Công ty Pháp cho biết 65% những người được hỏi thuộc nhóm người mua sắm trực truyến vừa phải, tức mỗi tuần một lần hoặc vài lần một tháng có lên mạng mua sắm. Biểu đồ hình tròn phía trên không cho biết nhóm người thường xuyên mua sắm online chiếm tỷ lệ bao nhiêu, tuy nhiên có thể phỏng đoán nhóm "nghiện" mua sắm này chiếm từ 20-26%, tức mỗi ngày một lần hoặc hơn một lần một tuần. Nhóm nghiện mua sắm "nặng" hơn - mỗi ngày mua sắm online một lần - có thể chiếm khoảng trên dưới 10%.
![]() |
Người mua sắm online mỗi ngày một lần hoặc hơn một lần mỗi tuần như nói trên được xem là người mua sắm trực tuyến nhiều. Đánh giá của Criteo cho thấy người này cũng là người dùng Facebook nhiều, hầu hết sử dụng vài lần mỗi ngày. Đây là người trưởng thành đã đi làm (30-49 tuổi), có thu nhập từ trung bình đến cao, tức trên 10 triệu đồng/tháng. Người này có thể sở hữu trung bình 5 thiết bị (chính xác là 4,8).
Người "nghiện" này cũng yêu thích mua sắm và xem đó là thú tiêu khiển số 1. Họ hay có thói quan dò tìm trên mạng và mua nhiều sản phẩm đa dạng, và có thể chi tiêu nhiều hơn nữa.
![]() |
Có nhiều điểm ngược với nhóm trên chính là nhóm mua sắm online bằng thiết bị di động. Nhóm này trẻ (18-29 tuổi), thu nhập thấp đến trung bình (5-10 triệu đồng). Nhóm này thường mua quần áo và giày dép trên mạng, và đây là nhóm tiềm năng của thương mại di động (m-commerce) khi 82% đồng ý rằng điện thoại thông minh là bạn đồn hành mua sắm yêu thích, 88% họ đã mua hàng qua ứng dụng cài đặt trên di động. Nhóm này có điểm tương đồng với nhóm trên là cùng sử dụng Facebook nhiều - vài lần mỗi ngày.
![]() |
Trong khảo sát của Criteo, 75% người trả lời cho rằng họ thích mua sắm trên mạng. Trong đó, 15% người lên mạng để tìm kiếm các món mua với giá hời, 30% người mua sắm cho biết không cần các tính năng thừa (hãng khảo sát cho rằng nhóm này đều lớn tuổi), và có khoảng 3% người mua hàng với lý do tiêu khiển.
" alt=""/>Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt NamNiềm đam mê với AOE của cả hai cũng đều bắt đầu được khơi dậy từ những người anh trai, ở Chim Sẻ Đi Nắng (Nguyễn Đức Bình) là người anh Đức Thái, ở Hồng Anh (Đinh Đăng Hiếu) là người anh Đăng Dũng. Đã từng có thời gian, nhiều người hâm mộ gọi Hồng Anh là "Chim Sẻ Đi Nắng ver 2". Thế nhưng Hồng Anh và Chim Sẻ Đi Nắng là những con người có cuộc đời hoàn toàn khác biệt.
![]() |
Cả hai game thủ là niềm tự hào của AOE Việt Nam và cũng là nỗi khiếp sợ của AOE Trung Quốc. |
Thần đồng AOE Việt có một quãng đường thăng tiến sự nghiệp êm ả hơn người bạn cùng tuổi của mình. Tự luyện tập với máy, sau đó tái xuất giang hồ và nhanh chóng bước lên đỉnh cao, sánh ngang cùng với Top 1, nhanh chóng đại diện cho Việt Nam tham dự giải đấu AOE Việt Trung 2011, không có một game thủ nào thành danh nhanh và thành công với tốc độ chóng mặt như Chim Sẻ Đi Nắng. Ngay cả với chuyện học hành, game thủ này cũng là một trong những người hiếm hoi có thể ổn định được, vừa làm tốt công việc game thủ vừa rèn luyện thi đỗ đại học. Việc thi đấu game cũng được mẹ và anh trai của Chim Sẻ Đi Nắng ủng hộ và quan tâm theo dõi.
Còn với Hồng Anh, con đường sự nghiệp của game thủ này gian nan hơn rất nhiều. Cậu và người anh trai từng phải lê la rất nhiều quán net tại Việt Trì để xem, học hỏi và luyện tập bởi không có nhiều tiền bạc. Hồng Anh cũng đã phải va vấp trường đời khá sớm khi nhận một chân coi phòng cho một quán karaoke, nơi mà cái nickname Hồng Anh lần đầu tiên xuất hiện dưới bóng hình của một cô gái mà anh chàng này để ý tới. Không được theo đuổi con đường học hành, với Hồng Anh thì game không đơn giản là một cuộc chơi, mà còn là một cách sống, để bấu víu và tồn tại trong đời. Đây là sự nghiệp mà game thủ này đã chọn, bất chấp sự phản đối của gia đình.
Luôn tôn trọng và xem nhau như bạn bè thân thiết, không chỉ trong quãng thời gian cùng đội GameTV, mà ngay cả bây giờ khi mỗi người một Clan, hai game thủ này vẫn luôn dành cho nhau những lời khen tặng. Chưa một lần, người hâm mộ thấy Chim Sẻ Đi Nắng bực bội với Hồng Anh hay ngược lại, Hồng Anh cáu gắt với Chim Sẻ Đi Nắng. Bởi ngoài việc sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, giữa hai con người này còn có một sợi dây gắn kết mang tên bè bạn.
"Em nghĩ đó là điều khá thú vị, như một sự sắp đặt vậy. Bọn em vừa là đồng đội vừa là đối thủ của nhau khi thi đấu ở hai Clan và cũng là đối thủ đầy duyên nợ", Hồng Anh từng chia sẻ.
Trong ngày sinh nhật chung của cả hai người hôm nay, rất nhiều fan đã gửi tới cặp đôi này những lời chúc mừng và tán dương. Bởi từ lâu, Hồng Anh và Chim Sẻ Đi Nắng đã là nơi gửi gắm niềm hi vọng vào một nền AOE khởi phát của cộng đồng game thủ Việt. Tuy nhiên vẫn như mọi lần, cả hai vẫn rụt rè và không chịu lộ diện trước cộng đồng. Bởi "ngày sinh nhật cứ thấy mình đặc biệt mà em lại không thích thấy mình đặc biệt".
Truyện chưởng Trung Quốc hay có câu "Dù không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm" để thấy rằng tìm được người cùng ngày sinh tháng đẻ với mình mới khó khăn biết bao nhiêu. Nhưng nay cả hai đã cùng tìm thấy "tri kỷ" của mình, để có thể "nguyện đưa nền AOE Việt lên một tầm cao mới".
" alt=""/>Định mệnh của Hồng Anh và Chim Sẻ Đi Nắng: Sinh cùng ngày 1/6Thông tin trên đã được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn công bố tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 2/2017 của Bộ TT&TT diễn ra tại Hà Nội sáng 6/3.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 2/2017. |
Theo người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông, Thông tư số 38 của Bộ TT&TT, vốn quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo dư luận, nhưng cũng vấp phải sự chống đối quyết liệt của những kẻ xấu.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá, các doanh nghiệp cung cấp nội dung xuyên biên giới như Google, YouTube bước đầu đã thể hiện tinh thần hợp tác, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý các vi phạm. Những doanh nghiệp này hiện đã gỡ bỏ tổng cộng 16 clip có nội dung độc hại, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, trong thời gian tới, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông và cả các doanh nghiệp cung cấp server cũng phải vào cuộc để cùng xử lý. Bộ trưởng giao cho Cục PTTH & TTĐT phối hợp với Thanh tra Bộ, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tiếp tục rà soát, kiểm tra và buộc các doanh nghiệp cung cấp nội dung xuyên biên giới phải thực hiện nghiêm Thông tư 38. Các cơ quan này cũng cần phải phối hợp với các Bộ ngành liên quan, như Bộ VHTTDL để xử nghiêm các doanh nghiệp Việt Nam có quảng cáo trên những clip, trang web có sai phạm theo quy định.
Trước đó, ngày 24/2, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Bộ TT&TT về vấn về quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
Theo đó, phúc đáp Công văn ngày 22/2/2017 của Bộ TT&TT về việc kiểm tra, rà soát hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, Bộ VHTTDL có ý kiến như sau.
Về hoạt động và các nội dung đăng tải trên trang thông tin điện tử xuyên biên giới việc quản lý hoạt động kiểm tra nội dung thông tin thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TT&TT thông theo quy định tại khoản 1, điều 14 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điểu của Luật Quảng cáo “Trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” và các văn bản pháp luật về quản lý, cung cấp của dịch vụ Internet thông tin trên mạng hiện hành. Vì vậy, các nội dung nói xấu, bôi nhọ các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại các Clip đăng tải trên trang YouTube như phản ảnh được Bộ TT&TT ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời.
Về hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử xuyên bên giới: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định cuả Chính phủ thì trong trường hợp thông tin điện tử xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam phai thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản về: Tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam được ủy quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo. Ngành nghề kinh doanh chính của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam được ủy quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, YouTube vẫn chưa thực hiện thủ tục thông báo mà đã thể hiện các nội dung quảng cáo. Do vậy, Bộ VHTTDL sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt hành vi không thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định của 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Ngoài ra, về cơ chế phối hợp, Bộ VHTTDL cũng đề nghị Bộ TT&TT để quản lý hiệu quả hoạt động quảng cáo trên các trang thông tin điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, thời gian tới tiến hành rà soát và cung cấp các trang thông tin điện tử xuyên biên giới có văn phòng đại diện tại Việt Nam để Bộ VHTTDL yêu cầu thực hiện thủ tục thông báo theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Đẩy mạnh xử lý sim kích hoạt sẵn, tin nhắn rác
Một nhiệm vụ trọng tâm khác trong thời gian tới là công tác thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối cũng như ngăn chặn triệt để tin nhắn rác. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ tiếp tục chỉ đạo các DN viễn thông vào cuộc quyết liệt hơn nữa.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp, công tác thu hồi sim kích hoạt sẵn và ngăn chặn tin nhắn rác trong 2 tháng đầu năm 2017 đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể, trong tháng 2, VNPT đã hủy hợp đồng với 20 đại lý ủy quyền vì thực hiện không đúng quy định về quản lý SIM, khóa hơn 560 tài khoản thuê bao di động khai báo thông tin không chính xác. Trong số 10.000 thuê bao của VNPT hiện nay thì chỉ có 1 – 1,5 thuê bao gửi tin nhắn rác, giảm 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng thời gian, Viettel đã chặn lọc được 4,7 triệu tin nhắn rác và đã chặn xóa hơn 7.450 thuê bao gửi tin nhắn rác. MobiFone cũng phát hiện và chặn xóa hơn 219.000 thuê bao, 13 triệu tin nhắn rác.
Đánh giá cao các kết quả tích cực trên, ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông ghi nhận lượng tin nhắn rác nói chung trên tất cả các mạng đã giảm đáng kể. Song, ông đề nghị, trong gần 20 triệu SIM thu hồi, các nhà mạng không được kích hoạt lại cho đến khi có giải pháp thích hợp. Cục sẽ phối hợp cùng Thanh tra Bộ, VNCERT kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp về việc xử lý số SIM đã khóa này.
Theo chủ trương của Bộ, Cục Viễn thông cũng yêu cầu các doanh nghiệp chủ động, tiếp tục thu hồi SIM kích hoạt sẵn từ các đại lý. Bộ chủ trương hạn chế khuyến mại để chặn tin nhắn rác, nên đối với phát triển thuê bao mới, các nhà mạng phải có chiết khấu hợp lý, tránh cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời đăng ký giá cước khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước.
Với chủ trương thúc đẩy thuê bao di động trả sau, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã giao cho Cục Viễn thông và các doanh nghiệp đề xuất các giải pháp phát triển loại hình thuê bao này. Lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu Cục Viễn thông phối hợp với Viện Chiến lược TT&TT, VNCERT nghiên cứu xây dựng các phương án chặn lọc tin nhắn rác hiệu quả, tăng chế tài xử phạt các doanh nghiệp viễn thông vi phạm.
Tuấn Anh
" alt=""/>Buộc YouTube, Google gỡ bỏ các clip có nội dung độc hại