cô gái Việt 2 lần trượt đại học, từng phải làm lao công trở thành chuyên viên chính phủ New ZealandNăm nay, TP.HCM có 88.774 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó hệ THPT có 80.775 thí sinh dự thi, hệ GDTX có 7.999 thí sinh.
TP. HCM đã thành lập 155 điểm thi, ngoài ra mỗi quận, huyện sẽ bố trí thêm từ 1-3 điểm thi dự phòng. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên được huy động tham gia coi thi là 12.402 người.
![]() |
Trước đó, Sở GD-ĐT yêu cầu trưởng các điểm thi, hiệu trưởng các trường tăng cường tuyên truyền chủ trương tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ GD-ĐT để tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và học sinh; Quán triệt thí sinh, thầy cô tham gia coi thi, chấm thi nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch và hạn chế đi lại những nơi không cần thiết.
Sở cũng yêu cầu không tổ chức sinh hoạt nội quy thi hay dặn dò tập trung. Việc thông tin cho thí sinh các nội dung liên quan (số báo danh, điểm thi, phòng thi, giờ thi, nội quy thi...) thực hiện qua email, trang web hoặc tin nhắn.
Các trường phối hợp với bưu điện thành phố và hệ thống bưu điện các quận, huyện trong việc gửi phiếu báo danh cho học sinh trước ngày 27/6.
Phụ huynh, học sinh nộp hồ sơ minh chứng đối với trường hợp thí sinh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 không thể dự thi vào các ngày 7-8/7 (sẽ tham dự đợt 2) do ở nơi bị phong tỏa hoặc thuộc nhóm F0, F1, F2 theo phân loại của ngành y tế. Hồ sơ gồm: Đơn xin tham dự thi đợt 2 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và minh chứng (Quyết định, Công văn thực hiện phong tỏa).
Các phương án đảm bảo an toàn cho thí sinh khi vào điểm thi gồm: Đeo khẩu trang toàn bộ thời gian, rửa tay sát khuẩn trước khi vào điểm thi, phòng thi; chú ý đi đúng hàng và đảm bảo giãn cách khi đo thân nhiệt (phân theo số thứ tự phòng thi); di chuyển lên thẳng phòng thi, không tụ tập, trao đổi trước và sau khi thi, ra về ngay khi thi xong.
Thí sinh luôn kiểm tra và đảm bảo sức khỏe, đo thân nhiệt trước khi đi thi, khai báo y tế tại nhà trước các buổi thi và khai báo các trường hợp sốt, họ cho trưởng điểm thi để xử lý phù hợp.
Tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh thực hiện đeo khẩu trang khi đưa đón thí sinh đi thi; ra về ngay sau khi đưa và đón học sinh đi thi; tránh tụ tập đông người trước điểm thi
Sở GD-ĐT yêu cầu các điểm thi thực hiện khử khuẩn trước ngày thi một ngày và sau khi thi. Tổ chức vệ sinh môi trường các hành lang, sân trường, nhà vệ sinh... sau mỗi buổi thi.
Trưởng các điểm thi xây dựng phương án và hướng dẫn thí sinh thực hiện đúng công tác phân cổng đón đưa theo nhóm phòng thi; phân hàng, phân luồng đo thân nhiệt theo nhóm phòng thi (ít nhất có 4 luồng đo thân nhiệt); rửa tay sát khuẩn thường xuyên, cử thành viên hướng dẫn thi sinh lên thẳng phòng thi (không tụ tập xem sơ đồ phòng thi, xem danh sách thí sinh); không cho tụ tập, trao đổi trước và sau khi thi; giám sát sức khỏe của từng cán bộ, nhân viên và thí sinh trước khi vào điểm thi.
Yêu cầu rửa tay sát khuẩn ngay tại cổng các điểm thi, tại cửa phòng thi, phòng Hội đồng... Cán bộ, nhân viên, thí sinh phải đeo khẩu trang trong toàn bộ thời gian ở tại điểm thi. Sắp xếp tối đa 24 thí sinh/phòng, mỗi học sinh ngồi một bản hoặc đảm bảo giãn cách, các phòng thi phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh.
Không tổ chức khai mạc kỳ thi; tổ chức hướng dẫn quy chế thi, kiểm tra thông tin thí sinh tại các phòng thi. Phải hướng dẫn thí sinh vào phòng thi và ra về ngay sau khi thi, không tụ tập trao đổi trước và sau khi thi.
Tổ chức phân luồng, bố trí cho người nhà đưa - đón thí sinh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không tập trung đông người xung quanh điểm thi. Thực hiện khai báo y tế tại nhà trước các buổi thi và khai báo các trường hợp sốt cho trưởng điểm thi để xử lý phù hợp... Bố trí nhân viên y tế trực và 2 phòng thi dự phòng để xử lý các trường hợp có các biểu hiện bệnh..
Tuy nhiên, hiện tại dịch Covid-19 ở TP.HCM đang rất phức tạp. Tính từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ghi nhận 667 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.
Minh Anh
Hôm nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
" alt=""/>Ngày 28/6, TP.HCM sẽ chốt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2021Cơ quan bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Tây Sumatra cho biết, lực lượng cứu hộ đã làm việc xuyên đêm để đưa những người gặp nạn tới nơi an toàn. Hiện tại, việc tìm kiếm 12 người mất tích vẫn đang được khẩn trương tiến hành.
Vào ngày 3/12, giới chức Indonesia đã thông báo về việc núi lửa Marapi bất ngờ phun trào, tạo ra những cột tro bụi cao tới 3km trên bầu trời. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã thiết lập một khu vực phong tỏa quanh ngọn núi, đồng thời phát cảnh báo mức 3 trong hệ thống thang đo gồm 4 bậc.
Núi lửa Marapi cao 2.891m, và là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên đảo Sumatra. Indonesia là quốc gia thường xuyên gặp phải động đất và núi lửa phun trào do nằm trên "vành đai lửa" ở Thái Bình Dương. Có khoảng 130 ngọn núi lửa đang hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này.